Đề thi đề xuất cho học sinh giỏi - Môn thi: Sinh học 9

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề xuất cho học sinh giỏi - Môn thi: Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: HSG
Môn thi: Sinh học 9 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Trần Văn Thịnh	; Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Chân Lý
Nội dung đề thi: 
I. Câu hỏi lý thuyết:
Câu 1: (0,75 điểm): 
Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường. Hãy giải thích vai trò của các nhân tố nước, phân, cần, giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Để có năng suất cao cần chú ý tới nhân tố nào? tại sao?
Câu 2: (0,5 điểm) : So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với ARN?
Câu 3: (0,5 điểm): Nói bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới. Quan niệm như vậy có hoàn toàn đúng không? cho ví dụ chứng minh?
Câu 4: (0,75 điểm): 
Ở một loài thực vật tính trạng thân cao, hạt tròn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt dài. Không dùng phép lai phân tích làm thế nào để xác định được kiểu gen của cây dị hợp tử về hai cặp tính trạng nói trên. Viết kiểu gen của cây dị hợp tử đó.
Câu 5: (1,0 điểm)
a) Thể dị bội là gì? Phân biệt các thể di bội có số lượng NST của bộ NST là: 2n+1; 2n-1?
b) Cơ chế hình thành thể dị bội 2n+1?
Câu 6: (1,0 điểm)
a) Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ?
b) Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ?
Câu 7: (0,75 điểm)
Cho 2 loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen (chỉ xét trong trường hợp không có đột biến và hoán vị gen)
a) Nêu đặc điểm chung và riêng về kiểu gen của hai loài đó.
b) Làm thế nào để nhận biết được hai kiểu gen nói trên?
Câu 8: (1,5 điểm)
Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
II. Bài tập:
Bài 1: (0,75 ®iÓm)
Ở 1 loài sinh vật, có 6 hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 9600 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 9300NST đơn cho quá trình nguyên phân trên.
1. Xác định số lượng NST của 6 hợp tử khi chúng đang ở kỳ sau.
2. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
3. Xác định tổng số tế bào xuất hiện trong cả quá trình nguyên phân của cả 6 hợp tử.
Bài 2: (1,0 ®iÓm)
Một đoạn phân tử ADN có 2 gen:
- Trên một mạch của gen I có A= 15%, T= 25%, gen đó có 3900 liên kết hyđrô.
- Gen thứ II dài 2550 A0 và có tỷ lệ từng loại nu clêôtít trên mạch đơn thứ 2: A = T : 2 = G : 3 =X : 4
Xác định: 
1. Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtít của mỗi gen?
2. Số liên kết hyđrô và số liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN nói trên?
Bµi 3: (1,5 điểm)
	Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:
- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài
- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
	Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.
	Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: HSG
Môn thi: Sinh học 9 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Trần Văn Thịnh	; Chức vụ: Giáo viên
I. Câu hỏi lý thuyết:
Điểm
Câu 1 (0,75 đ)
- Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường xác định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định. 
- Các nhân tố nước, phân, cần là nói đến các nhân tố của môi trường ( điều kiện và kỹ thuật sản xuất). Giống là nói đến kiểu gen, còn năng suất là nói đến kiểu hình vì vậy giống sẽ quy định giới hạn của năng suất. Nước phân, cần sẽ quy định năng suất cụ thể nằm trong giới hạn do giống quy định. 
- Để có năng suất cao ta cần chú ý tới giống vì giống sẽ tạo ra giới hạn năng suất cao hay thấp còn nước, phân, cần không thể đưa năng suất vượt qua giới hạn do giống quy định. 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 2: (0.5 đ) 
	 So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với ARN:
* Giống nhau: 
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Đều dùng mạch ADN làm mạch khuôn để tổng hợp.
- Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric.
* Khác nhau: 
Tổng hợp ADN
Tổng hợp ARN
- Cả hai mạch đơn của ADN dùng làm khuôn tổng hợp hai phân tử ADN mới.
- Nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn liên kết với T môi trường.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch ADN mẹ còn mạch mới được tổng hợp.
- Chỉ một mạch trong hai mạch của ADN (một đoạn ADN) làm khuôn tổng hợp ARN.
