Đề thi giáo viên giỏi THCS - Cấp huyện - Môn thi: Sinh

doc10 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi THCS - Cấp huyện - Môn thi: Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd&dt
huyện quảng xương
đề thi Giáo viên giỏi THCS cấp huyện
năm học 2007-2008
Môn thi : Sinh
Thời gian làm bài : 150 phút .
Quảng Xương ngày 1 tháng 4 năm 2008
Câu1: (4.5điểm)
Điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 tế bào sinh ra từ một hợp tử lưỡng bội trong trường hợp :
a. Bình thường ?
b. Không bình thường ?
Câu2:(1.5điểm)
Điểm khác nhau giữa thường biến và mức phản ứng?
Câu3:(2điểm)
Công nghệ sinh học là gì? Nêu các lĩnh vực của công nghệ sinh học và ứng dụng của mỗi lĩnh vực đó trong đời sống?
Câu4:(2điểm)
Hãy nêu các chức năng của AND? Để thực hiện được các chức năng đó, phân tử AND có đặc điểm cấu tạo và hoạt động như thế nào?
Câu5:(1.5điểm)
 Trên một cây bạch đàn, lượng lá cây nhiều là nguồn thức ăn dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của quần thể sâu ăn lá trên cây bạch đàn làm cho số cá thể trong quần thể sâu ăn lá cây tăng lên. Khi số lượng sâu tăng lên thì nguồn thức ăn (lá cây bạch đàn ) lại giảm dần. Đây có phải là hiện tượng khống chế sinh học không? Vì sao?
câu6:(4.5điểm)
 ở một gen, tỉ lệ giữa số nuclêôtit loại G và loại không bổ sung với nó là 2/3.Trên mỗi mạch của gen có G1= T2 ; G2 = A1 ; T1 = 500nu.
1/ Xác định chiều dài của gen và số lượng từng loại nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch của gen?
2/ Trong quá trình sao mã nếu xảy ra đột biến mất 3 nuclêôtit thì có thể xảy ra hậu quả gì? (biết rằng đột biến không xảy ra ở vị trí bộ ba mở đàu và bộ ba kết thúc)
Câu7:(3điểm)
Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau. Tất cả các tế bào con sinh ra đều chuyển sang vùng chín giảm phân bình thường tạo ra 1280 giao tử. Trong quá trình đó, đã có 14592 NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. tỉ lệ trứng được thụ tinh chiếm 6,25% trên tổng số trứng được tạo thành .
Xác định :
1/ Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng đã tạo ra số giao tử trên?
2/ Bộ NST 2n của loài ?
3/ Số hợp tử được tạo thành và hiệu suất thụ tinh của tinh trùng ?
Câu8 (1 điểm) : Biết rằng P thuần chủng , tương phản đời F1 đồng tính đời F2 phân tính . Những quy luật di truyền nào có thể cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3:1? 
đáp án và hướng dẫn chấm
môn sinh
Nội dung
Điểm
Câu1
1. Trong trường hợp bình thường :
 a. Giống nhau: 
 - Cấu trúc tế bào: đều có màng tế bào, chất nguyên sinh và nhân. Nhân chứa bộ NST lưỡng bội giống nhau về cấu trúc.
 - Chức năng: 
+ Đều chứa bộ NST đặc trưng cho loài.
+ Là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể.
+ Đều có những đặc trưng để tồn tại và phát triển.
+ Có khả năng nhân đôi và lớn lên, khả năng trao đổi chất...
 b. Khác nhau:
 - Cấu trúc:
+ Nếu 2 tế bào đó sinh ra ở các thời điểm khác nhau thì khác nhau về kích thước tế bào hàm lượng các bào quan, hình thái NST.
+ Nếu một tế bào là tế bào sinh dưỡng và một tế bào là tế bào giao tử thì khác nhau về hình dạng, kích thước và số lượng NST.
 - Chức năng: 
	+ Nếu cùng là tế bào sinh dưỡng 2n nhưng ở các mô khác nhau thì thực hiện những chức năng khác nhau.
