Đề thi giáo viên giỏi cấp cơ sở năm học 2012 -2013 môn: công nghệ phần công nghiệp thời gian: 150 phút

pdf4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 4390 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi cấp cơ sở năm học 2012 -2013 môn: công nghệ phần công nghiệp thời gian: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
SỞ GD- ĐT BẮC NINH ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CÁP CƠ SỞ 
 NĂM HỌC 2012 -2013 
 Môn: Công nghệ phần công nghiệp 
 Thời gian: 150 phút 
Câu1: ( 2 điểm) 
Phân tích vai trò của phương tiện dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn 
Công nghệ phần công nghiệp? 
Câu2: (3 điểm) 
Tại sao trên động cơ đốt trong cần có khe hở nhiệt giữa đầu cò mổ và đuôi xupap. 
Câu3: ( 3 điểm) 
Tại sao trên nắp két nước của động cơ đốt trong cần có van hút không khí và van 
xả hơi? 
Câu4: (6 điểm) 
Thày cô hiểu như thế nào về dạy học nêu vấn đề ? Nêu các ưu và nhược điểm của 
dạy học nêu vấn đề? Cấu trúc một bài học ( hay một phần bài học) theo phương pháp này 
gồm những bước nào? Lấy 03 ví dụ về tình huống có vấn đề khi giảng dạy môn công 
nghệ phần công nghiệp? 
Câu5: 6 điểm) 
Có 9 bóng đèn sợi đốt loại 220V-100W. Hãy mắc các bóng đèn này thành tải 3 
pha đối xứng vào mạng 3 pha 4 dây có Ud= 380V, tần số f=50Hz để các bóng đèn 
sáng?Tính dòng điện pha, dòng điện dây và công suất tiêu thụ của tải 3 này ứng với mỗi 
cách nối? 
 2 
SỞ GD- ĐT BẮC NINH ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CÁP CƠ SỞ 
 NĂM HỌC 2012-2013 
 Môn: Công nghệ phần công nghiệp 
Câu 1: 
Phương tiện dạy học có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy 
học vì:(mỗi ý đúng được 0,5 điểm) 
- Phương tiện dạy học là để truyền thông điệp từ người dạy đến người học, điều 
khiển hoạt động nhận thức của học sinh, là nguồn tri thức phong phú để học sinh lĩnh hội 
kiến thức và rèn luyện kỹ năng 
- Phương tiện dạy học có tác dụng rất tốt đối với việc phát huy tính tích cực và 
tương tác của học sinh vì khi sử dụng phương tiện dạy học đã huy động đồng thời nhiều 
giác quan của học sinh, tạo nên một hình ảnh tương đối trọn vẹn về một đối tượng nhận 
thức. VD với sự trợ giúp máy tính và các phương tiện nghe nhìn khác học sinh có thế 
quan sát được tương tác được với nhiều đối tượng mà trong thực tế không thể quan sát 
được hay tương tác được. 
- Phương tiện nghe nhìn đa phương tiện, máy tính... được sử dụng kết hợp sẽ rút 
ngắn thời gian trình bày mà vẫn làm cho bài giảng sinh động, trực quan, hấp dẫn đối với 
học sinh 
- Phương tiện dạy học là một trong những yếu tố kết nối giữa những thành tố của 
hệ thống dạy học, đặc biệt trong dạy học thực hành phương tiện dạy học còn là nội dung 
hay hình thức “ vật chất hóa” nội dung dạy học. 
