Đề thi đề xuất - Môn thi: Sinh học 9

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề xuất - Môn thi: Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: Vào THPT chuyên
Môn thi: Sinh học 9 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Trần Văn Thịnh	; Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Chân Lý
Nội dung đề thi: 
I. Câu hỏi lý thuyết.
Câu 1. (1.75 điểm)
a) Em hãy phân tích mối quan hệ cộng sinh giữa nấm với tảo đơn bào tạo thành địa y?
b) - Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? 
- Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? 
c) HÖ sinh th¸i lµ g×? Nªu c¸c thµnh phÇn cña mét hÖ sinh th¸i vµ mèi quan hÖ gi÷a c¸c d¹ng sinh vËt trong hÖ sinh th¸i.
Câu 2. (1.0 điểm) 
Quan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang phân chia bình thường có 23 NST kép. Cặp nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu XX và XY. 
a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài đó. Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu?
b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào? Giải thích.
Câu 3. (1.0 điểm):
a) Bằng mắt thường có thể phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội không? Việc phân biệt này có thật chính xác không? Vì sao? Có biện pháp nào giúp chúng ta nhận biết chính xác?
b) Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
Câu 4. (0.5 điểm)
Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 5. (1.0 điểm)
a) Biến dị tổ hợp là gì? Khi lai P: Aabb x aaBb cho thế hệ con là biến dị tổ hợp có kiểu gen như thế nào?
b) Tại sao các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú và đa dạng hơn những loài sinh sản vô tính?
II. BÀI TẬP.
Bài 1. (1.5 điểm):
Sau đây là kết quả một số phép lai ở ruồi giấm: 
1. Trường hợp1: a) P ♀ mắt nâu x ♂ mắt đỏ thẫm → F1: 100% mắt đỏ thẫm.
 	 b) P ♀ mắt đỏ thẫm x ♂ mắt nâu → F1: 100% mắt đỏ thẫm.
 Xác định kiểu gen của P ở 2 cặp lai trên.
2. Trường hợp 2: c) P ♀ mắt đỏ thẫm x ♂ mắt đỏ tươi → F1: 100% mắt đỏ thẫm. 
 	 d) P ♀ mắt đỏ tươi x ♂ mắt đỏ thẫm → F1: mắt đỏ thẫm : mắt đỏ tươi.
Xác định kiểu gen của P ở 2 cặp lai trên. 
Bài 2. (2.25 điểm)
Ba hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số đợt không bằng nhau đã tạo ra 112 tế bào con. Trong quá trình nguyên phân môi trường nội bào đã cung cấp cho hợp tử I nguyên liệu tạo ra tương đương với 2394 NST đơn; số nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là 1140; tổng số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III là 608.
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
c) Tốc độ nguyên phân của hợp tử I nhanh dần đều, của hợp tử II giảm dần đều, của hợp tử III không đổi. Thời gian của lần nguyên phân đầu tiên ở mỗi hợp tử đều là 8 phút và chênh lệch thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp ở hợp tử I và hợp tử II đều bằng 1/10 thời gian của lần nguyên phân đầu tiên. Xác định thời gian nguyên phân của mỗi hợp tử.
Bài 3. (1.0 điểm)
Trong một phân tử AND, số liên kết hyđrô giữa 2 mạch đơn là 531.104 và số liên kết hyđrô trong các cặp A- T bằng số chu kì xoắn của nó trong phân tử.
a) Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử AND trên.
b) Tính khối lượng và chiều dài của AND trên (theo micrômét)
 (Cho biết khối lượng 1 nuclêôtit trung bình bằng 300 đơn vị C)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: Vào THPT chuyên
Môn thi: Sinh học 9 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Trần Văn Thịnh	; Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Chân Lý
I. Câu hỏi lý thuyết.
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
1,75 điểm
a
- Sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo. Tảo hấp thụ nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ. Nấm và tảo sử dụng chung chất hữu cơ đó.
0.5
b
- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài. 
- Tự tỉa mạnh mẽ khi mật độ cá thể quá dày dẫn tới thiếu ánh sáng.
