Đề thi định kì giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi định kì giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌ TÊN : Lớp : TRƯỜNG : SỐ BÁO DANH KTĐK – GIỮA HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 KIỂM TRA ĐỌC ( đọc thành tiếng ) GIÁM THỊ SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ ĐIỂM GIÁM KHẢO SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ II. ĐỌC THÀNH TIẾNG : - Học sinh đọc 1 trong 2 đoạn của bài CÂY GẠO, ký hiệu * - Giáo viên nêu 1 câu hỏi về nội dung bài đọc cho học sinh trả lời Tiêu chuẩn đọc cho điểm Điểm 1. Đọc đúng tiếng, đúng từ ............................../ 1 đ 2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa ............................./ 1 đ 3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm ............................./ 1 đ 4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu ......................... /1 đ 5. Trả lời đúng ý câu hỏi do Giáo viên nêu .........................../ 1 đ Cộng : .........................../ 5 đ Hướng dẫn kiểm tra 1.Đọc đúng tiếng, từ : 1 điểm - Đọc sai từ 1-2 tiếng : 0,75 điểm - Đọc sai từ 3-4 tiếng : 0,5 điểm - Đọc sai từ 5-6 tiếng : 0,25 điểm - Đọc sai trên 6 tiếng : 0 điểm 2. Ngắt nghỉ hơi đúng các cụm từ : 1 điểm - Không ngắt, nghỉ hơi đúng 2-3 dấu câu : 0,5 điểm - Không ngắt, nghỉ hơi đúng từ 4 dấu câu trở lên : 0 điểm 3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm - Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm 4. Tốc độ đọc - Đọc vượt trên 1 phút 10 giây- 2 phút : 0,5 điểm - Đọc vượt trên 2 phút : 0 điểm 5. Trả lời đúng ý câu hỏi do Giáo viên nêu: 1 điểm - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt không rõ ràng : 0,5 điểm - Trả lời sai, không trả lời được : 0 điểm Bài đọc: CÂY GẠO * Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về dáng vẻ xanh mát, trầm tư.* **Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng loá. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.** Theo Vũ Tú Nam HỌ TÊN : Lớp : TRƯỜNG : SỐ BÁO DANH KTĐK – GIỮA HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 KIỂM TRA ĐỌC ( đọc thành tiếng ) GIÁM THỊ SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ ĐIỂM GIÁM KHẢO SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ I.ĐỌC THẦM: ( 30 phút ) /5 A. Trả lời câu hỏi : Em đọc thầm bài “Cây gạo ” rồi trả lời câu hỏi sau : ......../1đ ( Đánh dấu X vào „ trước câu trả lời đúng nhất ) 1/ Chi tiết nào cho biết cây gạo phát triển rất tươi tốt : Cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót Cây đứng im cao lớn, hiền lành Cây gạo mỗi năm lại trở lại xuân ....../1 đ 2/ Tìm một câu có hình ảnh so sánh trong bài, theo gợi ý : Sự vật so sánh ............................... Từ so sánh ................................. Sự vật được so sánh ....................................... HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH, SẼ RỌC ĐI MẤT. B. BÀI TẬP: ...../1đ 3. Tìm câu kể Ai làm gì ? trong câu sau. Điền chủ ngữ, vị ngữ vào bảng : Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một một nấm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. Câu kể Ai làm gì : .................................................................................. Chủ ngữ .................................................... Vị ngữ .............................................................. ....../1đ 4. Thêm từ ngữ ghép với từ dũng cảm dũng cảm ......................... .............................. dũng cảm ....../1đ 5. Đặt 1 câu cầu khiến HỌ TÊN : LỚP : TRƯỜNG : SỐ BÁO DANH KTĐK – GIỮA HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 KIỂM TRA VIẾT GIÁM THỊ SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ ĐIỂM GIÁM KHẢO SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ I . /5đ I. CHÍNH TẢ: ( nghe đọc ) – Thời gian 20 phút Bài “ Đoàn thuyền đánh cá” , sách tiếng việt lớp 4/ tập II, trang 59. ( Viết đầu bài và 3 khổ thơ đầu : Mặt trời ... buổi nào ) HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH, SẼ RỌC ĐI MẤT. Hướng dẫn chấm chính tả Mỗi lỗi chính tả trong bài ( sai phụ âm đầu, hoạc vần, thanh ; sai quy tắc viết hoa ) trừ 0,5 điểm Bài không mắc lỗi chính tả ( hoạc chỉ mắc 1 lỗi nhẹ VD: quên đánh dấu thanh... ); chữ viết rõ ràng, sạch sẽ được 5 điểm. Chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ và bài không sạch sẽ trừ 1 điểm. HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH, SẼ RỌC ĐI MẤT. II. Tập làm văn : ( 35 phút ) – 5 điểm Đề bài : Tóm tắt bản tin sau đây bằng 3 hoặc 4 câu : Tà áo dài Việt Nam Từ đầu thế kỷ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo nam thân. Phổ biến hơn là áo dài tứ thân, thân được may bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo nam thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại trẻ trung. Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mhư đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Bài làm
File đính kèm:
- DE KIEM TRA GIUA HOC KI II TV LOP 4.doc