Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 - Môn: Sinh Học

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÁ THƯỚC
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2013-2014
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút 
Đề thi này gồm 01 trang
Câu 1. (1,5 điểm)
	a. Tế bào trong cơ thể có những hình dạng nào? Vì sao tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau? Tính chất sống của tế bào thể hiện như thế nào?
b. Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?
Câu 2. (1,5 điểm) 
a. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật? 
b. Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc?
Câu 3. (1,5 điểm) 
Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi như thế nào? Vì sao không nên thở bằng miệng?
Câu 4. (1,0 điểm)
Khi ô xi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ô xi.
Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G). 
	a. Tính khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên?
	b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên?
 Biết để ô xi hóa hoàn toàn:
	+ 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal 
+ 1 gam Prôtêin cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal 
+ 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal
Câu 5. (1.5 điểm) 
Nêu điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận? Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái? Cách phòng tránh các bệnh đó.
Câu 6. (2,0 điểm) 
a. Trình bày cấu tạo và chức năng của đơn vị cấu tạo lên hệ thần kinh. Nếu phần cuối sợi trục của nơ ron bị đứt có mọc lại được không? Giải thích?
b. Tính chu kì(nhịp tim) và lưu lượng ô xi cung cấp cho tế bào trong 4 phút ( biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml ô xi)
Câu 7. (1,0 điểm) 
D: Động mạch
E. Mao mạch
F: Tĩnh mạch
Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 3 đại lượng là: huyết áp, vận tốc máu, và đường kính chung hệ mạch (hình bên). Em hãy cho biết đồ thị A, B, C biểu diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao?	
----------------HẾT-----------------
	Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
	Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
KÌ THI GIAO LƯU HSG LỚP 6, 7, 8 NĂM HỌC 2012-2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
(HDC này gồm 02 trang)
Câu 1: (1,5 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
+ TB có nhiều hình dạng khác nhau: Hình cầu, hình đĩa, hình sao, thoi, trụ..........
+ TB có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau.
+ Tính chất sống:
- TÕ bµo lu«n trao ®æi chÊt víi m«i tr­êng, nhê ®ã mµ tÕ bµo cã khả n¨ng tÝch lũy vËt chÊt, lín lªn, ph©n chia gióp c¬ thÓ lín lªn vµ sinh s¶n
 - TÕ bµo cßn cã khả n¨ng c¶m øng víi c¸c kÝch thÝch cña m«i tr­êng. 
0,25
0,25
0,25
b
Những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với thú là:
- Cơ chi trên phân hoá -> cử động linh hoạt, đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển. - Cơ chi dưới tập trung thành nhóm cơ lớn, khoẻ (cơ mông, đùi)=> di chuyển, nâng đỡ 
- Cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói. 
- Cơ nét mặt mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt. 
0,75
Câu 2: (1,5 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
* Vai trò của gan:
- Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn.
- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12).
- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.
- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin...
* Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm.
0,5
0,25
b
* Khi nuốt thì ta không thở. 
- Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ xuống đạy kín khí quản nên không khí không ra vào được. 
* Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc. 
Vì: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đạy kín khí quản=> thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc.
0,25
0,5
Câu 3: (1,5 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
- Làm ẩm là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày bên trong đường dẫn khí
- Làm ấm là do có mao mạch dày, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc.
- Làm sạch không khí có:
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản
+ Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh 
* Thở bằng miệng không có các cơ quan làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí như thở bằng mũi do đó dễ bị mắc các bệnh về hô hấp
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 4: (1,0 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a) Tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng. 
Theo bài ra: Lipit: Prôtêin : Gluxit  = 1: 3 : 6 Þ Pr =3.Li ; G = 6.Li 	 (1)
Ta có phương trình: 0,83. G + 0,97. Pr + 2,03. Li = 595,2 	( 2)
Thay (1) vào( 2) ta được: 0,83.6Li + 0,97. 3Li + 2,03 .Li = 595,2 	 (3)
Giải (3) được: Li = 60 => Pr = 3.60 = 180 gam; G = 6.60 = 360 gam
 b) Tính năng lượng sinh ra khi ôxi hóa hoàn toàn lượng thức ăn trên: 
Theo giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn ở đề bài:
=> năng lượng = 4,3 . 360 + 4,1 . 180 + 9,3 . 60 = 2844 kcal
0,5
0,5
Câu 5: (1,5 điểm) 
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
* Khác nhau:
Nước tiểu ở nang cầu thận
 Nước tiểu ở bể thận
- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn
- Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.
- Chứa ít các chất căn bã và chất độc hơn
- Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn
- Gần như không còn các chất dinh dưỡng
- Chứa nhiều chất cặn bã và chất độc
0,75
b
- Nguyên nhân: Một số chất trong nước tiểu như axit uric, muối canxi, muối photphat, Oxalat,có thể bị kết tinh ở nồng độ cao và pH thích hợp hoặc gặp những điều kiện đặc biệt khác =>sỏi thận.
- Cách phòng tránh: Không ăn các thức ăn có nguồn gốc tạo sỏi: protein từ thịt, các loại muối có khả năng kết tinh. Nên uống đủ nước, các chất lợi tiểu, không nên nhịn tiểu lâu.
0,75
Câu 6: (2,0 điểm) 
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
+ Cấu tạo: Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh
 - Thân chứa nhân 
 - Từ thân có nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục............................ 
 + Chức năng cơ bản của nơron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích ...................................
- Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh....................... 
+ Tua nơron bị đứt, phần còn dính vào thân nơron vẫn sống, mọc dài và phục hồi lại đoạn đứt vì vậy có những trường hợp bị đứt dây thần kinh gây liệt một bộ phận nào đó của cơ thể nhưng sau đó có thể phục hồi.
0,25
0,25
0,5
b
b. Đổi 1phút = 60 giây
Vậy 4 phút = 240 giây
 Số nhịp tim hoạt động trong 4 phút là: 240: 0,8 = 300 nhịp
Lưu lượng khí ô xi cung cấp cho tế bào trong 4 phút là: 
300 . 30 = 9000 (ml)
0,5
0,5
Câu 7: (1,0 điểm) 
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
- Đồ thị A: Huyết áp
- HuyÕt ¸p hao hôt suèt chiÒu dµi hÖ m¹ch nghÜa lµ gi¶m dÇn tõ ĐM à MM à TM. 
0,25
- Đồ thị B: Đường kính chung
- §­êng kÝnh c¸c MM lµ hÑp nhÊt, nh­ng sè l­îng MM rÊt nhiÒu ph©n nh¸nh ®Õn tËn c¸c tÕ bµo v× thÕ ®­êng kÝnh chung cña MM lµ lín nh©t.
0,5
- Đồ thị C: Vận tốc máu
- VËn tèc m¸u gi¶m dÇn tõ ĐM àMM, sau ®ã l¹i t¨ng dÇn trong TM.
0,25
Giám khảo chú ý:
	- HDC chỉ là một cách giải. HS có thể giải theo cách khác, giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để cho điểm.
	- Điểm các phần, các câu không làm tròn. Điểm toàn là tổng điểm của các câu thành phần.

File đính kèm:

  • docDe DA giao luu HSG sinh 8.doc
Đề thi liên quan