- Trong thực tiễn sản xuất :
+ Đối với cây trồng: Cần gieo trồng với mật độ hợp lí kết hợp tỉa thưa, đảm bảo đủ điều kiện ánh sáng cho cây quang hợp tốt. 
+ Đối với vật nuôi: Số lượng cá thể được chăn thả phải phù hợp với độ lớn của chuồng trại hoặc môi trường tự nhiên. Tách đàn khi cần thiết, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại.
0.25
0.25
c
* Khái niệm: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
* Các thành phần của hệ sinh thái:
- Các thành phần không sống như đất, đá, nước, thảm mục, chế độ khí hậu
- Các sinh vật bao gồm ba dạng: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
* Quan hệ giữa các dạng sinh vật trong hệ sinh thái:
Ba dạng sinh vật của hệ sinh thái có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau theo một chu trình tuần hoàn vật chất, thể hiện như sau:
- Cây xanh là sinh vật sản xuất nhờ có chứa chất diệp lục, hấp thụ năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ (nước và CO2).
- Chất hữu cơ do cây xanh tạo ra trở thành nguồn thức ăn cung cấp cho cây và các dạng động vật trong hệ sinh thái, vật chất được thay đổi dưới các dạng hữu cơ khác nhau qua các dạng động vật khác nhau (động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt).
- Thực vật và động vật khi chết đi, xác của chúng được sinh vật phân giải (vi khuẩn và nấm) phân giải tạo CO2 và nước. Các chất này tiếp tục được cây xanh hấp thu để quang hợp tạo chất hữu cơ.
0.25
0.25
0.25
Câu 2 
1.0 điểm
a. Xác định bộ NST 2n của loài, kí hiệu:
- Nhận thấy 23 NST kép nên bộ lưỡng bội là: 2n = 46. 
- Kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài: 44A + XX hoặc 44A + XY.
- Số nhóm gen liên kết: 23
0.5
b. Xác định quá trình phân bào, kì phân bào:
- Vì bộ NST trong tế bào là bộ đơn bội ở trạng thái kép (n = 23 NST kép) nên tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân.
- Tế bào trên đang ở kì cuối của giảm phân I hoặc kì đầu hay kì giữa của giảm phân II.
0.5
Câu 3
1.0 điểm
a.
- Có thể căn cứ vào kích thước các cơ quan của cơ thể để phân biệt.
- Sự phân biệt này không thật chính xác vì có khi do sự ảnh hưởng của môi trường tạo ra sự khác nhau đó. 
- Biện pháp: Làm tiêu bản NST, đếm số lượng NST.
0.5
b. Trong sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã diễn ra sự tổ hợp lại các tính trạng của P và làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
- Loại biến dị tổ hợp này khá phong phú ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính.
0.5
Câu 4: 
0,5 điểm
- NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Sự khác nhau:
NST kép
Cặp NST tương đồng
- Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động
- Gồm 2 NST đồng dạng
- Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ
- Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ
- 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất
- 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau
0.25 
0.25 
Câu 5
1 điểm
a) Biến dị tổ hợp: (0.5 đ)
- Khái niệm: Là loại biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính, do sự sắp xếp lại (tổ hợp lại) các gen trong kiểu gen của bố mẹ dẫn đến có kiểu hình khác với bố mẹ.
- Phép lai: P: Aabb x aaBb
GP: Ab, ab aB, ab
F1: AaBb; Aabb; aaBb; aabb
Những biến dị tổ hợp có kiểu gen: AaBb; aabb
b) (0.5 đ) Loài sinh sản giao phối có biến dị tổ hợp phong phú và đa dạng hơn loài sinh sản vô tính là vì:
- Loài sinh sản giao phối: quá trình sinh sản cần trải qua quá trình giảm phân phát sinh giao tử và quá trình thụ tinh.
+ Trong quá trình giảm phân với cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do, trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng đã cho nhiều kiểu giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể.
+ Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau.
- Loài sinh sản vô tính: quá trình sinh sản được dựa trên cơ sở di truyền là quá trình nguyên phân nên con sinh ra giống với mẹ về kiểu gen.
