Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học : 2012 -2013 môn: địa lý thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

pdf4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học : 2012 -2013 môn: địa lý thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 
 ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG 
NĂM HỌC : 2012 -2013 
Môn: Địa lý 
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1 (4,5đ) 
Cho 3 địa điểm sau: 
Địa điểm Hà nội Huế TPHCM 
Vĩ độ 21002’B 16026’B 10047’B 
a- Hãy tính ngày, tháng mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế ( cho phép sai số một ngày) 
b- Tính góc nhập xạ của tia sáng mặt trời ở Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh khi mặt 
trời lên thiên đỉnh ở Huế. 
Câu 2 (5,5đ) 
Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là 
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu nước ta. 
Câu 3 ( 5 đ) 
 Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy: 
a- Chứng minh mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa và 
chế độ nước theo mùa. 
b- Giải thích nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm trên 
Câu 4 ( 5 đ) 
 Cho bảng số liệu sau: 
( Tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế, phân theo thành phần kinh tế 
của nước ta, giai đoạn 2000 – 2009) 
 ( Đơn vị :Tỷ đồng) 
Năm 2000 2004 2007 2009 
Kinh tế nhà nước 170141 279704 410883 582674 
Kinh tế ngoài nhà 
nước 
212879 327347 527432 771688 
Khu vực có vốn đầu 
tư nước ngoài 
58626 108256 205400 304027 
a-Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước 
phân phối theo thành phần kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2009. 
b- Hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân 
phối theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2009. 
.Hết .. 
Ghi chú : Thí sinh được sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để làm bài. 
 2 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG 
Năm học 2012 -2013 
Môn : Địa lý 
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 
4,5 đ 
a- Tính ngày MT lên thiên đỉnh ở Huế 160 26’B (2,5đ) 
- Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến Bắc( 21/3 đến 22/6) 
hết 93 ngày với góc độ 23o27’(23o27’= 1407’) 
- Vậy trong 1 ngày mặt trời sẽ di chuyển biểu kiến một góc là: 1407’: 93 ngày 
= 908” 
- Số ngày mặt trời di chuyển biểu kiến từ xích đạo đến Huế ở vĩ độ(16o26’= 
986’=59160”) là: 59160 : 908 = 65 (ngày) 
- Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ nhất là: 
Từ ngày 21/3 + 65 ngày sẽ là ngày 25/5 
- Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ hai là: 
 Từ ngày 22/6 + 93 ngày - 65 ngày sẽ là ngày 20/7 
b-Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí 
Minh khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế (2,0đ) 
- Ở Hà Nội 
Nằm về phía Bắc của Huế nên góc nhập xạ được tính bằng công thức: 
 HA= 90o- φ + α (φ: vĩ độ cần tính, α: vĩ độ Mặt Trời lên thiên đỉnh) 
 HA= 90o – 21o02’+ 16o26’ = 85o24’ 
 - Ở Tp Hồ Chí Minh: 
Tp Hồ Chí Minh nằm về phía Nam của Huế góc nhập xạ được tính bằng công 
thức: HB= 90o+ φ- α 
 HB= 90o + 10O47’- 16o26’ = 84o21’ 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2 
(6,0 đ) 
Chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu . 
* Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến 
đặc điểm khí hậu: 
- Do địa hình nước ta có hướng nghiên chung là Tây Bắc – Đông Nam, thấp 
dần ra biển, kết hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió 
biển có thể tác động sâu vào trong lục địa. 
- Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa: 
 + Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa 
Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc 
nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của Trường Sơn Nam cũng gây nên 
tính song song với hướng gió của bộ phận Duyên Hải khiến nhiều khu vực có 
lượng mưa thấp. 
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam: 
 Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh 
hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông 
0,75
1,0
0,5
 3 
ngắn hơn khu Đông Bắc. 
 Hướng Tây bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây 
Nam, nên vào mùa hạ khiến sườn Tây mưa nhiều còn sườn Đông chịu ảnh 
hưởng của gió Tây khô nóng, nhiệt độ cao, mưa ít. 
 Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh 
hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam 
cao hơn phía Bắc. 
+ Các địa điểm nằm ở sườn đón gío của các dãy núi có lượng mưa lớn (dẫn 
chứng), các địa điểm nằm ở sườn khuất gió lượng mưa nhỏ hơn (dẫn chứng). 
* Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu đặc biệt 
là chế độ nhiệt. 
- Do điện tích đồi núi chiếm phần lớn lãnh thổ nên ngoài sự phân hóa nhiệt độ 
theo chiều Bắc – Nam thì nhiệt độ còn có sự phân hóa theo độ cao khá rõ. Theo 
qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,50C. Vì vậy những vùng 
núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước. 
- Khi lên cao độ ẩm cung có sự thay đổi. Khi lên cao độ ẩm tăng dần đến một 
độ cao nào đó rồi lại giảm xuống. 
0,5
0,5
1,0
0,5
0,75
0,5
Câu 3 
4,5đ 
a- chứng minh mạnglưới sông ngòi dày đặc 
-Mạng lưới : có mạng lưới dày đặc, mật độ lưới sông Tb 0,6 km/km2 , dọc bờ 
biển cứ 20 km gặp 1 cửa sông, 3260 sông có chiều dài > 10 km .. 
- Lượng nước : tổng lượng nước chảy trong sông ngòi TB là 835 tỉ m3 
- Thủy chế theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng 
với mùa khô. Tính chất thất thường trong chế độ mưa cũng quy định tính 
thất thường trong chế độ dòng chảy 
- Sông ngòi giàu phù sa: hàm lượng phù sa, thủy lượng phù sa đều lớn. Tổng 
lượng cát bùn hàng năm sông ngòi vận taira biển khoảng 200 triệu tấn. 
b- Giải thích 
Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng mưa lớn do: 
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, do tác động của địa hình 
- Vị trí cuối nguồn của các hệ thống sông lớn nên nhận được nhiều nước từ 
bên ngoài lãnh thổ 
- Thủy chí theo mùa : Nhân tố chính là tính chất mùa của khí hậu 
0,5
0,5
1,0
1,0
0,5
0,5
0,5
Câu 4 
5đ 
1- Vẽ biểu đồ 
a- Xử lý số liệu : (đ/v %) 
Năm 2000 2004 2007 2009 
Kinh tế NN 40,8 41,1 39,0 38,3 
Kinh tế ngoài 
NN 
48,4 47,4 47,8 48,2 
Khu vực có 
vốn đầu tư 
nước ngoài 
10,8 11,5 13,2 13,5 
1,0
 4 
b- Vẽ biểu đồ 
Đúng dạng : Biểu đồ miền ( dạng khác không cho điểm) 
Yêu cầu : vẽ đúng, đủ , chính xác, có chia đúng khoảng cách năm, có tên biểu đồ 
2- Nhận xét, giải thích 
a- Nhận xét 
Tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng liên tục nhưng vẫn chiếm tỉ 
trọng thấp nhất 
Tỉ trọng của các thành phần kinh tế khác, nhất là thành phần kinh tế nhà nước 
giảm, tuy nhiên vẫn chiếm tỉ lệ cao 
b- Giải thích: 
Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng do chính sách phát triển nền 
kinh tế thị trường, do sự năng động của thành phần kinh tế này 
Tỉ trong của thành phần kinh tế nhà nước giảm do công cuộc đổi mới, nước ta 
chủ trương phát triển nền kinh tế ngiều thành phần theo định hướng XHCN. 
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • pdfDe-GVDG-2013-BacNinh-Dialy.pdf