- A mạch khuôn liên kết với U môi trường.
- Không có nguyên tắc bán bảo toàn. Mạch ARN được tổng hợp mới hoàn toàn.
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3 (0,5 đ):
Quan niệm như vậy không hoàn toàn đúng vì bệnh có cả ở nam lẫn nữ. 
- Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định không có gen tương ứng trên NST Y vì vậy người bị bệnh khi có kiểu gen là XaY( nam), XaXa ( nữ) 
- Học sinh viết được sơ đồ lai làm xuất hiện bệnh ở nam và nữ. 
0,25 đ
0,25 đ
Câu 4 (0,75 đ):
Để xác định kiểu gen của cơ thể dị hợp người ta cho cơ thể đó tự thụ phấn 
+ Quy ước: A quy định thân cao, a thân thấp; B hạt tròn, b hạt dài. 
+ Nếu Thế hệ lai cho tỷ lệ kiểu hình: 9 : 3 : 3 : 1 thì các gen phân ly độc lập và chơ thể có kiểu gen là: AaBb 
+ Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ 3 : 1 thì các cặp gen di truyền liên kết và có kiểu gen là AB/ab, 
+ Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ 1 : 2 : 1 các cặp gen di truyền liên kết và có kiểu gen là Ab/aB. 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 5
(1,0 đ)
Thể di bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
2n+1: Có 1 cặp NST nào đó 3 chiếc thể 3 nhiễm( thể 3)
2n-1: Có 1 cặp NST nào đó 1 chiếc thể 1 nhiễm (thể 1)
2n-2: Thiếu (mất) 1 cặp NST nào đó thể 0 nhiễm (thể 0)
- Cơ chế hình thành thể dị bội 2n+1
+ Giảm phân: ở cơ thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST nào đó không phân li 2 loại giao tử di bội: 1 loại giao tử mang cả 2 NST ở 1 cặp nào đó dạng (n+1); 1 loại giao tử thiếu 1 NST ở 1 cặp nào đó dạng (n-1 ) 
+ Thụ tinh: Nếu giao tử n+ 1 kết hợp với giao tử bình thường nHợp tử 2n+1 : Có 1 cặp NST nào đó 3 chiếc thể 3 
	- Sơ đồ:	P: 2n x 2n	
	 GF1: n n +1	
	F1: 2n + 1	
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 6: (1.0 đ)
b. Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cân huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống.
- Ví dụ: ......
a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống:
- Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu, xuất hiện quái thai ...
- Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó có gen lặn (thường có hại ) được biểu hiện. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần.
0,5 ®
0,25 ®
0,25 ®
Câu 7
(0,75 đ)
a. Đặc điểm chung
- Đều là 2 cặp gen dị hợp, đều là cơ thể lưỡng bội, có ưu thế lai cao, tính di truyền không ổn định,
- Có tính phổ biến trong tự nhiên, có khả năng tạo nhiều loại biến dị qua con đường sinh sản
0,25 đ
* Đặc điểm riêng
Kiểu gen AaBb
Kiểu gen 
- 2 cÆp gen dÞ hîp tån t¹i trªn 2 cÆp NST kh¸c nhau, ph©n ly ®éc lËp, tæ hîp tù do
- 2 cÆp gen cïng tån t¹i trªn 1 NST trong nhãm gen liªn kÕt, ph©n ly phô thuéc vµo nhau
- T¹o nªn 4 lo¹i giao tö cã tØ lÖ 1AB : 1Ab : 1aB :1 ab
- XuÊt hiÖn nhiÒu biÕn dÞ tæ hîp. 
- T¹o nªn 2 lo¹i giao tö cã tØ lÖ 1AB :1 ab
- H¹n chÕ xuÊt hiÖn biÕn dÞ tæ hîp.
0,25 ®
0,25 ®
Câu 8
(1,5 đ)
- NST kép : gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động. có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước. 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
 Sự khác nhau:
NST kép
Cặp NST tương đồng
- Chỉ là 1 NST gồm 2 Crômatit dính nhau ở tâm động
- Gồm 2 NST đồng dạng
- Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ
- Có 2 nguồn gốc : 1 từ bố . 1 từ mẹ
- 2 Crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất.