Câu 2: 
- Trên động cơ đốt trong cần có khe hở nhiệt giữa đầu có mổ và đuôi xupap vì: Khi 
động cơ làm việc xu páp có tiếp xúc với khí cháy có nhiệt độ cao nên bị giãn nở vì nhiệt ( 
1 điểm) 
- Nếu khe hở này nhỏ quá thì khi xupap giãn nở vì nhiệt làm cho xupap bị cong 
vênh xupap không đóng kín cửa nạp, cửa xả làm giảm áp suất kỳ nén (1 điểm) 
- Nếu khe hở này lớn quá thì lực từ có mổ tới xupap nhỏ làm xupap không mở hết cửa 
nạp, cửa xả quá trình nạp khí mới và xả khí cháy không đầy và không được sạch( 1 điểm) 
Câu 3: 
- Van hút không khí trên nắp két nước của động cơ đốt trong có nhiệm vụ tạo sự 
chênh lệch áp suất giữa ngăn trên và ngăn dưới của két để đưa nước từ ngăn trên xuống 
ngăn dưới(1,5 điểm) 
- Van xả hơi trên nắp két nước của động cơ đốt trong có nhiệm vụ xả bớt hơi nóng 
trong két ra ngoài môi trường để cân bằng áp suất giữa trong và ngoài két nước vì ngăn 
trên két nước là ngăn chứa nước nóng nên có áp suất cao hơn ngoài môi trường rất nhiều, 
nếu không có van này có thể làm nổ két nước ( 1,5 điểm) 
Câu 4: 
Khái niệm về dạy học nêu vấn đề ( mỗi ý đúng 0,5 điểm) 
 3 
- Dạy học nêu vấn đề là một lý thuyết dạy học bao gồm việc tạo ra một hệ thống 
các tình huống có vấn đề và hướng dẫn học sinh tích cực tự lực giải quyết các tình huống 
đó với sự chỉ đạo, định hướng của thày 
- Vấn đề dùng để chỉ nhiệm vụ nhận thức mà HS cần đạt được, một số vấn đề được 
biểu thị bằng một hệ thống các mẹnh đề và câu hỏi thỏa mãn điều kiện là HS chưa tìm 
được lời giải cho câu hỏi đó nhưng với sự lỗ lực và hướng dẫn của thày các em sẽ tự giải 
quyết được. 
- Tình huống có vấn đề là tình huống mà trong đó mâu thuẫn khách quan của 
nhiệm vụ nhận thức được HS tiếp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần phải giải quyết 
và có thể giải quyết được với sự nỗ lực hợp với khả năng của họ, kết quả là họ đạt được 
kiến thức mới và phương thức hành động mới 
* Ưu và nhược điểm của dạy học nêu vấn đề: ( mỗi ý đúng 0,3 điểm) 
- Ưu điểm: 
+ Làm cho Hs nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc, nắm được con đường tự nhận 
thức kiến thức mới 
 + Tạo điều kiện cho học sinh phát triển trí thông minh, sáng tạo, nâng cao hứng thú 
nhận thức, dạy HS vận dụng kiến thức vào hoàn cảnh mới một cách sáng tạo 
 + Tạo điều kiện bối dưỡng cho HS những phẩm chất và tác phong của người làm 
khoa học 
- Nhược điểm: 
+ Không phải bài nào cũng có thể áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề được 
+ Việc chuẩn bị bài giảng tốn thời gian công sức, đòi hỏi trình độ của người GV 
phải vững vàng, đối tượng Hs tương đối khá. Như vậy không phải thày nào trò nào cũng 
có thể áp dụng phương pháp này có hiệu quả, nhưng có thể áp dụng một phần để tạo 
hứng thú, thu hút sự chú ý của HS. 
*Cấu trúc một bài dạy gồm các bước sau:( mỗi ý đúng 0,2 điểm trừ ý 2 được 0, 1 điểm) 
B1: GV nêu ra vấn đề và đưa HS vào tình huống có vấn đề 
B2: Phát biểu vấn đề 
B3: Tập hợp các kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm liên quan tới vần đề, phân tích 
sâu sắc vấn đề. 
