Đề thi đề xuất - Môn thi: Ngữ văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề xuất - Môn thi: Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: Vào THPT Chuyờn
Mụn thi: Ngữ Văn 9 	; Thời gian làm bài: 150 phỳt
Họ và tờn: Trương Cụng Luật 	; Chức vụ: Giỏo viờn
Đơn vị: Trường THCS Chõn Lý
Nội dung đề thi:
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Kể tên các phương châm hội thoại đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9.
b) Mỗi phương châm hội thoại lấy ví dụ bằng một câu thành ngữ hoặc tục ngữ có liên quan .
Câu 2 (3,0 điểm):
Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du); chọn ra trong đoạn trích này một câu thơ có ý nghĩa khái quát tâm trạng của Thúy Kiều lúc đó . Phân tích câu thơ đó bằng một đoạn văn từ 5 đến 7 câu có nêu những biểu hiện đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích.
Câu 3 (5,0 điểm):
Viết một bài văn (không quá 4 trang giấy thi ). Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân ) từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây ... đến khi tin về làng chợ Dỗu theo Tây được cải chính. 
----------------hết-------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: Vào THPT Chuyờn
Mụn thi: Ngữ Văn 9 	; Thời gian làm bài: 150 phỳt
Họ và tờn: Trương Cụng Luật 	; Chức vụ: Giỏo viờn
Đơn vị: Trường THCS Chõn Lý
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Nêu được 5 phương châm hội thoại (1điểm)
+/Phương châm cách thức
+/Phương châm về chất 
+/Phương châm về lượng 
+/Phương châm quan hệ
+/Phương châm lịch sự
b) Lấy mỗi phương châm hội thoại 1 ví dụ (1điểm)
*/lưu ý : Ví dụ phải là thành ngữ hoặc tục ngữ 
Câu 2 (3,0 điểm ):
1- Nêu được ý chính về hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng Thuý kiều trong trích đoạn, diễn đạt suôn sẻ. (0,5 điểm) Tập trung vào ý chính:
+ Sau hàng loạt những bi kịch đau xót: Gia đình bị hoạ oan khuất, Kiều bán mình chuộc cha, trao duyên cho Thuý Vân, những tưởng đổi lấy cuộc sống yên phận, ai ngờ Mã Giám Sinh giả danh cưới làm thiếp để đem Kiều về lầu xanh của Tú Bà. Bị Mã Giám Sinh lừa gạt và làm nhục, bị Tú Bà đánh đập tàn nhẫn, Kiều định tự tử, nhưng không xong. Sợ Kiều tự tử, mất món hàng vừa bỏ vốn mua về, Tú Bà đã cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, chờ dịp dở “mưu ma chước quỷ”, buộc nàng phải làm gái lầu xanh.
+ Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, sống như một cô gái cấm cung, đau đớn lo sợ về một tương lai mù mịt, vốn là tâm hồn nhạy cảm, nàng đã sống lại với quá khứ và suy tư về thực tại phũ phàng đang phải trải qua.
+ Thi hào Nguyễn Du đã đặt Kiều sống trong cảnh ngộ ấy, để cho nàng tự bộc lộ tâm trạng. Đoạn trích là một trong những “trang tuyệt bút” Nguyễn Du việc miêu tả tâm trạng của Kiều. Theo mỗi dòng thơ, tâm trạng Thuý Kiều hiện dần lên theo cảnh vật. Đó là tâm trạng cô đơn, trơ trọi, buồn tủi, đau đớn, vô vọng, hoảng sợ, giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông đến rợn ngợp...
2- Chọn đúng câu thơ: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” (0,5 điểm)
3- Phân tích được câu thơ diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều (1,0điểm)
4- Nêu được những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích (1,0 điểm)
(HS có thể nêu theo một trình tự linh hoạt, miễn sao nêu đúng những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích).
- Bao trùm cả đoạn trích là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng nét bút tài hoa, cảnh vật dâng đầy tâm trạng, ngoại cảnh được nội tâm hoá theo ánh nhìn và suy tư của nhân vật trữ tình. Mỗi hình ảnh cảnh vật thiên nhiên gắn với một nét suy tư và chiều sâu tâm trạng của Kiều.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ một cách sáng tạo đặc biệt là giai điệu “buồn trông...buồn trông...” kết hợp với nhịp điệu của thơ lục bát, các điệp từ, điệp ngữ đã làm tăng diễn biến và tính chất của tâm trạng nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ độc thoại. Đoạn trích trở thành đoạn độc thoại nội tâm, phù hợp với việc khắc hoạ tâm hồn tình cảm của Kiều lúc này.