- 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
II. Bài tập.
Bài 1
(0,75 đ)
1. Xác định số lượng NST:
 Theo bài ra ta có: 6.2n.2k = 9600.
 6.2n.(2k - 1) = 9300. 
 Giải ra ta có: 2n = 50.
Số lượng NST của 6 hợp tử trong kì sau: 6 x 50 x2 = 600NST
0,25 ®
2. Số đợt NP: 6 x 50 x 2k = 9600 2k = 32 k = 5. 
Vậy số đợt NP là 5 đợt.
0,25 đ
3. Tổng số TB = (2 + 4 + 8 + 16 + 32).6 = 372 TB.
0,25 đ
Bài 2
(1,0 đ)
1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nu. Của mỗi gen:
a Gen I:
A = T = (15% + 25%) : 2 = 20 % ; G = X = 50% - 20% = 30%.
Gọi N là số lượng nu. Của gen số liên kết H:
2A + 3G = 3900 (2 x 20%) N + (3x30%)N = 3900 N = 3000.
Số lượng từng loại nu. của gen I:
A =T = 3000 x 20% = 600 nu ; G =X = 3000 x 30% = 900 nu.
0,25 ®
b Gen thứ II: Số nu. trên mỗi mạch của gen: 2550A0 : 3,4 A0 = 750 nu.
Mạch thứ 2 của gen có: A2 = T2/2 = G2/ 3 = X2/4 
 T2 = 2A2; G2 = 3A2; ; X2 = 4A2. A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2. = 75
 A2 = 75 T2 = 75 x 2 = 150 .
Số lượng nu. của cả gen thứ II : 750 x 2 = 1500 nu.
Số lượng và tỉ lệ từng loại nu. của gen II:
A = T = 75 + 150 = 225 nu. = (225 : 1500) x 100% = 15%.
G = X = 50% - 15% = 35% x 1500 = 525 nu.
0,25 ®
0,25 ®
2 Số liên kết H và liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN:
Số liên kết H của gen II: 2 x 225 + 3 x 525 = 2025 .
Số liên kết H của đoạn ADN : 3900 + 2025 = 5925.
- Tổng số nu. của đoạn ADN : 3000 + 1500 = 4500. 
- Số liên kết hoá trị của đoạn ADN : 2 x 4500 – 2 = 8998.
0,25 ®
Bµi 3
(1,5 đ)
 Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của định luật phân ly độc lập.
* Xét phép lai 1:
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 6,25% thấp, dài, chiếm tỉ lệ 1/16 ® thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp bằng 4x4 ® Mỗi bên cho 4 loại giao tử ® F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen ® thế lệ lai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16. 
 Mà đề bài cho biết thấp, dài bằng 1/16 ® Thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn.
Qui ước: 
A- Cao B- Tròn
a – Thấp b – Dài
® kiểu gen của F1 và cá thể 1: AaBb (Cao, tròn)
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb
* Xét phép lai 2:
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 12,5% thấp, dài chiếm tỉ lệ 1/8 ® F2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4x2. Vì F1 cho 4 loại giao tử ® cá thể hai cho 2 loại giao tử ® Cá thể 2 phải dị hợp tử một cặp gen.
 F2 xuất hiện thấp dài aabb ® F1 và cá thể 2 đều cho được giao tử ab.
 Vậy kiểu gen của cá thể hai là: Aabb hoặc aaBb.
- Sơ đồ lai:
 AaBb x Aabb
 AaBb x aaBb
* Xét phép lai 3:
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài ® F2 thu được 4 kiểu tổ hợp = 4x1. Vì F1 cho 4 loại giao tử ® cá thể thứ 3 cho 1 loại giao tử ® đồng hợp tử về cả hai cặp gen.
 F2 xuất hiện thấp dài aabb ® F1 và cá thể 3 đều cho được giao tử ab.
 Vậy kiểu gen của cá thể thứ 3 là: aabb
- Sơ đồ lai: AaBb x aabb
0,5đ
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

File đính kèm:

  • docDe thi HSG mon sinh 9.doc