Đề thi giao lưu học sinh giỏi Các môn Lớp 5 - Năm học 2008-2009

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giao lưu học sinh giỏi Các môn Lớp 5 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 
 năm học 2008- 2009
Môn Lịch sử
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Quyết định của Trung ương Đảng ta khi biết được âm mưu của thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc:
A. Cơ quan đầu não rút sang căn cứ địa ở vùng Tây Bắc.
B. Phân tán lực lượng bộ đội chủ lực.
C. Quyết tâm phá tan cuộc tiến công của giặc.
D. Đánh mạnh ở đồng bằng, buộc địch phải từ bỏ âm mưu tiến công Việt Bắc.
Câu2: Khu căn cứ địa Cách mạng ở Ninh Bình đặt ở đâu?
 A. Thôn Khê Đầu Thượng - xã Ninh Xuân - Hoa Lư.
 B. Quỳnh Lưu - Nho Quan.
 C. Thị xã Tam Điệp. 
 D. Trường Yên - Hoa Lư.
Câu3: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra ở đâu ?
	A. Điện Biên	 B. Sài gòn	
 C. Hà Nội	 D. Huế
Câu4: Người lãnh đạo cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế là:
	A. Trương Định	 B. Nguyễn Trường Tộ	
C. Tôn Thất Thuyết	 D. Phan Bội Châu	
Câu5: Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta là:
A. 23 – 9 – 1945 B . 19 – 12 – 1946
C. 23 – 11 – 1946 D. 20 – 12 - 1946
 Câu 6: Nguyễn Tất Thành rời Tổ Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?
 A. 07 – 6 – 1911 B. 05 – 6 - 1911
 C. 06 – 6 - 1911 D. 04 – 6 - 1911
Câu7: Tên tuổi nhà yêu nước Phan Bội Châu gắn liền với phong trào nào?
 A. Cần Vương B. Đông Kinh Nghĩa Thục
 C. Đông Du D. Xô Viết Nghệ Tĩnh
Câu 8: Anh La Văn Cầu đó cú hành động dũng cảm như thế nào và tại trận đỏnh nào?
Khi đỏnh lụ cốt địch, anh lao thẳng vào lỗ chõu mai ở trận Đụng Khờ.
Nhờ đồng đội chặt đứt cỏnh tay bị đau để lao vào lụ cốt địch ở trận Thất Khờ.
Một cỏnh tay bị đau dập nỏt, anh nhờ đồng đội chặt đứt cho gọn để ụm bọc phỏ đỏnh vào lụ cốt địch ở trận Đụng Khờ.
Câu9:. Chín năm kháng chiến chống Pháp của nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào? 
A. Bắt đầu vào năm 1945 và kết thúc vào năm 1954.
B. Bắt đầu vào năm 1946 và kết thúc vào năm 1955.
C. Bắt đầu vào năm 1936 và kết thúc vào năm 1945.
D. Bắt đầu vào năm 1944 và kết thúc vào năm 1953.	 
Câu10: Vị vua quyết định rời kinh đô nước ta từ Hoa Lư ra Thăng Long là:
 A. Đinh Tiên Hoàng. B. Lê Đại Hành.
 C. Lí Thái Tổ. D. Trần Nhân Tông.
Bài thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 
 năm học 2008- 2009
Môn Địa lý
Câu 1: Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì?
 A. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng. 
 B. Dân cư phân bố đều ở các vùng, miền trong cả nước. 
 C. Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
 D. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng núi. 
Câu 2: Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở các phía nào?
 A. Bắc, đông và nam.
 B. Đông, nam và đông nam.
 C. Đông, nam và tây nam.
 D. Đông, bắc và tây nam.
Câu 3: Điểm du lịch nào sau đây không thuộc tỉnh Ninh Bình?