	+ Nếu là tế bào sinh dưỡng 2n và tế bào giao tử n thì cũng thực hiện chức năng khác nhau.
2. Trong trường hợp không bình thường: 
 - Thường biến : có thể làm cho 2 tế bào biến đổi giống nhau hoặc khác nhau và khác với hợp tử , do đó chức năng của chúng cũng có thể giống hoặc khác nhau.
 - Đột biến: tuỳ thuộc vào thời điểm và giai đoạn tổng hợp ADN mà chúng có thể giống nhau hoặc khác nhau:
	+ Nếu đột biến xảy ra ở giai đoạn G1 (ADN chưa nhân đôi) thì 2 tế bào con sinh ra cùng mang một loại đột biến như nhau.
	+ Nếu đột biến xảy ra ở giai đoạn G2 hoặc S (sau khi ADN và NST đã nhân đôi) thì có thể hoặc cả 2 hoặc một sợi ADN nào đó bị đột biến nên 2 tế bào con sinh ra có thể khác nhau dẫn tới khả năng biểu hiện các tính trạng rất khác nhau.
	|+ Nếu đột biến xảy ra trong kì sau của quá trình phân bào mà một vài cặp NST nào đó hoặc tất cả các cặp NST không phân li thì tế bào con sinh ra khác nhau về bộ NST của loài dẫn tới có thể biểu hiện chức năng khác nhau.
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu2
Thường biến 
Mức phản ứng 
Là biến đổi kiểu hình cụ thể của một kiểu gen trước tác động của điều kiện môi trường cụ thể.
Là giới hạn các biểu hiện thường biến khác nhau của một kiểu gen trước các điều kiện khác nhau của môi trường.
Không di truyền được vì do tác động của môi trường.
Di truyền được vì do kiểu gen quy định 
Phụ thuộc nhiều vào tác động của môi trường.
Phụ thuộc nhiều vào kiểu gen, 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu3
1. Khái niệm CNSH:
CNSH là một nghành công nghệ sử dụng tế bào sống và các tế bào sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
2. Các lĩnh vực của công nghệ sinh học và ứng dụng của mỗi lĩnh vực:
	- Công nghệ lên men: ứng dụng để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản.
	- Công nghệ tế bào thực vật và động vật: ứng dụng trong nuôi cấy tế bào, nuôi cấy mô, góp phần nhân giống mô.
	- Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi: ứng dụng trong việc điều chỉnh phát triển thú non trong chăn nuôi và các lĩnh vực khác.
	- Công nghệ sinh học xử lí môi trường : xử lí các chất thải bằng biện pháp sinh học...
	- Công nghệ Enzim / Prôtêin: ứng dụng để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện các chất độc.
	- Công nghẹ gen: ứng dụng để chuyển ghép gen từ tế bào này sang tế bào khác giữa các loài với nhau. Đây là công nghệ cao và công nghệ quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học.
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu4
1/ Chức năng của AND:
	AND được xem là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử nhờ thực hiện được các chức năng quan trọng :
	+ Chứa đựng thông tin di truyền.
	+ Truyền đạt thông tin di truyền.
2/ Những đặc điểm cấu tạo và hoạt động giúp AND thực hiện chức năng di truyền:
 a. Để thực hiện chức năng chứa đựng thông tin di truyền :
	+AND mang gen, gen chứa thông tin di truyền.
	+ Các gen phân bố theo chiều dọc của phân tử AND.
	+ AND có cấu trúc 2 mạch xoắn kép đảm bảo sự ổn định và bền vững của thông tin di truyền.
b. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
	+ Giữa 2 mạch có các liên kết hiđrô linh động
 + Nhờ hoạt động tự nhân đôi của ADN.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
Câu5
- Mối quan hệ trên không phải hiện tượng khống chế sinh học .
