Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Sông Lô

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Sông Lô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian : 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1(2,0 điểm)
Cảm nhận của thầy/cô về đoạn thơ sau :
 “Cái cò sung chát đào chua
 câu ca mẹ hát gió đưa về trời
 ta đi trọn kiếp con người
 cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
 (Nguyễn Duy - Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Ngữ văn 9, tập hai, tr.49)
Câu 2 (3,0 điểm)
	Nhà văn Pháp V. Huy-gô từng nói : “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.
 Viết bài văn trình bày suy nghĩ của thầy/cô về câu nói trên.
Câu 3 (5,0 điểm)
Chủ nghĩa nhân đạo của văn học trung đại Việt Nam qua một số tác phẩm (đoạn trích) trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
 ---------------------- Hết------------------------------
 Chú ý : Giám thị coi thi không giải thích gì thêm !
Họ và tên thí sinhSBD.
PHÒNG GD – ĐT SÔNG LÔ
 KÌ THI GIÁO VIÊN GIỎI THCS NĂM HỌC 2013 – 2014
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
(gồm 04 trang )
-------------------
I.Yêu cầu kĩ năng
Câu 1:
Biết cách cảm nhận một đoạn thơ về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của một đoạn thơ.
Văn phong trong sáng, giàu cảm xúc.
Câu 2 :
Biết cách viết văn nghị luận xã hội : kết cấu chặt chẽ, biết bàn luận vấn đề, nắm chắc các bước, các thao tác chính trong viết văn nghị luận.
Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 3 :
Biết cách viết văn nghị luận văn học : Kết cấu chặt chẽ, xác định đúng vấn đề trọng tâm.
Văn phong trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
II. Yêu cầu kiến thức:
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
1.
2.
3.
Cảm nhận về đoạn thơ :
 “Cái cò sung chát đào chua
 câu ca mẹ hát gió đưa về trời
 ta đi trọn kiếp con người
 cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
- Câu 1,2: Hình ảnh cái cò là một ẩn dụ quen thuộc trong ca dao xưa ngầm nói về người mẹ, người phụ nữ Việt Nam nhiều nhọc nhằn, cay đắng, khổ đau. Hình ảnh cái cò trong lời hát ru của mẹ ngày xưa nay gió đưa về trời – câu ca đã theo mẹ về cõi vĩnh hằng.
-Câu 3,4: Lí giải nghĩa chuyển của hai từ “đi”
+Từ “đi”trong câu thơ “ta đi trọn kiếp con người” nghĩa là sống.
+Từ “đi” trong câu thơ “cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” nghĩa là thấu hiểu.
+Từ đó tác giả suy ngẫm về ý nghĩa của lời hát ru và tình mẹ. Lời ru từ thuở ấu thơ mẹ hát về những cái cò cái vạc tưởng như đơn giản thế mà đến khi đã trọn kiếp người mấy ai đã hiểu thấu hết ý nghĩa sâu xa mẹ gửi gắm trong đó. Trong những lời ru ấy có những con cò vỗ cánh ngoài cánh đồng, có những người mẹ nông dân nhọc nhằn, và có thể còn có chính người mẹ của nhà thơ – người mẹ nghèo váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa. Lời mẹ ru hay là lời mẹ gửi gắm bao nỗi niềm, bao ước vọng vào con
-Bốn câu thơ thể hiện nỗi niềm cảm thông, nhớ thương da diết và tấm lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ với mẹ mình, gợi cho người đọc nhiều liên tưởng, suy ngẫm sâu xa
2,0
0,5
1,0
0,5
2
III
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
1
2
3.
Nhà văn Pháp V. Huy – gô từng nói : “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.
 Viết bài văn trình bày suy nghĩ về câu nói trên.
Giới thiệu được vấn đề
 Giải thích vấn đề 
-Tài năng : khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc
-Lòng tốt : tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu.
 Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá , thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và đạo đức, tâm hồn của con người.
-Cúi đầu thán phục và quỳ gối tôn trọng là cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất quý giá của con người, đồng thời cũng bộc lộ một quan điểm về cách đánh giá con người : chỉ đề cao, coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ, có giá trị trong trí tuệ và phẩm cách của con người, coi đó là cái duy nhất đáng coi trọng, ngưỡng mộ .
*Bình luận : Khẳng định tính đúng đắn của câu nói:
- Con người cần cúi đầu trước tài năng : vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ ở con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. Đối diện với tài năng, ta không chỉ được chiêm ngưỡng, thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân.
- Con người phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt: vì lòng tốt xét đến cùng là sự hi sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo. Nhờ có lòng tốt, con người có thể vượt qua những nhu cầu ích kỉ của cá nhân, đứng cao hơn bản thân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh.
*Mở rộng:
- Không nên tuyệt đối hóa vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong con người vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng.
-Cần xác lập mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt, vì “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” ( Hồ Chí Minh ).
*Phê phán : 
-Những người không chịu khó học tập rèn luyện để có trí tuệ.
- Những người không tu dưỡng đạo đức để có lòng tốt, sự bao dung, vị tha, biết sống vì người khác trong cuộc đời.
-Những người không biết quý trọng trí tuệ và lòng tốt, phủ nhận tài năng, lòng tốt của con người.
*Bài học: trân trọng lòng tốt và tài năng.
*Kết bài : tổng kết, khẳng định lại giá trị câu nói.
Chủ nghĩa nhân đạo của văn học Trung đại Việt Nam qua một số tác phẩm ( đoạn trích ) mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9.
*Mở bài : giới thiệu được vấn đề.
*Thân bài
- Chủ nghĩa nhân đạo : lòng yêu thương con người, đồng cảm xót thương với nỗi đau khổ của con người và thể hiện niềm tin vào con người trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt nhất.
-Biểu hiện của lòng nhân đạo :
+ Đồng cảm xót thương với cuộc đời đau khổ của con người trong xã hội cũ. Đặc biệt là cuộc đời người phụ nữ tài hoa, bạch mệnh.
+ Phát hiện, trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người.
+ Tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người.
+Các nhà văn đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực và khẳng định quyền sống.
-Phân tích giá trị nhân đạo trong một số tác phẩm :
+ Đồng cảm, xót thương cho cuộc đời đau khổ của con người trong xã hội xưa:
 Vũ Nương : cuộc hôn nhân không trên cơ sở tình yêu, chiến tranh phong kiến li tán, bị chồng nghi oan thất tiết, không tự thanh minh được cho mình và phải tự vẫn
 Thúy Kiều : bị đem ra mua bán như một món hàng, sống cô đơn một thân một mình ở lầu Ngưng Bích.
 Kiều Nguyệt Nga: bị rơi vào tay bọn cướp “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy / Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.
 Lục Vân Tiên : bị hãm hại trong cảnh mù lòa.
+ Phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người:
 Vũ Nương : thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp, là người vợ thủy chung, người mẹ hiền, dâu thảo.
 Thúy Vân, Thúy Kiều : tài sắc vẹn toàn, yêu đời, yêu cuộc sống, thủy chung, hiếu thảo, vị tha, nhân hậu
 Kiều Nguyệt Nga : hiền thục, dịu dàng, ăn nói văn vẻ, hiếu thảo, trọng nghĩa tình
 Lục Vân Tiên : người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn
+Tố cáo thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người :
 Chế độ nam quyền độc đoán ( Trương Sinh )
 Chiến tranh phong kiến phong kiến phi nghĩa.
 Bọn buôn thịt bán người ( Mã Giám Sinh )
 Bọn côn đồ hại dân ( Bọn Cướp Phong Lai )
 Những kẻ bất nhân, phi nghĩa ( Trịnh Hâm ).
+ Các nhà văn đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực và khẳng định quyền sống :
 Vũ Nương được giải oan, có cuộc sống hạnh phúc dưới thủy cung.
 Thúy Kiều được báo ân báo oán.
 Lục Vân Tiên được người tốt bụng giúp đỡ ..
-Đánh giá :
+Giá trị nhân đạo văn học Trung đại Việt Nam rất sâu sắc, đó là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+Tuy nhiên do hạn chế của thời đại, các nhà văn vẫn chưa chỉ ra được con đường giải phóng cho những kiếp người đau khổ.
*Kết bài : Tổng kết vấn đề.
3,0
0,25
0,75
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
5,0
0,25
0,25
0,25
1,5
1,0
0,75
0,5
0,25
0,25
Lưu ý : 
Chỉ cho điểm tối đa với những bài viết hoàn thiện cả về kĩ năng và kiến thức.
Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, cảm thụ tốt, văn viết có cảm xúc.
-------------------Hết---------------------

File đính kèm:

  • docMON NGU VAN.doc
Đề thi liên quan