	A. Đền vua Đinh- vua Lê	 B. Tam cốc – Bích Động
	C. Phong Nha – Kẻ Bàng	 D. Rừng quốc gia Cúc Phương
Câu 4: Diện tích lãnh thổ nước ta vào khoảng:
	A. 303 000 km2	 B. 303 303 km2 C. 330 000 km2	 D. 303 330 km2
Câu5: Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta là:
 A. Có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt.	
 B. Có các công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích lịch sử.
 C. Có nhiều lễ hội truyền thống.	 
 D. Tất cả các ý trên.
Câu6: Châu lục có diện tích lớn nhất là:
 A. Châu Phi B. Châu Mĩ
 C. Châu á D. Châu Âu
Câu7:Sản phẩm thủ công chạm khắc đá có ở địa phương nào của nước ta?
A. Bát Tràng, Quảng Ninh, Bắc Ninh	
B. Hà Đông, Biên Hoà, Đà Nẵng
C. Quảng Nam , Ninh Bình, Đà Nẵng
Câu 8: Địa hình khu vực Đông Nam á có điều kiện thuận lợi gì để sản xuất nhiều lúa gạo?
 A.Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ. B. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
 C. Khá giàu khoáng sản. D. Có khí hậu gió mùa nóng ẩm.	
 Câu 9: Châu Âu nằm ở:
A. Phía tây châu á. C.Phía đông châu á.
B. Phía bắc châu á. D.Phía nam châu á.
Câu 10: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước nào?
 A. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia.
 C. Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia.
 B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
 D. Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia.
Bài thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 
 năm học 2008- 2009
Môn Tiếng Việt:
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Dòng chỉ gồm các động từ :
 	A. niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự
 	B. vui tươi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương
 	C. vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự
D. vui tươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự
Câu 2: Dòng nào dưới đây chỉ toàn từ láy?
 A. đông đảo, đông đúc, đông đủ, đông đông, đen đen, đen đủi, đen đúa.
 B. vụng về, vướng víu, vui vẻ, vung vẩy.
 C. nhẹ nhàng, nho nhỏ, nhớ nhung, nhạt nhẽo, nhấp nhổm, nhưng nhức.
 D. hao hao, hốt hoảng, học hành, hây hây. 
Câu 3. Dòng nào dưới đây đã thành câu
	A. Trên mặt nước loang loáng như gương.
	B. Những bông hoa giẻ thơm ngát ấy.
	C. Những bông hoa giẻ thơm ngát ấy được giành tặng cô.
	D. Trên cành cây.
Câu 4. Câu văn nào dưới đây dùng sai quan hệ từ
	A. Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫ đến lớp đúng giờ.
	B. Thắng gầy nhưng rất khoẻ
	C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn
	D. Đêm càng về khuya, trăng càng sáng
Câu 5 : Chủ Ngữ trong câu “Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to” là:
Đoạn đường
Đoạn đường dành cho dân bản
Đoạn đường dành cho dân bản tôi
Đoạn đường dành cho dân bản tôi đi về
Câu6: Câu “Làng quê em đã yên vào giấc ngủ." Đại từ em dùng để làm gì?
A Thay thế danh từ 
B. Thay thế động từ
C. Thay thế tính từ
D. Dùng để xưng hô
Câu7: Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Mặt biển sáng trong và dịu êm.
B. Sóng biển nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá.
C. Mặt trời lên, toả ánh nắng chói chang.
D. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xoá.
Câu8: Cho đoạn văn: “ Một ông vua tự cho mình có tài văn chương nên rất hay viết truyện. Truyện của vua rất nhạt nhẽo nhưng vì sợ vua nên chẳng ai dám chê bai’’ 
Trong đoạn văn trên, các câu liên kết với nhau bằng cách nào?
 A. Lặp lại từ B. Thay thế từ ngữ C. Bằng từ nối D. Bằng cặp từ quan hệ.
Cõu 9: Trong cõu “Dũng suối rúc rỏch trong suốt như pha lờ, hỏt lờn những bản nhạc dịu dàng.” tỏc giả đó sử dụng biện phỏp nghệ thuật nào?
A. So sỏnh B. Nhõn húa
C. So sỏnh và nhõn húa D. Điệp từ
Câu 10: Câu văn nào bày tỏ ý kiến cầu khiến đúng phép lịch sự?
Bố cho con đi chơi đi!
Bố hãy cho con đi chơi!
Bố có thể cho con đi chơi chứ ạ!
