Đề thi đề xuất chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Môn: Sinh Học

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề xuất chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Môn: Sinh học.
Thời gian: 150 phút.
Câu 1 (3 điểm)
	Nêu đặc điểm cơ bản của các nhóm thực vật theo trật tự tiến hóa. Tại sao nói không có cây xanh thì không có sự sống trên Trái đất?
Câu 2 (3 điểm)
	Biện pháp đấu tranh sinh học là gì? Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học mà em đã đuợc học. Cho biết ưu và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học so với biện pháp hóa học trong bảo vệ nông nghiệp.
Câu 3 (3 điểm)
	Nêu đặc điểm cấu tạo của tim và hệ mạch phù hợp với chức năng mà chúng đảm trách.
Câu 4 (3 điểm)
-Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
-Hoocmôn là gì? Cho ví dụ chứng minh các đặc tính và vai trò của hoocmôn trong cơ thể sinh vật.
Câu 5 (2 điểm)
-Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? 
-Đồng hóa và dị hóa quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 6 (3 điểm)
Trong ống tiêu hóa, về mặt hóa học thức ăn được biến đổi như thế nào? Quá trình biến đổi thức ăn ở cơ quan nào có vai trò quan trong nhất trong tiêu hóa? Vì sao?
Câu 7 (3 điểm) 
Một đoạn gen có hiệu phần trăm giữa Nuclêôtit loại Ađenin và Nuclêôtit không bổ sung với nó bằng 20%. Khi đoạn gen trên nhân đôi 2 lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào phải cung cấp 1350 Nu loại G.
Tính số Nu từng loại của đoạn gen trên.
Đoạn gen trên có bao nhiêu Nu?
Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu Nuclêôtit cho toàn bộ quá trình nhân đôi của gen?
Hết.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn: Sinh học
Câu 1(3 điểm)
Nội dung
Điểm
Đặc điểm của các nhóm thực vật
A.Thực vật bậc thấp:
1.Các ngành Tảo
-Chưa có rễ, thân, lá.
-Sống chủ yếu ở nước.
B.Thực vật bậc cao
2.Ngành Rêu:
-Rễ giả, lá nhỏ hẹp, sinh sản bằng bào tử.
-Sống nơi ẩm ướt.
3.Ngành Dương Xỉ
-Rễ, thân, lá thật sự, sinh sản bằng bào tử.
-Sống ở nhiều nơi khác nhau.
4.Ngành Hạt Trần
-Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
-Sống trên cạn.
5.Ngành hạt kín:
-Cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
-Môi trường sống đa dạng.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Không có cây xanh thì không có sự sống trên Trái đất vì:
-Cây xanh là nguồn cung cấp thức ăn cho động vật và con người.
-Cây xanh góp phần làm cân bằng nồng độ khí Ôxi và Cácbonic trong không khí.
0,5 điểm
 Những ngành xếp không đúng trật tự tiến hóa trừ nửa số điểm.
Câu 2 (3 điểm)
Nội dung
Điểm
a.Biện pháp đấu tranh sinh học:
Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt các loài sinh vật gây hại.
0,5 điểm
b.Các biện pháp đấu tranh sinh học.
-Sử dụng thiên địch tiêu diệt sâu bọ gây hại.
-Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hoặc trứng của sinh vật gây hại.
-Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiểm cho sinh vật gây hại.
-Gây vô sinh diệt sinh vật gây hại.
1 điểm
c.Ưu, nhược điểm của biện pháp đáu tranh sinh học so với phương pháp hóa học.
*Ưu điểm:
-Hiệu quả cao, chỉ tiêu diệt sinh vật gây hại.
-Không gây ô nhiểm môi trường.
*Nhược điểm:
-Một loài thiên địch vừa có thể có lợi vừa có thể gây hại.
-Sự tiêu diệt một loài sinh vật này lại tạo điều kiện cho một loài sinh vật khác phát triển.
-Thiên địch không tiêu diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ làm hạn chế sự phát triển của sinh vật gây hại.
-Thiên địch nhập nội phát triển kém do không thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương.
0,5 điểm
1 điểm
Câu 3 (3 điểm)
Nội dung
Điểm
Cấu tạo
Chức năng
a.Tim
-Thành tâm nhỉ mỏng hơn thành tâm thất, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.
-Giữa các ngăn tim và giữa tim với động mạch có các van tim.
-Thu nhận và đẩy máu tới các cơ quan trong cơ thể.
-Đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo một chiều.
0,5 điểm
0,5 điểm
b.Động mạch
-Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày.
-Đường kính lòng mạch nhỏ hơn tỉnh mạch.
Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.
0,5 điểm
c.Tỉnh mạch
-Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn động mạch.
-Đường kính lòng mạch lớn.
-Có van một chiều mở về phía tim ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.
Dẫn máu từ các cơ quan về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
0,75 điểm
c.Mao mạch
-Nhỏ và phân nhánh nhiều.
-Thành mỏng, chỉ gồm một lớp tế bào biểu bì.
Phân bố tới từng tế bào của các mô, thực hiện trao đổi chất với các tế bào.
0,75 điểm
Câu 4 (3 điểm)
Nội dung
Điểm
a.Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
-Tuyến nội tiết là tuyến không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu.
-Tuyến ngoại tiết là tuyến có ống dẫn chất tiết theo ống dẫn đổ ra ngoài.
1 điểm
b.Hoocmôn: 
Hoocmôn là sản phẩm của tuyến nội tiết.
0,25 điểm
c.Tính chất và vai trò của Hoocmôn.
*Tính chất
-Tính đặc hiệu: mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một quá trình sinh lý, một hoặc một số cơ quan xác định.
Vd: Insulin chỉ có tác dụng biến đổi glucô thành glycôgen.
-Hoạt tính cao: tác dụng với một lượng nhỏ.
Vd: Chỉ cần vài phần nghìn ml gam Adrênalin đã làm tăng nhịp tim.
-Không có tác dụng đặc trưng cho loài.
Vd: Insulin chiết từ tụy bò cũng có tác dụng chữa bệnh cho người.
*Tác dụng:
-Tác dụng kích thích, điều khiển:
Vd: Hoocmôn của tuyến yên có tác dụng điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết khác.
-Tác dụng phối hợp:
Vd: Glucagôn và adrênalin đều có tác dụng biến glycôgen trong gan thành glucô.
-Tác dụng đối lập:
Vd: Insulin biến glucô thành glycôgen; glucagôn biến glycôgen thành glucô.
-Tác động điều hòa:
Vd: Tuyến yên tiết hoocmôn kích thích tuyến tụy tiết insulin nhưng khi nồng độ insulin trong máu tăng cao thì nó tác động ngược trở lại kìm hảm tuyến yên tiết hoocmôn này.
0,75 điểm
1 điểm
Học sinh có thể cho ví dụ khác để chứng minh.
Câu 5: (2 điểm)
Nội dung
Điểm
a.Đồng hóa-Dị hóa
-Đồng hóa là quá trình tổng hợp những chất đơn giản do máu mang đến tế bào thành những chất hữu cơ phức tạp, đặc trưng cho tế bào đồng thời tích lũy năng lượng.
-Dị hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.
1 điểm
b.Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:
-Đồng hóa và dị hóa là hai mặt đối lập của một quá trình: đồng hóa tích lủy năng lượng; dị hóa giải phóng năng lượng.
-Đồng hóa và dị hóa gắn bó chặt chẻ với nhau và tiến hành song song nhau: nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa; nếu không có dị hóa thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hóa.
1 điểm
Câu 6 (3 điểm)
Nội dung
Điểm
Sự biến đổi thức ăn về mặt hóa học trong cơ quan tiêu hóa:
1.Trong khoang miệng: 
Một phần tinh bột bị enzim amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường mantôzơ (đường đôi)
2.Trong dạ dày:
Protêin chuỗi dài bị enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành những đoạn ngắn.
3.Ở ruột non:
-Tinh bột và đường đôi được enzim biến đổi thành đường đơn (glucô).
-Prôtêin được enzim biến đổi thành peptit và sau đó thành axit amin.
-Lipit được dịch mật nhủ tương hóa sau đó được enzim biến đổi thành glixêrin và axit béo.
0,5 điểm
0,5 điểm
1,5 điểm
Sự biến đổi thức ăn ở ruột non là quan trọng nhất vì ở đây thức ăn đã được biến đổi hoàn toàn thành những chất dinh dưỡng đơn giản, có thể hấp thu.
0,5 điểm
Câu 7 (3 điểm)
Nội dung
Điểm
a. Số Nuclêôtit từng loại của đoạn ADN.
Theo NTBS ta có: %A + % G = 50% (1)
Theo đề bài: %A - % G = 20% (2)
Từ (1) và (2) ta được %A = 35%; %G = 15%
Gọi k là số lần nguyên phân của gen ta có:
G(2k – 1) = 1350
G = 450 Nu
Số Nu của A = = 1050 Nu
Vậy A = T = 1050 Nu
 G = X = 450 Nu
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
b.Tổng số Nuclêôtit của gen
 N = 2 A + 3G
 = 2 x 1050 + 2 x 450 = 3000 Nu
0,5 điểm
c. Số Nu mà môi trường nội bào phải cung cấp cho tòan bộ quá trình nhân đôi của gen.
 Ta có Nu tự do = N(2k – 1) = 3000 x 3 = 9000 Nu
0,5 điểm
Học sinh có cách trình bày khác nhưng nội dung đúng vẫn cho trọn số điểm của ý, câu.
Hết.

File đính kèm:

  • docDe thi de xuat sinh.doc
Đề thi liên quan