Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn: Sinh học 8 - Đề 1

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn: Sinh học 8 - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT
1
KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
Năm học 2010 - 2011
Môn: SINH HỌC 8
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1: ( 1,0 điểm)
 Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?
Câu 2: ( 2,0 điểm)
1. Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi loại mạch máu.
2. Phân biệt sự đông máu với ngưng máu về khái niệm, cơ chế và ý nghĩa?
Câu 3 : (1,5 điểm)
Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:
1. Số lần mạch đập trong một phút?
2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?
3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
Câu 4 : (1,5 điểm)
1. Có ý kiến cho rằng “Thức ăn chỉ thực sự được tiêu hoá ở ruột non”. Em hãy nhận xét ý kiến trên .
2. Tại sao nói tuyến tụy là tuyến pha? Lượng đường trong máu được giữ ổn định do đâu?
Câu 5 : (1,5 điểm)
1. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì?
2. Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời?
Câu 6 : (1,5 điểm)
1. Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống?
2. Vì sao chỉ có một tinh trùng được trứng tiếp nhận trong thụ tinh? Vậy giải thích thế nào về trường hợp sinh đôi, sinh ba  ?
Câu 7 : (1,0 điểm)
Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tuỷ trên ếch tuỷ. Các thí nghiệm sau sẽ có kết quả như thế nào? Giải thích kết quả đó.
Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên trái.
Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên phải.
.HẾT..
	Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
	Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................
UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIAO LƯU HSG LỚP 8
Năm học: 2010 - 2011
Môn : SINH HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút 
HDC này gồm 2 trang
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1đ)
Những đặc điểm tiến hoá:
+ ThÓ hiÖn qua sù ph©n ho¸ ë c¬ chi trªn vµ tËp trung ë c¬ chi d­íi 
C¬ chi trªn ph©n ho¸ thµnh c¸c nhãm c¬ phô tr¸ch nh÷ng cö ®éng linh ho¹t cña bµn tay, ngãn tay ®Æc biÖt lµ c¬ ngãn c¸i rÊt ph¸t triÓn. 
C¬ chi d­íi cã xu h­íng tËp trung thµnh nhãm c¬ lín, khoÎ ( nh­ c¬ m«ng, c¬ ®ïi.) 
-> gióp cho sù vËn ®éng di chuyÓn ( ch¹y, nh¶y..) linh hoạt vµ gi÷ cho c¬ thÓ cã t­ thÕ th¨ng b»ng trong d¸ng ®øng th¼ng. 
- Ngoµi ra, ë người cßn cã c¬ vËn ®éng l­ìi ph¸t triÓn gióp cho vËn ®éng ng«n ng÷ nãi 
 - C¬ nÐt mÆt mÆt ph©n ho¸ gióp biÓu hiÖn t×nh cảm qua nét mặt
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2.
(2đ)
1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các loại mạch máu:
0,4 đ
a. Động mạch: lòng hẹp hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất trong 3 loại mạch gồm 3 lớp (mô liên kết, cơ trơn, biểu bì), có khả năng đàn hồi => phù hợp với chức năng nhận một lượng lớn máu từ tâm thất với vận tốc nhanh, áp lực lớn.
b. Tĩnh mạch: có thành mỏng hơn ít đàn hồi hơn động mạch, có lòng rộng => phù hợp với chức năng nhận máu từ các cơ quan và vận chuyển về tim với vận tốc chậm, áp lực nhỏ; có các van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.
0,3 đ
c. Mao mạch: có thành rất mỏng, phân nhánh nhiều. Cấu tạo chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng vận chuyển máu chậm để thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
0,3 đ
2. Phân biệt đông máu với ngưng máu
Đặc điểm	Đông máu	Ngưng máu
Khái niệm 	Là hiện tượng máu bị đông lại khi ra khỏi cơ thể	Là hiện tượng hồng cầu của người cho bị kết dính trong máu người nhận
Cơ 
chế