Bố cho con đi chơi nào!
	II. Phần tự luận
Câu 1: 
a/ Tìm ra chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
	- Em thỉnh thoảng đến thăm bạn ấy luôn.
- Sau khi đi, nó còn cho tôi một đồng bạc, ông giáo ạ! 
b/Kết thúc bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” nhà thơ Đặng Hiển viết:
“Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.”
Theo em, hình ảnh nào nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?
Câu 2: Tập làm văn 
Mùa xuân đến, vạn vật như bừng tỉnh sau mùa đông giá lạnh. Bằng bài viết khoảng 15 - 20 dòng hãy tả cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp trên quê hương em.
Bài thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 
 năm học 2008- 2009
 Môn Toán 
A. Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Kết quả phép tính : 
 ( 1 + 2 + 3 + .... + 19 + 20 ) x ( 2009 x 15 – 2008 x 15 - 15)
Là:
a. 210	b. 0 	c . 200 	d . 1 
Câu 2. Cho biết : 
M= 2009 + 2009 : 0,5 + 2009 : 0,25 + 2009 : 0,125 
N = 2009 + 2009 + 2009 + 2009
A. M > N	B. M = N 	C . M < N 
Câu 3. Diện tích của hình thoi là:
7 cm
 A. 70 cm2 C. 30 cm2
 B. 35 cm2 D. 17 cm2	
10 cm
Câu 4. Cho các biểu thức: 
 M = 2009 + 	 N = 2009 
 P = 2009 : 	 Q = 2009 - 
	Trong các biểu thức trên, biểu thức có giá trị lớn nhất là:
 A. M	 B. N	 C. P	D. Q
Câu 5. Cho phép tính sau: 73 12
 100 6,08
 4
	Số dư trong phép chia trên là:
	 A. 0,4	C. 0,004
	 B. 0,04	 D. 4
Câu 6. Nếu cạnh của hình lập phương được gấp lên 2 lần thì diện tích toàn phần của hình lập phương gấp lên số lần là:
	 A. 2 lần B. 4 lần C. 6 lần D. 8 lần
Câu 7 : Có tất cả 100 hình lập phương nhỏ cạnh 2 cm . Hãy chọn ra một số hình lập phương trong đó để xếp thành một hình lập phương lớn nhất rồi sơn tất cả các mặt của hình lập phương lớn. Số hình lập phương nhỏ được sơn 2 mặt là:
 A. 8
B. 16
C. 24
D. 32
Câu 8: Để hoàn thành một sản phẩm giống như nhau, người thứ nhất làm mất 1,3 giờ. Người thứ hai làm mất giờ, người thứ ba làm hết 70 phút, người thứ tư làm hết giờ. Người hoàn thành công việc nhanh nhất là :
 A. Người thứ nhất
 B. Người thứ hai 
 C. Người thứ ba 
 D .Người thứ tư 
Câu 9 : Số 2802,2009 thay đổi như thế nào khi ta chuyển dấu phẩy của số đó sang phải một chữ số :
 A. Giảm đi 10 lần.
 C. Tăng thêm 25219,8081 đơn vị.
 B. Giảm đi 25219,8081 đơn vị.
 D. Không thay đổi.
Câu 10: Cho hình vẽ bờn. 
Số tam giác tạo thành là:
A.11 tam giác
B.33 tam giác
C.43 tam giác
D.55 tam giác
 	II. Phần tự luận
Câu 1. Hưởng ứng đợt phát động “Tết trồng cây” đầu xuân năm Kỷ Sửu, ba trường Tiểu học Bình Minh, Rạng Đông, Ban Mai trồng được 454 cây . Tính số cây trồng được của mỗi trường, biết số cây trường Rạng Đông trồng được bằng số cây trường Bình Minh trồng được và bằng số cây trường Ban Mai trồng được.
Câu 2. Trước sân trường em có một vườn trường hình chữ nhật. Người ta làm đường đi (mặt đường rộng 1 m) tạo thành 8 mảnh đất hình vuông bằng nhau để trồng hoa (như hình vẽ). Tính diện tích vườn, biết diện tích dành làm đường là 73 m2 .