0.25
0.25
0.375
0.125
II. BÀI TẬP.
Bài 1
1.5 điểm
1. Xét trường hợp 1: (0,75 đ)
 Theo bài ra, kết quả F1 ở 2 phép lai trên giống nhau, đều đồng tính (100% đỏ thẫm) do đó gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường, P thuần chủng; mắt đỏ thẫm là trội hoàn toàn so với mắt nâu.
Quy ước : A: đỏ thẫm a: nâu
a) P: ♀AA (mắt đỏ thẫm) x ♂aa (mắt nâu)
b) P: ♀ aa (mắt nâu) x ♂AA (mắt đỏ thẫm) 
0.25
0.25
0.25
2. Xét trường hợp 2: (0,5 đ)
- Phép lai có F1 đồng tính tính trạng mắt đỏ thẫm là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ tươi.
- Theo bài ra, kết quả F1 ở hai phép lai trên khác nhau, do đó gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST giới tính X.
 Quy ước: Gen D: đỏ thẫm d: đỏ tươi. 
 c) P: ♀ XDXD (đỏ thẫm) x ♂ XdY (đỏ tươi)
 d) P: ♀ XdXd (đỏ tươi) x ♂ XDY (đỏ thẫm)
 ( Học sinh có thể quy ước KG khác)
0.25
0.25
0.25
Bài 2
2.25 điểm
a) Bộ NST 2n: (1.0 đ)
Gọi a,b,c là số lần nguyên phân của hợp tử I, II, III (a,b,c: nguyên, dương)
- Hợp tử I: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử I là:
 (2a - 1) . 2n = 2394 2a . 2n = 2394 + 2n
- Hợp tử II: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là: 
 (2b–2) . 2n =1140 2b . 2n = 1140 + 2.2n
- Hợp tử III: Số NST trong các tế bào con tạo ra là: 2c . 2n = 608
 Tổng số NST trong tất cả các tế bào con tạo ra từ 3 hợp tử I, II, III là:
 2394 + 2n +1140 +2.2n + 608 = 112. 2n
 Giải ra ta có: 2n = 38
0.25
0.25
0.25
0.25
 b) Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử. (0.75 đ)
- Hợp tử I: 2a . 2n = 2394 + 2n
 2a = = 64 = 26 a = 6
- Hợp tử II: 2b . 2n = 1140 + 2 . 2n
 2b = 25 b = 5
- Hợp tử III: 2c . 2n = 608
 2c = = 24 c = 4
0.25
0.25
0.25
c. Thời gian nguyên phân của mỗi hợp tử: (0.25 đ)
 Xét hợp tử I và hợp tử II:
Áp dụng công thức: t( NP) = [ 2U1 + ( x – 1).d ]
Với: x là số lần nguyên phân.
 U1: Thời gian lần nguyên phân đầu tiên = 8 phút
 d: Hiệu số thời gian của lần nguyên phân sau với lần nguyên phân liền trước nó (d 0 nếu tốc độ nguyên phân giảm dần đều).
 Hợp tử I: d = (- phút.
 Hợp tử II: d = phút.
Thời gian nguyên phân ở hợp tử I là: phút.
Thời gian nguyên phân ở hợp tử II là: phút.
Thời gian nguyên phân ở hợp tử III là: 8 phút . 4 = 32 phút.
0.25
0.25
Bài 3
1.0 điểm
a. 
- số chu kỳ xoắn của ADN là:
 N/20 = (2A + 2G)/20 = (A + G)/10
- Số liên kết H giữa các cặp A - T = 2A 
 theo giả thiết LK H giữa cặp A-T bằng số chu kỳ xoắn ta có:
 (A + G ) /10 = 2A G = 19A (1) 
- Số liên kết H trong phân tử ADN : 2A + 3G = 531.104 (2)
Thế (1) vào (2) giải ra ta có A = 9.104 = T G = X = 171.104.
0.25
0.25
0.25
b. Khối lượng của ADN : N.300C = 2(9.104 + 171. 104) x 300 = 108.107đvC
0.25

File đính kèm:

  • docDe thi vao THPT chuyen mon Sinh.doc
Đề thi liên quan