- Giải thích : vì khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này kìm hãm sự phát triển số lượng cá thể của quần thể khác mà quần thể sâu không khống chế sự phát triển số lượng cây bạch đàn mà chỉ khống chế sự phát triển của một cây bạch đàn 
0.5đ
1đ
Câu6
1/ Theo bài ra : = G = A (1) 
- Cũng từ giả thuyết : G1= T2 và G2 = A1 G1+ G2 = T2+ A1 G =A1+A1 = A1(2).
- Từ (1) và (2) A1= A A1=A(3).
- Mặt khác A1+T1= A(4). Theo giả thuyết T1= 500nu(5).
Thay (3) và (5) vào (4) ta được : A = 900nu G = 600nu.
Ngen = 2( A + G ) = 2( 900 + 600 ) = 3000nu.
Lgen = Ngen 3,4 = 5100nu.
- T1= A2 = 500nu.
 A1 = T2 = A - T1 = 900 - 500 = 400nu.
 G1 = X2 = T2 = = 200nu.
 X1 = G2 = A1= 400nu.
2/ Hậu quả có thể xảy ra:
- Nếu 3 nu bị mất đều thuộc một bộ ba thì chỉ làm mất đi một aa của phân tử Prôtêin do gen đó tổng hợp .
- Nếu 3 nu bị mất nằm ở 2 bộ 3 kế tiếp nhau thì làm mất đi 1 aa và có thể làm thay đổi 1 aa (của phân tử Prôtêin do gen đó tổng hợp) tại vị trí xảy ra đột biến .
- Nếu 3 nu bị mất nằm ở 3 bộ ba kế tiếp nhau thì sẽ làm mất đi một aa và có thể làm thay đổi 2 aa (của phân tử Prôtêin do gen đó tổng hợp) tại vị trí xảy ra đột biến.
- Nếu 3 nu bị mất nằm ở 2 bộ ba (hoặc 3 bộ ba ) cách xa nhau thì sẽ làm mất đi một aa và có thể làm thay đổi các aa (của phân tử Prôtêin do gen đó tổng hợp) từ vị trí xảy ra đột biến mất cặp nu đầu tiên cho đến vị trí đột biến mất cặp nu cuối cùng.
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu7
1/ Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng :
- Theo bài ra ta có số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng bằng nhau.
Gọi a là số tế bào sinh tinh = số tế bào sinh trứng 
 Số tinh trùng = 4a ; số trứng = a.
Ta có 4a +a = 1280 a = 256.
Vậy số tế bào sinh tinh bằng số tế bào sinh trứng = 256
2/ bộ NST 2n của loài :
Số thể định hướng được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng = 256.3 = 768.
Số NST trong các thể định hướng = 768.n = 14592
n = = 19. Vậy bộ NST 2n của loài = 38(NST)
3/ Số hợp tử và hiệu suất thụ tinh của tinh trùng :
Số trứng tạo ra bằng số tế bào sinh trứng = 256
Số hợp tử bằng số trứng thụ tinh bằng số tinh trùng thụ tinh :
256 . 6,25% = 16 (hợp tử)
Tổng số tinh trùng được tạo ra : 256 . 4 = 1024 (tinh trùng)
Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là: . 100% = 1,5625%.
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
Câu8
P thuần chủng , tương phản ,F1 đồng tính , F2 có tỉ lệ kiểu hình là 
3 :1, vậy có 2 trường hợp xảy ra:
 - TH1: mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên một cặp NST thường khác nhau. Tỉ lê 3:1 là kết quả của quy luật di truyền phân tính của MenĐen cơ thể F1 có kiểu gen dị hợp một cặp.
 - TH2: Các gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng tỉ lệ 3 : 1 là kết quả của quy luật di truyền liên kết 2 cặp gen F1 có kiểu gen dị hợp tử đều 
0.5đ
0.5đ
Phòng gd&dt
huyện quảng xương
đề thi Giáo viên giỏi THCS cấp huyện
năm học 2007-2008
Môn thi : Sinh
Thời gian làm bài : 150 phút .
