Đề thi giao lưu học sinh giỏi Môn: Ngữ Văn 8 Trường THCS Quảng Lâm

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giao lưu học sinh giỏi Môn: Ngữ Văn 8 Trường THCS Quảng Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs quảng lâm đề thi giao lưu hs giỏi
 Môn: Ngữ Văn 8
 (Thời gian:150 phút)


Phần II:Trắc nghiệm(7điểm)

 Đọc kĩ đoạn văn sau và lựa chọn đáp án đúng nhất?
 Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người “Nê-gơ-rô” lẫn người “An-nam mít” mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”.
Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật lỷ niệm đủ thứ,vv...trước khi họ đưa đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ănvà xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được mộtt quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nứơc : “Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao?
 Thế là những “cựu binh” đúng hơn là cái xác còn lại sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lí nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lí cả.
 (Ngữ văn 8, tập hai, trang 98)
 1.Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?
 A.Đi bộ ngao du C.Nước Đại Việt ta
 B.Thuế máu	 D.Hịch tướng sĩ
 2.Ai là tác giả của đoạn trính trên?
 A.Trần Quốc Tuấn C.Nguyễn ái Quốc
 B.Rút – Xô D.Nguyễn Thiếp
 3.Dòng nào dưới đây thể hiện rõ nhất đoạn trích?
 A.Nỗi khổ cực của những người lính An-Nam
 B.Các quan cai trị lừa bịp
 C.Thân phận của những người lính thuộc địa khi chiến tranh kết thúc.
 D.Sự lừa bịp của các quan cai trị và thân phận của những người lính thuộc địa khi chiến tranh kết thúc.

 4.Bọn thống trị thực dân đã làm gì với những người lính An-Nam, trước khi đưa họ đến Mác-Xây xuống tàu về nước?
 A.Tuyên dương khen ngợi C.Mua tặng đồng hồ quần áo
 B.Mở tiệc chiêu đãi D.Lột hết tất cả của cải của họ 
 5.Câu nào nói đủ nhất nỗi khổ nhục của người lính An-Nam khi chiến tranh kết thúc.
 A.Họ bị lột tất cả của cải, bị đánh đập vô cớ.
 B.Họ bị đánh đập vô cớ, bị đối xử như xúc vật.
 C.Họ mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”, bị lột hết tất cả của cải, bị đánh đập vô cớ, bị đối xử như xúc vật, bị xua đuổi khi về đến xứ sở.
 D.Họ mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”.
 6.Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

 A.Tự sự B.Biệu cảm C.Nghị luận D.Miêu tả
 7.Từ “Cựu binh” thuộc từ loại nào?
 A.Từ Hán Việt B.Từ tượng hình C.Từ tượng thanh D.Từ láy
 8.Dấu ngoặc kép được dùng trong câu (....) mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu” với tác dụng gì?
 A.Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo tập san.
 B.Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
 C.Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đ ặc biệt.
 D.Báo hiệu lời đối thoại.
 9.Trong đoạn trích tác giả sử dụng bao nhiêu câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để khẳng định?
 A.Một B.Hai C.Bốn D.Sáu
 10.Câu “Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” thuộc loại câu nào?
 A.Trần thuật B.Nghi vấn C.Cầu khiến D.Cảm thán
 11.Xét tho mục đích của hành động nóid câu “Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” thuộc kiểu hành động nói nào?
 A.Điều khiển B.Hỏi C.Trình bày D.Bộc lộ cảm xúc
 12.Nếu viết “Thế là những “cựu binh” -đúng hơn là cái xác còn lại- sau khi đã dũng cảm bảo vẹ chính nghĩa và công lí” câu văn sẽ mắc lỗi nào?
 A.Thiếu chủ chủ ngữ C.Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
 B.Thiếu vị ngữ D.Thiếu trạng ngữ

 13.Trong các câu sau câu nào là câu trần thuật?
 A.Con đi đây. C.Con đi à?
 B.Con đi đi! D.Ôi! con đi!
 14.Trong cá câu sau câu nào sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh?
 A.Con nhắm mắt ngủ đi 
 B.Con nhắm ngay cái mắt lại 
 C.Tôi nhắm mắt một chút cho đỡ mỏi.
 D. Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt
 Phần II:Tự luận (13điểm).
 Câu1:(1điểm): Phân tích cấu tạo của câu sau: - Vì trời mưa nên tôi không đén trường được.
 Câu2(4điểm): Giới thiệu một món ăn mà em yêu thích.
 Câu3(8điểm): Tinh thần dân tộc và ý chí tự chủ của dôn tộc đại việt trong tác phẩm “Đại cáo bình ngô” được phát triển lên một bước cao hơn so với tinh thần dân tộc ý chí tự chủ trong văn bản”Sông núi nước Nam”. Em hãy chứng minh.

 .......................Hết.......................


đáp án - biểu điểm
	Môn:Ngữ văn 8	

 I.Phần trắc nghiệm(7điểm):Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
C
D
D
C
C
A
Câu 
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
C
C
A
B
A
D

 II:Tự luận(13điểm)
 Câu1(1điểm):
 Vì trời / mưa to quá nên tôi / không đến trường được


CN
CN
VN
VN

 Câu2:(4điểm): Trình bày đủ bố cục và nội dung của bài văn thuyết minh một cách làm.
 1.Chuẩn bị ng uyên vật liệu.
 - Trình bày đủ các vật dụng cần thiết cho món ăn mà hs chọn.(1điểm)
 2.Cách làm.
 - Trình bày lần lượt các thao tác lôgíc, khoa học (2điểm)
 3.Yêu cầu thành phẩm
 - Trình bày được các yêu cầu cần thiết cả về chất lượng cũng như hình thức của món ăn.(1điểm)
 Câu3:(8điểm):Yêu cầu trình bày theo bố cục của một bài văn ng hị luận c ó kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 a.Mở bài(1,5điểm):
 - Dẫn dắt để giới được tê n hai tác phẩm cũng như hoàn cảnh sáng tác và chủ đề của hai văn bản.
 b.Thân bài(5điểm):
 -Lập luận để thấy rõ được sự giống và khác nhảutong việc tuyên bố chủ quyền vànền độc lập của đất nước được thể hiện qua hai văn bản.
 + “Sông núi nước Nam” được thể hiện ở ranh giới lãnh thổ, ở nước Nam có chủ. Kết quả cuối cùng nếu quân giặc sang xâm lướcẽ bị đánh tan.
 + “Đại Cáo Bình Ngô” được thể hiện không chỉ ở ranh giới lãnh thổ mà còn được thể hiện ở nền văn hiến, phong tục tập quán của đất nước...
 c.Kết bài(1,5điểm)
 - ý kiến nhận xét của học sinh về hai tác phẩm.
 .................Hết......................

File đính kèm:

  • docDe giao luu HSG ngu van 8.doc