Đề thi đề xuất cho học sinh giỏi - Môn thi: Ngữ Văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề xuất cho học sinh giỏi - Môn thi: Ngữ Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: HSG
Môn thi: Ngữ Văn 9 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Trương Công Luật 	; Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Chân Lý
Nội dung đề thi:
Câu 1 (3,0 điểm):
a) Thế nào là một đoạn văn ?
b) Văn bản sau đây gồm mấy đoạn văn? Là những đoạn văn nào? 
Người thầy đạo cao đức trọng
Ông Chu Văn An đời Trần là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. 
Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế mà vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học...
Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường khi có dịp tới thăm thày cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.
Khi ông mất đi, mọi người đều thương tiếc. 
(Trích Tiếng Việt lớp 9 – NXB GD – 2001 – trang 48)
c) Hãy viết một đoạn văn bản (gồm ít nhất 1 mặt giấy thi ) nói quan điểm của em về “danh lợi” trong xã hội xưa và nay.
Câu 2 (3,0 điểm):
Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc. Nguyễn Dữ đã viết thành “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông.
a) Giải thích ý nghĩa nhan đề “ Truyền kỳ mạn lục”
b) Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”, lúc vắng chồng ,Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điêù gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm mất đi tính bi kịch của tác phẩm không? Vì sao?
Câu 3 (4,0 điểm):
Bình luận câu tục ngữ sau: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
---------Hết--------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: HSG
Môn thi: Ngữ Văn 9 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Trương Công Luật 	; Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Chân Lý
Câu 1 (3,0 điểm):
a) – Nêu đúng khái niệm đoạn văn: (0,5 điểm)
Đoạn văn là phần văn bản được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (chấm qua hàng)
b) - Chỉ cần nói được trong văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” có 4 đoạn văn ( 0,25 điểm)
- Chép lại 4 đoạn văn đúng văn bản (0,25 điểm) 
c) Viết được một trang giấy thi theo yêu cầu của đề (2,0 điểm)
-Nêu khái niệm của “danh” và “lợi”
-Hiểu khái niệm đó ở mức mở rộng với những quan điểm đúng đắn và vững vàng về lập trường. “Danh” và “lợi” phải gắn với tư tưởng đạo đức
-Liên hệ với những tấm gương trong xã hội xưa và nay về quan điểm lập trường trong danh và lợi
-Người viết phải bày tỏ thái độ thật đúng đắn rõ ràng về vấn đề này
*/lưu ý:bài viết là một bài nghị luận xã hội ngắn nên người viết phải có lập trường và có ý hiểu đúng và vững vàng trước danh lợi ,phù hợp quan điểm đạo đức ,cụ thể ,tránh giáo điều dẫn đến bài viết khuôn sáo 
Câu 2 (3,0 điểm):
a) Giải thích được “Truyền kỳ mạn lục” là một dạng văn xuôi tự sự ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền.(1điểm)
b) - Việc làm của Vũ Nương thể hiện tình thương với con,tình yêu với chồng,khát vọng xum họp gia đình (1điểm) 
- Sự trở về của Vũ Nương –yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa: (1điểm)
+ Không làm mất tính bi kịch của tác phẩm 
+Vì sự trở về và những lời thoại ....chỉ là ảo ảnh: Nó làm dịu bớt nỗi đau của người bất hạnh, nó chứng tỏ hạnh phúc thực sự của gia đình không còn. Đó là bài 
học cho Trương Sinh vẫn phải dằn vặt đau khổ .
Câu 3 (4,0 điểm):
Chấp nhận những cách trình bày linh hoạt của HS, sao cho đảm bảo các yêu cầu sau:
1- Giới thiệu câu tục ngữ.
2- Giải thích:
+ Nghĩa đen câu tục ngữ:
- Mực là từ chỉ màu đen hoặc vật có màu đen, màu tối. Gần mực dễ bị ảnh hưởng màu đen.
- Đèn là vật phát sáng hoặc vật làm cho sáng lên. Gần đèn được hưởng ánh sáng.
+ Nghĩa bóng câu tục ngữ:
- Mực còn có ý nghĩa tượng trưng cho cái xấu, sự tối tăm, không tốt đẹp. Gần cái xấu dễ bị ảnh hưởng xấu.
- Đèn tượng trưng cho cái tốt đẹp, sáng sủa. Gần cái tốt sẽ được tốt hơn.
3- Bình luận:
+ Cha ông ta đã dựa vào kinh nghiệm thực tế để đưa ra một quan niệm về con người với môi trường xã hội để khuyên răn mọi người hãy biết tránh xa cái xấu, gần gũi với người tốt và môi trường sống lành mạnh để sống tốt hơn. Đây là một quan niệm đúng. Cách dùng hình ảnh độc đáo, dễ nhớ, dễ hiểu, giản dị thiết thực.
+ Dẫn chứng thực tế để khẳng định
4- Mở rộng nâng cao
+ Trong xã hội bình thường vẫn có sự đan xen giữa cái tốt cái xấu, vì vậy chúng ta không thể né tránh cuộc đời, chỉ chọn toàn mặt tốt để gần gũi. Trên thực tế nhiều người sống gần cái xấu vẫn tốt (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn), ngược lại sống gần cái tốt vẫn cứ bị thói xấu...
+ Dẫn chứng minh hoạ để bàn luận
5- Kết luận:
+ Để trở thành người tốt, vai trò tu dưỡng của mỗi cá nhân là rất quan trọng
+ Tiếp thu quan niệm của cha ông, đồng thời luôn ý thức tu dưỡng rèn luyện, để dùng cái tốt cảm hoá cả cái xấu trở thành cái tốt...
Cách chấm điểm câu 3
* Điểm 3,0 đến 4,0: Bảo đảm các yêu cầu trên, sai sót không đáng kể.
* Điểm 2,0 đến dưới 3,0: Tỏ ra hiểu đề, đã hướng vào yêu cầu đề, nhưng lập luận chưa chặt chẽ, dẫn chứng nghèo, còn sai sót nhưng không trầm trọng.
* Điểm dưới 2,0: Tuỳ mức độ, có ý thức đi vào đề, nhưng do hiểu biết và năng lực bình luận còn hạn chế nên bài quá sơ sài, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 0,0: Không làm bài, hoặc có làm nhưng hoàn toàn sai lạc.
Giám khảo lưu ý: Điểm toàn bài là tổng điểm đã chấm từng câu, không làm tròn (1,25 ; 2,75 ; 5,5 ; 7,75 ; 9,0 ...)
-------------hết------------

File đính kèm:

  • docDe thi HSG ngu van 9.doc
Đề thi liên quan