Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2012 –2013 môn: lịch sử (thời gian làm bài: 150 phút)

pdf4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2012 –2013 môn: lịch sử (thời gian làm bài: 150 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
SỞ GD VÀ ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG 
NĂM HỌC 2012 – 2013 
Môn: Lịch Sử 
(Thời gian làm bài: 150 phút) 
Câu I (6,5 điểm) 
 Trình bày những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình văn hóa, giáo dục nước 
ta ở các thế kỉ XVI – XVIII. Phân tích một thành tựu tiêu biểu để thấy được sự ảnh 
hưởng của những nhân tố trên. 
Câu II (6,5 điểm) 
 Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu 
nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930. Từ kết cục của mỗi khuynh 
hướng, hãy rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. 
Câu III (4,0 điểm) 
 Chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh của Mĩ (1969 - 
1973) có những điểm hạn chế gì? 
Câu IV (3,0 điểm) 
 Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
..Hết.. 
 2
SỞ GD VÀ ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DÂN CHẤM 
 ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG 
NĂM HỌC 2012 – 2013 
Môn: Lịch Sử 
Câu Nội dung Điểm 
Trình bày những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình văn 
hóa, giáo dục nước ta ở các thế kỉ XVI – XVIII. Phân tích một 
thành tựu tiêu biểu để thấy được sự ảnh hưởng của những nhân 
tố trên. 
6,5 
- Những biến động lớn của xã hội: 
+ Triều Lê sơ sụp đổ, nhà Mạc lên thay (TK XVI), Chiến tranh Nam – 
Bắc triều (cuối TK XVI) nhà Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất lại. 
1,25 
+ Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 – 1672), đất nước chia cắt hai 
miền: Đàng Trong và Đàng Ngoài với hai chính quyền riêng biệt. 
1,25 
+ Phong trào nông dân Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII hoàn thành sự 
nghiệp thống nhất đất nước, lập nên vương triều Nguyễn Tây Sơn 
(Quang Trung) 
- Ngoài ra, sự phát triển của thương nghiệp (đặc biệt hoạt động ngoại 
thương), của nền kinh tế hàng hóacũng tác động mạnh đến đời 
sống văn hóa của nhân dân thế kỉ XVI – XVIII. 
1,25 
1,25 
Câu 
I 
- Phân tích một thành tựu tiêu biểu để thấy được sự ảnh hưởng của 
những nhân tố trên: Chọn một thành tựu tiêu biểu (văn học, nghệ 
thuật điêu khắc – các tượng La Hán chùa Tây Phương) để thấy 
được rằng những thành tựu văn hóa thời kì này phản ánh hiện thực 
xã hội, hiện thực cuộc sống của con người. 
1,5 
Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó 
trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đến đầu 
năm 1930. Từ kết cục của mỗi khuynh hướng, hãy rút ra kết 
luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. 
6,5 Câu 
II 
- Các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào 
yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930: 
+ Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra theo 
 3
khuynh hướng phong kiến, biểu hiện ra là các cuộc khởi nghĩa trong 
phong trào Cần Vương và trong thời kì Cần Vương. 
1,25 
+ Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX diễn ra theo khuynh hướng tư 
sản, biểu hiện ở hai xu hướng: xu hướng bạo động (Phan Bội Châu), 
xu hướng cải cách (Phạn Châu Trinh).. 
1,25 
+ Phong trào yêu nước từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu 
năm 1930 có hai khuynh hướng: khuynh hướng tư sản (tư sản và trí 
thức tiểu tư sản) và khunh hướng vô sản, biểu hiện qua sự phát triển 
từ tự phát sang tự giác của phong trào công nhân, qua hoạt động cứu 
nước của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập của Đảng cộng sản Việt 
Nam. 
1,5 
- Từ kết cục của mỗi khuynh hướng, hãy rút ra kết luận về con 
đường giải phóng dân tộc Việt Nam: 
+ Những phong trào yêu nước theo các khuynh hướng phong kiến và 
tư sản đều thất bại chứng tỏ các hệ tư tưởng phong kiến và tư sản 
đều không đủ sức giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ. Vì 
thế độc lập dân tộc không gắn với phong kiến hoặc CNTB. 
1,25 
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản giành được thắng 
lợi với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, nắm ngọn cờ lãnh 
đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, khẳng định con đường 
độc lập dân tộc gắn với CNXH 
1,25 
 Chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh 
của Mĩ (1969 - 1973) có những điểm hạn chế gì? 
4,0 
Những điểm hạn chế của chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông 
Dương hóa” chiến tranh của Mĩ (1969 - 1973) 
- Chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh của 
Mĩ được thực hiện trong thế thất bại, bế tắc nên chứa đầy những mau 
thuẫn bên trong khó có thể khắc phục được: 
+ Vì thất bại và suy yếu mà Mĩ buộc phải bị động xuống thang chiến 
tranh, nhưng lại muốn xuống thang trên thế mạnh 
1,0 
Câu 
III 
+ Phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mĩ, nhưng lại muốn 
cho quân đội Sài Gòn mạnh lên, có thể thay thế được quân Mĩ trong 
cuộc chiến tranh này là việc quân đội Sài Gòn đã không làm được 
1,0 
 4
trước đây khi có mặt hơn nửa triệu quân Mĩ 
+ Quân Mĩ muốn rút càng sớm, càng tốt để bớt thương vong, giảm chi 
phí, nhưng vì quân đội Sài Gòn quá yếu nên Mĩ buộc phải kéo dài chiến 
tranh , do vậy thương vong càng lớn, khó khăn càng thêm chồng chất 
1,0 
+ Không rút quân thì mâu thuẫn trong nội bộ những người cầm 
quyền và giữa nhân dân với những người cầm quyền ở Mĩ càng trầm 
trọng; còn rút quân thì quân đội Sài Gòn sẽ có nguy cơ sụp đổ, 
chúng cảm thấy bị Mĩ bỏ rơi, nên càng làm cho mâu thuẫn giữa quân 
đội Sài Gòn và Mĩ, mâu thuẫn trong nội bộ quân đội Sài Gòn càng 
thêm gay gắt. 
1,0 
Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học 
sinh. 
3,0 
- Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu được của quá trình 
dạy học, là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. 
0,75 
- Kiểm tra, đánh giá là công việc không chỉ của giáo viên mà của cả 
học sinh. Giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học 
sinh, học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình và 
kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Đối với học sinh việc tự kiểm tra và 
đánh giá góp phần tích cực vào việc phát triển tư duy lịch sử, việc tự 
học của mình. 
0,75 
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là trách nhiệm của giáo viên 
và học sinh nên trong quá trình này, mối quan hệ giữa giáo viên và 
học sinh được tiến hành một cách bình thường, không căng thẳng 
nhằm đạt được những yêu cầu về chất lượng học tập, tính tự giác, 
độc lập, sáng tạo của học sinh 
0,75 
Câu 
IV 
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là nhằm giúp học sinh nắm vững 
nội dung và kiểm soát mức độ nắm vững nội dung học tập (mức độ lĩnh 
hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng chính 
trị) qua đó giáo dục giáo viên hiểu kết quả công việc giảng dạy 
0,75 

File đính kèm:

  • pdfDe-GVDG-2013-BacNinh-Su.pdf
Đề thi liên quan