Biểu chấm bài thi giao lưu HSG
Tiểu học 2008-2009
Phần trắc nghiệm
 Câu
Môn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Sử
C
B
C
C
D
B
C
C
A
C
Địa
C
C
C
A
D
C
C
A
A
C
T.Việt
C
C
C
C
D
D
D
A
C
C
Toán
B
A
B
C
B
B
C
C
C
D
Tự luận:
I Tiếng việt:
Bài 1./
a/- 3 điểm
- Học sinh chỉ ra được chỗ sai trong mỗi câu cho 1, điểm Câu “Em thỉnh thoảng đến thăm bạn ấy luôn.” 
- dùng từ sai: hai từ “thỉnh thoảng” 
(đôi khi xảy ra, xảy ra không thường xuyên) và “ luôn” (xảy ra liên tiếp) không thể cùng có mặt trong một câu.1đ
Câu “Sau khi đi,nó còn cho tôi một đồng bạc, ông giáo ạ!” Trạng ngữ “sau khi đi” với nòng cốt câu: “nó còn cho tôi một đồng bạc, ông giáo ạ!” Không có quan hệ lôgic. 1đ
 b: (12 điểm) Hình ảnh “Mẹ về như nắng mới, sáng ấm cả gian nhà.” đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thư trên.	Đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật ý nghĩa của cả bài thư “Mẹ vắng nhà ngày bão”: Người mẹ trở về nhà khi cơn bão quađược so sánh với hình ảnh “nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. Sự so sánh đó giúp ta hiểu được một điều sâu sắc: Mẹ rất cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống, chính vì vậy khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên “sáng ấm” bởi tình yêu thương đẹp đẽ. Vai trò của mẹ trong gia đình thật quan trọngvà đáng quý biết bao nhiêu.
2. Tập làm văn(15đ)
a. Mở bài:- Giới thiệu cảnh mùa đông đã qua, mùa xuân đã về trên quê hương em
( 2đ)
b. Thân bài( 11đ)
* Tả bao quát( 4đ)
- Tả khái quát cảnh chuyển giao mùa 
- Khung cảnh chung khi mùa xuân về( làng quê, thôn xóm, tiết trời,cây cỏ, hoa lá, chim chóc, nắng, gió......)
* Tả chi tiết( 7đ)
- Tả 1 số chi tiết nổi bật mang sắc thái riêng của mùa xuân
- Hoạt động tiêu biểu của loài vật, con người( lồng cảm xúc của em về cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp)
c. Kết bài(2đ)
- Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh sắc mùa xuân trên quê hương.
II. Toán
Bài 1: 15điểm.
Chỉ ra = = cho 1,5 điểm
Chỉ ra = = cho 1,5 điểm
Chỉ ra = = cho 1,5 điểm
Lập luận và chỉ ra tổng số phần bằng nhau của 3 trường là 80+72+75= 227 phần cho 4,5 điểm
Từ đó xuy ra mỗi phần tương ứng là 2 cây (454 : 227 = 2) cho 2 điểm.
chỉ ra số cây mỗi trường cho 3 điểm.
Đáp số cho 1 điểm
Bài số 2: (15 điểm)
Chỉ ra có 10 hình chữ nhật có chiều rông 1 m chiều dài bằng cạnh hình vuông cho 5 đ.
Chỉ ra có 3 hình vuông có cạnh là 1 m ( kẻ trên hình) cho 2 điểm
Chỉ ra 10 hình chữ nhật có diện tích là 73 - 3= 70 m cho 2điểm.
Chỉ ra 1 hình chữ nhật có diện tích là 7 m cho 1điểm
Chỉ ra chiều dài chữ nhật 7 m cho 1điểm
Chỉ ra chiều dài vườn trường là 4x7+3 = 31m cho 1điểm.
Chỉ ra chiều rộng vườn trường là 2x7+1 = 15m cho 1điểm.
Chỉ ra diện tích vườn trường là 31 x 15 = . Cho 1điểm
Đáp số cho 1 điểm.
Học sinh có thể giảI hoặc trình bày lời giảI cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Huyen Hoa Lu.doc