Đề thi giao lưu học sinh giỏi năm học : 2007- 2008

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giao lưu học sinh giỏi năm học : 2007- 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường thcs quảng lâm Đề thi giao lưu HS giỏi 
	Năm học : 2007- 2008
	Môn:Ngữ văn 7 
 Thời gian: 150 phút
	Giáo viên ra đề : Đàm Thuỷ.
I.Phần trắc nghiệm:(8điểm)
Cho đoạn văn sau :
...Bây giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mảy lấm láp, quần áo ướt đẫm tất tả chạy xông vào, thở ra không lời.
Bẩm... Quan lớn ...đê vỡ mất rồi! 
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng : 
Đê vỡ rồi! ... Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, Thời ông bỏ tù chúng mày! có biêt không? ...Lính đâu ? sao hay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đâu như vậy ? không còn phếp tắc gì nữa à?
Dạ bẩm...(Trích ngữ 7 tập 2,tr78)
Hãy khoanh tròn chữ cái in hoa câu trả lời đúng nhất trong những câu trả lời sau :
 1. Đoạn văn trên của tác giả nào? trích trong tác phẩm nào?
Phạm Duy Tốn,Nguyễn ái Quốc, Minh Huệ, Thép mới..
Những trò lố hay Va-len và Phan Bội Châu, Sống chết mặc bay, ý nghĩa văn chương, quan âm thị kính..
Nguyễn ái Quốc và Sống chết mặc bay.
Phạm Duy Tốn , Sống chết mặc bay.
Đoạn văn trên đã góp phần đắc lực hco việc :
Tố cáo tên quan phụ mẫu tàn bạo, bất nhân.
Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm.
Sự sợ hãi , honảg hốt cảu mọi người trong đình và anh lính hầu vì đê đã vỡ.
Tả thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo vỡ đê.
3. Câu nào là câu rút gọn? 
A. Đê vỡ rồi!
B. Dạ,bẩm...
C. Có biết không ?
D. Lính đâu?
4. Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Nghị luận-chứng minh
B. Nghị luận- giải thích.
C. Miêu tả.
D. Tự sự.
5. Có thể thêm trạng ngữ nào vào vị trí nào trong câu sau: Đê vỡ rồi!
 A. ở đây
 B. Ngoài kia
C. Chỗ bờ sông phia nam đình
D. Ôi trời ơi
6. Hai dấu ngang trong đoạn văn trên dùng để:
A. Nối các lời nói của nhân vật
B. Phân cách lời nhân vật này với nhân vật khác
C. Thay thế cho dấu ngoặc kép khi muốn đóng khung nguyên văn lời nói, câu viêt,ý kiến cảu ai đó.
D. Giải thích rõ hơn lời nói của nhân vật hay của người viết.
7. Dòng nào là trạng ngữ trong câu :” “Dẫu đi ở từ năm chưa mười hai. Khi ấy , đầu còn để hai trái đào” Nam Cao.
Dẫu đi ở từ năm chưa mười hai.
Khi ấy.
Đầu nó còn để hai trái đào.
cả A,B,C. đều sai.
 8. Tách trạng ngữ thành câu riêng người nói , người viết nhằm mục đích gì?
 A. làm cho câu ngắn gọn hơn.
	 B. Nhấn mạnh chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc nhất định.
	 C. Làm cho nòng cốt được chặt chẽ.
	 D. Làm cho nội dung câu dễ hiểu hơn.
 9. Thế nào là câu chủ động ? 
	 A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người hoặc vật khác.
	 B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành đọng của người, vật khác hướng vào .
	 C. Là câu không câu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ.
	 D. Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ.
10. Trong các câu sau câu nào là câu chủ động ?
	 A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.
	 B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường .
	 C. Thuyền bị gió.
	 D . Ngôi nhà đã bị ai đó phá.
11. Gia đình em muốn UBND xã ,phường thị trấn đền bù lại đất làm nhà, em sẽ thay mặt gia đình viết loại văn bản nào?
	 A. Báo cáo.
	 B. Kiến nghị.
	 C. Thông báo.
	 D. Đơn.
12.
Sau một học kì, BAn giám hiệu nhà trường cần biết tình hình học tập và rèn luyện đạo đức cảu lớp. Nếu là lớp trưởng em sẽ viết loại văn bản nào?
Báo cáo
Kiến nghị
Đề nghị.
Thông báo
13
Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, một bạn học sinh đã viết một bản kiên nghị để mong nhà trường miễn hoặc giảm học phí ,điều đó đúng hay sai?
Đúng
Sai

14. 
Tục ngữ và ca dao dân ca khác nhau ở chỗ nào ?
Tục ngữ thì ngắn,ca dao thì dài
Tục ngữ thì thiên về tích luỹ và truyền bá kinh nghiệm dân gian,ca dao dân ca là tiến hát tâm hồn cảu người dân cổ truyền thiên về trữ tình..
Tục ngữ thường có 2 nghĩa : đen-bóng,ca dao dân ca có nhiều nghĩa
15
Thể loại văn học nào em không học trong chương trình ngữ văn lớp 7
Tiểu thuyết
Truyện ngắn
Nghị luận
THơ.
16. 
Nội dung 2 câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên “ và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào?
Hoàn toàn trái ngược nhau.
Bổ sung ý nghĩa cho nhau
Hoàn toàn giống nhau.
Gần nghĩa với nhau.
 II, Tự luận:
 Câu 1:
 Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ “ Cái răng cái tóc là một góc con người” 
 Câu 2 : 
 Thế nào là câu đặc biệt, lấy ví dụ minh hoạ
 Câu 3: Trong truyện ngắn S ống chết mặc bay tác giả đã khéo léo kết hợp phép tưong phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, trong đó có việc vạch trần bản chất “ lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
	.........................Hết........................







: đáp án- biểu điểm
 Môn:Ngữ văn 7
 
II:Trắc nghiệm:( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

1
2
3
4
5
6
7
8
D
D
BCD
D
BC
B
B
B

9
10
11
12
13
14
15
16
A
A
D
A
B
B
A
B
II. Tự luận:
 Câu 1:(2 điểm)
-Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ cái răng , cái tóc không chỉ là một góc,1 phần ,1 bộ phận của con người. Nó không chỉ góp phần làm đẹp cho con người mà còn giúp cho việc ăn uống , bảo vệ cái đầu bởi vậy chăm sóc và làm đẹp cho cái răng cái tóc là một việc làm cần thiết và phần nào chứng tỏ trình độ văn hóa thẩm mĩ và tính cách ,sở thích của mỗi người
 Câu 2: (2 điểm)
Trả lời đúng định nghĩa câu đặc biệt và lấy ví dụ
 Câu 3: (8điểm)
a,Giải thích được phép tăng cấp, liệt kê . (1 điểm)

b, Phép tương phản có tác dụng như thế nào trong bài văn,Phép tăng cấp có tác dụng như thế nào trong bài văn. (4iểm)

c, Sự kết hợp giữa 2 phép nghệ thuật có tác dụng như thế nào trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.(2đ)
 - Hình thức trình bày, chữ viết, chính tả, diễn đạt câu...(1điểm)

 .....................Hết.......................

File đính kèm:

  • docDe giao luu HSG ngu van 7(1).doc
Đề thi liên quan