Quảng Xương ngày 1 tháng 4 năm 2008
*Câu1(4điểm):Điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 tế bào sinh ra từ một hợp tử lưỡng bội trong trường hợp :
a. Bình thường ?
b. Không bình thường ?
*Câu2 (1.5 điểm) : Điểm khác nhau giữa thường biến và mức phản ứng?
*Câu3 ( 2 điểm) : Hãy nêu các chức năng của ADN? Để thực hiện được các chức năng đó, phân tử ADN có đặc điểm cấu tạo và hoạt động như thế nào?
Câu4 (2.5 điểm): Khái quát sơ đồ về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, qua đó nêu vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ ấy? Người ta đã vận dụng mối quan hệ này trong sản xuất để nâng cao năng suất như thế nào?
*Câu5 (1.5 điểm): Trên một cây bạch đàn, lượng lá cây nhiều là nguồn thức ăn dồi dào , tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của quần thể sâu ăn lá làm cho số cá thể trong quần thể sâu ăn lá cây tăng lên. Khi số lượng sâu tăng lên thì nguồn thức ăn (lá cây bạch đàn ) lại giảm dần. Đây có phải là hiện tượng khống chế sinh học không? Vì sao?
* Thay bang bai quy luat di truyen cua menden. câu6 (4.5 điểm): ở một gen, tỉ lệ giữa số nuclêôtit loại A và loại không bổ sung với nó là 2/3.Trên mỗi mạch của gen có A1= X2 ; A2 = G1 ; X1 = 500nu.
1/ Xác định chiều dài của gen và số lượng từng loại nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch của gen?
2/ Trong quá trình sao mã nếu xảy ra đột biến mất 3 nuclêôtit thì có thể xảy ra hậu quả gì? (biết rằng đột biến không xảy ra ở vị trí bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc)
Câu7 (4điểm): ở một loài thuộc lớp chim, trong mỗi cá thể xét một tế bào sinh dưỡng thì ở một nhóm cá thể đang quan sát thấy có tất cả 10240 NST, trong đó có 2,5 % là NST giới tính và 1,875 % là NST giới tính X.
1. Xác định tên loài và tỉ lệ đực : cái trong nhóm cá thể đã cho ?
2. Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25 %, hãy tính số tế bào sinh tinh đã huy động cho quá trình thụ tinh tạo số cá thể trên ?
3. Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% và tất cả các trứng đều phát sinh từ 5 tế bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái đã nguyên phân mấy lần?
Biết bộ NST của nhóm cá thể trên đều bình thường, tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử là 80% và tất cả các tế bào con ở vùng sinh sản đều trở thành các tế bào sinh giao tử và vào vùng chín .
đáp án và biểu chấm
môn sinh
Nội dung
Điểm
Câu1
1. Trong trường hợp bình thường :
 a. Giống nhau: 
 - Cấu trúc tế bào: đều có màng tế bào, chất nguyên sinh và nhân. Nhân chứa bộ NST lưỡng bội giống nhau về cấu trúc.
 - Chức năng: 
+ Đều chứa bộ NST đặc trưng cho loài.
+ Là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể.
+ Đều có những đặc trưng để tồn tại và phát triển.
+ Có khả năng nhân đôi và lớn lên, khả năng trao đổi chất...
 b. Khác nhau:
 - Cấu trúc:
+ Nếu 2 tế bào đó sinh ra ở các thời điểm khác nhau thì khác nhau về kích thước tế bào hàm lượng các bào quan, hình thái NST.
+ Nếu một tế bào là tế bào sinh dưỡng và một tế bào là tế bào giao tử thì khác nhau về hình dạng, kích thước và số lượng NST.
 - Chức năng: 
	+ Nếu cùng là tế bào sinh dưỡng 2n nhưng ở các mô khác nhau thì thực hiện những chức năng khác nhau.
	+ Nếu là tế bào sinh dưỡng 2n và tế bào giao tử n thì cũng thực hiện chức năng khác nhau.