B4: Nêu giả thuyết khoa học để giải quyết vấn đề, lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết 
B5: HS tự thực hiện kế hoạch có sự giúp đỡ của GV 
B6: HS đánh giá việc thực hiện kế hoạch, phân tích, đánh giá kết quả thu được 
dưới sự giúp đỡ của GV 
B7: Kiểm tra kết quả bước 6 bằng thực nghiệm hoặc bằng vận dụng vào thực tiễn 
B8: Kết luận vấn đề. Nêu xác nhận giả thuyết thì kết luận khẳng định, chỉ ra kiến 
thức mới cần lĩnh hội, nếu phủ nhận giả thuyết thì đề xuất giả thuyết mới và tiếp tục làm 
B5, B6 
* Lấy 03 ví dụ về tình huống có vấn đề: ( Mỗi ví dụ 0.5 điểm) 
- Khi dạy bài Đại cương về động cơ đốt trong GV có thể sử dụng phương pháp kể 
chuyện để đặt vấn đề bài dạy: Sau khi nghe giảng giải về chu trình nhiệt động lực học 
ông Dieezen đã miệt mài nghiên cứu một loại động cơ để biến ý tưởng của Cacsno thành 
hiện thực ông đã làm hết thí nghieemk này đến thí nghiệm khác nhưng vẫn thất bại. Ông 
 4 
nhớ lại cuộc tham quan triển lãm ở mỹ có trưng bày một kỳ vật độc đáo của thỏ dân về 
chiếc bật lửa thần kỳ. Thổ dân đã dùng một ống tre một đầu bịt kín trong có chứa bùi 
nhùi và kèm theo một pittong khi thổ dân ấn pittong xuống bùi nhùi bốc cháy vậy tại sao 
bùi nhùi lại cháy được?Ông đã tiến hành nghiên cứu và đã thành công và đặt tên cho 
động cơ mang tên ông 
- Khi dạy bài mạch điều khiển tốc độ động cơ GV tạo tình huống có vấn đề bằng 
cách sử dụng sự trợ giúp của máy tính để làm thí nghiệm bằng cách đưa ra một số câu hỏi 
thể hiện tình huống có vấn đề: để đưa điện vào động cơ thi ta làm thế nào? HS đóng khóa K. 
GV đóng khóa K nhưng động cơ vẫn không quay GV hướng dẫn HS đi giải quyết vấn đề 
bằng cách gợi ý các câu hỏi gợi mở như: em quan sát động cơ được nối với nguồn qua những 
thiết bị nào? vậy để động cơ quay được cần có thêm điều kiện gì?.... 
- Khi dạy bài truyền tải điện năng GV có thể sử dụng bài toán sau một nguồn điện 230 V 
cung cấp cho phụ tải có công suất 1 KW ở cách xa 4 Km. Để cho độ tổn hao trên đường dây là 
10V thì cần dây dẫn bằng đồng cơ bao nhiêu? GV giải d= 8.9 mm. Nếu tăng công suất lên 
100KW và giữ nguyên độ sụt áp thì phải dùng dây cỡ bao nhiêu? d=90mm.thực tế không có dây 
cỡ này vậy để giải quyết yêu cầu kỹ thuật đó bằng cách nào? 
Câu 5: 
Vì mạng là mạng 3 pha 4 dây nên nguồn phải nối hình sao có Ud=380V, Up=220V 
Ib= Pb/Ub = 100/220 
Các cách mắc để đèn sáng : (mỗi cách nối vẽ được đúng sơ đồ và tính được đúng Ip, Id, 
U3p được 1 điểm) 
+ các bóng mắc hình sao mỗi pha 3 bóng mắc song song từ đó tính được P3p= 3Pđ, 
Ip=Id= 3x100/220 
+ Các bóng mắc sao mỗi pha 3 bóng mắc nối tiếp từ đó tính được Ip= Id= 
100/220/3, P3p= 3 IpUp 
+ Các bóng mắc sao mỗi pha 2bóng mắc song song nối tiếp 1 bóng từ đó tính 
được Ip= Id= 100/110, P3p= 3 IpUp 
+ Các bóng mắc sao mỗi pha 2bóng mắc nối tiếp và song song 1 bóng từ đó tính 
được Ip= Id= 100/220+100/110, P3p= 3 IpUp 
+ Các bóng mắc hình tam giác mỗi pha 2bóng mắc song song nối tiếp 1 bóng từ 
đó tính được Ip= Id= 100/190, P3p= 3 IpUdn ( vì tải nối tam giác nên Upt= Udn) 
+ Các bóng mắc hình tam giác mỗi pha 3bóng mắc nối tiếp từ đó tính được Ip= Id= 
100/380/3, P3p= 3 IpUdn ( vì tải nối tam giác nên Upt= Udn) 

File đính kèm:

  • pdfDe-GVDG-2013-BacNinh-CNCN.pdf