Đề thi đề xuất - Môn thi: Sinh học 9 - Trường THCS Chân Lý

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề xuất - Môn thi: Sinh học 9 - Trường THCS Chân Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: Vào THPT không chuyên
Môn thi: Sinh học 9 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Trần Văn Thịnh	; Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Chân Lý
Nội dung đề thi: 
Câu 1. (1.0 điểm)
	Vì sao tự thụ phấn hoặc giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở nhiều loài nhưng không gây ảnh hưởng ở một số loài khác? 
Câu 2. (2,5 điểm):
a/ Nếu F1 đồng tính thì có nhất thiết là P phải thuần chủng hay không? Giải thích.
b/ Thế nào là lai phân tích? Nêu ý nghĩa của lai phân tích.
Câu 3.(3,0 điểm)
Một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp các nuclêôtít như sau: 
 – A – T – G – X – T – A – G – T – X –
a. Viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
b. Viết trình tự các đơn phân của phân tử ARN do phân tử AND trên tổng hợp?.
c. Đoạn phân tử ADN trên tự nhân đôi: Viết trình tự các đơn phân của phân tử ADN con. Các phân tử ADN con giống nhau ở những điểm nào?
d. Tính chiều dài, tỷ lệ từng loại đơn phân của phân tử ADN con?.
Câu 4. (2,5 điểm)
a. Tại sao thể đa bội được chọn làm giống mới? 
b. Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế hình thành thể dị bội có 2n + 1 và 2n - 1 nhiễm sắc thể?
Câu 5. (1.0 điểm )
 Lưới thức ăn là gì? Hãy nêu sơ đồ của 3 chuỗi thức ăn (mỗi chuỗi thức ăn có 5 mắt xích) 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: Vào THPT không chuyên
Môn thi: Sinh học 9 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Trần Văn Thịnh	; Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Chân Lý
Câu 1
1.0 điểm
- Tự thụ phấn và giao phối gần qua nhiều thế hệ →Tỉ lệ thể dị hợp giảm, tỉ lệ thể đồng hợp tăng trong đó có đồng hợp lặn gây hại→Thoái hoá giống.
- Một số loài tự thụ phấn hay giao phối gần không gây thoái hoá vì chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại.	
HS lấy được ví dụ 
0,5 
0,5 
Câu 2
2,5 điểm
a. 
- Nếu F1 đồng tính thì không nhất thiết P phải thuần chủng 
- Ví dụ: P: Cây cao x Cây cao 
 AA Aa 
 F1 1AA: 1Aa
 Kiểu hình 100% Cây cao 
b. 
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả phép lai phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
- Ý nghĩa của phép lai phân tích:
+ Xác định được kiểu gen của cơ thể đem lai.
+ Kiểm tra độ thuần chủng của giống. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
3,0 điểm
a
Viết đúng đoạn mạch đơn bổ sung: -T- A - X - G - A - T - X - A - G- 
0,5
b
Viết đúng phân tử ARN: -U- A - X - G - A - U - X - A - G-
0,5
c
- Viết đúng 2 phân tử ADN con.
- Điểm giống nhau giữa các phân tử ADN con :
 + Các phân tử ADN con giống nhau và giống mẹ 
 + Mỗi phân tử ADN con có 1 mạch đơn cũ và 1 mạch đơn mới .
0,5
0,25
0,25
d
- Chiều dài mỗi ADN con: 9 x 3,4 = 30.6 Ao 
- Tính tỉ lệ % mỗi loại Nu ở AND con: 
 + A = T = 5/18 27.8%
 + G= X = 4/18 22.2%
0,5
0,25
0,25
Câu 4
2,5 điểm
a
Chọn thể đa bội làm giống mới vì :
 + Hàm lượng ADN tăng --> TĐC tăng => làm kích thước TB, 
cơ quan sinh dưỡng lớn --> Năng suất cao.
 + Tăng sức chống chịu với các điều kiện không thuận lợi của môi trường 
0,5
0,25
b
- Vẽ sơ đồ:
Tế bào sinh giao tử: 2n (bố hoặc mẹ) x 2n (bố hoặc mẹ) 
Giao tử : n n + 1, n-1
Hợp tử : 2n + 1, 2n -1
- Giải thích:
+ Trong quá trình giảm phân đã xảy ra đột biến ở một bên bố hoặc mẹ làm 1 cặp NST không phân li đã dẫn đến hình thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST (n+1) hoặc không có NST (n - 1)
+ Trong thụ tinh: sự kết hợp của các loại giao tử đột biến n+1 hoặc n - 1 với giao tử bình thường n đã hình thành hợp tử có 2n + 1 hoặc 2n - 1 NST
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 5.
 1.0 điểm 
- Khái niệm lưới thức ăn
- 3 chuỗi thức ăn.
0,5
0,5 

File đính kèm:

  • docDe thi vao THPT khong chuyen mon sinh.doc
Đề thi liên quan