	Tiểu cầu vỡ tiết enzim kết hợp với ion Ca++ có trong huyết tương biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu, các tơ máu tạo thành mạng lưới ôm giữ các TB máu tạo thành khối máu đông.	Các kháng thể có trong huyết tương người nhận gây kết dính với các kháng nguyên trên hồng cầu người cho, làm cho hồng cầu của người cho bị kết dính thành cục trong máu người nhận 
Ý nghĩa
	- Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi các mạch máu bị đứt
	- Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc để tránh ngưng máu.
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
3
1,5đ
1.
- Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy : 
	7560 : (24. 60) = 5,25 lít.
- Số lần tâm thất trái co trong một phút là : 
	(5,25. 1000) : 70 = 75 ( lần)
Vậy số lần mạch đập trong một phút là : 75 lần.
0,5đ
2.
- Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là :
( 1 phút = 60 giây) à ta có : 60 : 75 = 0,8 giây.
	Đáp số : 0,8 giây.
0,5đ
3. Thời gian của các pha :
- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x . 
	 Ta 	 có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 
 x = 0,1 giây. 
Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim: 
Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây.
Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây.
( HS giải cách khác nếu đúng cho điểm tối đa)
0,5đ
4
1,5đ
1. Thức ăn chỉ thực sự tiêu hoá ở ruột non vì:
- Ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hoá các loại thức ăn.
- Tại đây các loại thức ăn được tiêu hoá các loại thức ăn : Pr, G, Li, Axit Nucleic đến sản phẩm cuối cùng mà cơ thể hấp thu được.
0,5đ
2. - TuyÕn tuþ lµ tuyÕn pha v× võa lµm nhiÖm vô ngo¹i tÕt (tiÕt dÞch tuþ tiªu ho¸ thøc ¨n) võa lµm nhiÖm vô néi tiÕt (tiÕt Hoocmon Insulin vµ Glucagon ®iÒu hoµ ®­êng huyÕt) 
 - C¬ chÕ ®iÒu hoµ ®­êng huyÕt:
+ L­îng ®­êng trong m¸u t¨ng TB b cña ®¶o tuþ tÕt ra Insulin biÕn Glucoz thµnh Glic«gen dù tr÷ ë gan vµ c¬. L­îng ®­êng gi¶m TB a tiÕt Glucagon biÕn Glic«gen thµnh gluc«z¬. 
+ TuyÕn trªn thËn tiÕt ra Hoocmon A®rªnalin, Noa®rªnalin, Cooctizol góp phần ®iÒu hoµ ®­êng huyÕt 
0,5đ
0,5đ
5
1,5đ
1. 
- Hô hấp ngoài:
+ Sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi)
+ Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
 CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Hô hấp trong
+ Trao đổi khí ở tế bào: CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
 O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
0,5đ
0,5đ
2. Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời.
- Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => I on H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời.
0,5đ
6
1,5đ
1.
- Mâu thuẫn:
	+ Đồng hoá tổng hợp chất hữu cơ, dị hoá phân huỷ chất hữu cơ
	+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng.
- Thống nhất: 
	+ Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, dị hoá cung cấp năng lượng cho đồng hóa.
	+ Đồng hoá và dị hoá cùng tồn tại trong một cơ thể sống, nếu thiếu một trong hai quá trình thì sự sống không tồn tại.
0,5đ
0,5đ
2. 
- Khi một tinh trùng đã lọt qua màng của tế bào trứng thì ở màng trứng sẽ diễn ra một loạt những phản ứng để ngăn chặn các tinh trùng khác.
- Giải thích: Sinh đôi hay sinh ba có thể cùng trứng hoặc khác trứng: 
	+ Sinh đôi, sinh ba.. cùng trứng: Là một trứng được thụ tinh sau đó phôi tách làm hai hay nhiều phần mỗi phần phát triển thành một cơ thể độc lập.
	+ Sinh đôi, sinh ba khác trứng: Là hai hay nhiều trứng cùng rụng mỗi trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng sau đó phát triển thành một thai riêng biệt.
0,25đ
0,25đ
7
1,0đ
Thí nghiệm 1:
- Chi đó không co (chân trái) nhưng co chi sau bên phải và cả hai chi trước.
Thí nghiệm 2:
- Không chi nào co.
* Giải thích: 
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi ra cơ quan phản ứng (cơ chi).
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương thần kinh.
0,25đ
0,25đ
0,5đ
.

File đính kèm:

  • docDe HSG sinh 8(5).doc
Đề thi liên quan