- Nghệ thuật sáng tạo từ ngữ, đặc biệt là cách dùng từ Hán Việt (quạt nồng ấp lạnh, tin sương, sân lai, gốc tử...) kết hợp với từ thuần Việt (ầm ầm tiếng sóng, bát ngát xa trông...) những từ so sánh, ẩn dụ được sử dụng phù hợp làm tăng thêm sự diễn tả tinh tế, hàm xúc, gợi cảm...
Câu 3 (5,0 điểm ):
Yêu cầu :
a) Về hình thức :có đủ 3 phần theo bố cục 
 -Mở bài
 -Thân bài
 - Kết bài
 */Phần thân bài phải biết tách đoạn ,trình bày đoạn văn 
 b) Về nội dung:
 A/Mở bài :(0,5điểm)
 Nêu khái quát diễn biến tâm trạng của ông Hai ở hai trạng thái :Khi nghe tin 
làng Chợ Dầu theo giặc ông đã đã sợ hãi và buồn khổ.Nhưng khi tin làng Chợ Dầu được cải chính ông vui sướng vô hạn.
 B/Thân bài: bài viết đảm bảo các ý sau (4.0 điểm)
 _ Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc 
 +/ Ông “ngạc nhiên” 
 +/ Ông “xấu hổ” 
 +/Ông “buồn khổ”
 +/ Ông “sợ hãi”
 _Lời bà chủ nhà đã được ông dự đoán nhưng vẫn làm ông tuyệt vọng
 +/ Ông xót xa
 +/ Ông tủi nhục 
 +/ Ông nghĩ đến việc bị tuyệt đường sinh sống 
 +/ Ông nghĩ đến người làng Chợ Dầu ở khắp nơi,nghĩ đến chính sách của cụ Hồ
 _Nhưng ông vẫn định về làng vì 
 +/ làng Chợ Dầu vẫn là chỗ dựa cho ông
 +/ làng Chợ Dầu vẫn trong ký ức của ông 
 _Nhưng rồi ông đấu tranh tư tưởng và tự nhủ “làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù”
 _ Thế nhưng ông vẫn gửi gắm lòng mình qua việc tìm cớ trò chuyện với con 
 _ Ông vui sướng vô hạn khi tin về làng Chợ Dầu được cải chính .
 _ Tình yêu làng của ông Hai lại chọn vẹn ,có phần sâu sắc hơn trước.
 C/Kết bài: khái quát lại được toàn bộ diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai (0,5điểm)
 *Mức độ cho điểm :
+ Điểm 5,0 : Tuỳ mức độ, hiểu được bài thơ, biết cách phân tích một bài thơ, đáp ứng được các yêu cầu trên, làm chủ bài viết, viết văn mạch lạc có cảm xúc, bộc lộ năng lực cảm thụ – phân tích văn học, bài văn tương đối hoàn chỉnh, lỗi không đáng kể.
+ Điểm 3,5 đến dưới 5,0: Tuỳ mức độ, hiểu được bài thơ, biết cách phân tích một bài thơ; tuy chưa đáp ứng thật đầy đủ các yêu cầu trên, nhưng tỏ ra có năng lực cảm thụ phân tích văn học, văn viết mạch lạc, lỗi không đáng kể.
+ Điểm 2,0 đến dưới 3,5: Tuỳ mức độ, nắm được bài thơ, đã tập trung phân tích bài thơ, nhưng khả năng phân tích – so sánh liên tưởng còn hạn chế, văn diễn đạt được, lỗi không đáng kể.
+ Điểm 1,0 đến dưới 2,0: Tuỳ mức độ, chủ yếu thuật dựng hình ảnh thơ, diễn đạt còn vụng về, còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả, nhưng không trầm trọng.
+ Điểm dưới 1,0: Nói chung là chưa nắm được bài thơ, đề cập đến bài thơ một cách chung chung, không bám vào văn bản để phân tích, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
+ Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc có viết nhưng sai lạc hoàn toàn yêu cầu đề.
Giám khảo lưu ý:
- Điểm hình thức bài làm gắn với điểm nội dung từng phần của đề bài. Để chọn HS chuyên văn, những học sinh viết quá cẩu thả, có ý nhưng trình bày lộn xộn chứng tỏ không có năng lực tư duy hình tượng và tư tuy lôgic, lỗi diễn đạt phổ biến, thì không cho điểm vượt quá mức trung bình điểm toàn bài.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của 3 câu, giữ nguyên điểm lẻ đến 0,25 điểm.
---------------hết---------------

File đính kèm:

  • docDe thi vao THPTchuyen Ngu van.doc
Đề thi liên quan