2. Trong trường hợp không bình thường: 
 - Thường biến : có thể làm cho 2 tế bào biến đổi giống nhau hoặc khác nhau và khác với hợp tử , do đó chức năng của chúng cũng có thể giống hoặc khác nhau .
 - Đột biến: tuỳ thuộc vào thời điểm và giai đoạn tổng hợp ADN mà chúng có thể giống nhau hoặc khác nhau:
	+ Nếu đột biến xảy ra ở giai đoạn G1 (ADN chưa nhân đôi) thì 2 tế bào con sinh ra cùng mang một loại đột biến như nhau.
	+ Nếu đột biến xảy ra ở giai đoạn G2 hoặc S (sau khi ADN và NST đã nhân đôi) thì có thể hoặc cả 2 hoặc một sợi ADN nào đó bị đột biến nên 2 tế bào con sinh ra có thể khác nhau dẫn tới khả năng biểu hiện các tính trạng rất khác nhau.
	|+ Nếu đột biến xảy ra trong kì sau của quá trình phân bào mà một vài cặp NST nào đó hoặc tất cả các cặp NST không phân li thì tế bào con sinh ra khác nhau về bộ NST của loài dẫn tới có thể biểu hiện chức năng khác nhau.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu2
Thường biến
Mức phản ứng
Là biến đổi kiểu hình cụ thể của một kiểu gen trước tác động của điều kiện môi trường cụ thể.
Là giới hạn các biểu hiện thường biến khác nhau của một kiểu gen trước các điều kiện khác nhau của môi trường.
Không di truyền được vì do tác động của môi trường.
Di truyền được vì do kiểu gen quy định 
Phụ thuộc nhiều vào tác động của môi trường.
Phụ thuộc nhiều vào kiểu gen, 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu3
1/ Chức năng của AND:
	AND được xem là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử nhờ thực hiện được các chức năng quan trọng :
	+ Chứa đựng thông tin di truyền.
	+ Truyền đạt thông tin di truyền.
2/ Những đặc điểm cấu tạo và hoạt động giúp AND thực hiện chức năng di truyền:
 a. Để thực hiện chức năng chứa đựng thông tin di truyền :
	+AND mang gen, gen chứa thông tin di truyền.
	+ Các gen phân bố theo chiều dọc của phân tử AND.
	+ AND có cấu trúc 2 mạch xoắn kép đảm bảo sự ổn định và bền vững của thông tin di truyền.
b. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
	+ Giữa 2 mạch của phân tử ADN có các liên kết hiđrô linh động
 + Nhờ hoạt động tự nhân đôi của ADN.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
Câu4
1. Mối quan hệ, vai trò của mỗi yếu tố:
 a. Mối quan hệ: 
	Kiểu gen môi trường	 Kiểu hình.
 b. Vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ trên:
	- Kiểu gen quy định khả năng biểu hiện kiểu hình trước các điều kiện khác nhau của môi trường .
	- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
	- Môi trường là điều kiện để kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình.
2. ứng dụng:
 	Trong sản xuất nông nghiệp :
 - kiểu gen được hiểu là giống vật nuôi, cây trồng 
 - Môi trường là các điều kiện chăm sóc, các biện pháp kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt .
 - Kiểu hình là năng suất thu được.
	+ Nếu có giống tốt mà biện pháp kĩ thuật sản xuất không phù hợp thì không tận dụng được năng suất của giống.
	+ Nếu biện pháp kĩ thuật phù hợp nhưng giống không tốt cũng không thu được năng suất cao.
	+ Để thu được năng suất cao nhất thì phải kết hợp giữa chọn giống tốt với sử dụng biện pháp kĩ thuật hợp lí nhất.
 Sơ đồ: Giống 	Biện pháp , kĩ thuật 	Năng suất.
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu5
- Mối quan hệ trên không phải hiện tượng khống chế sinh học .
Giải thích : vì khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này kìm hãm sự phát triển số lượng cá thể của quần thể khác mà quần thể sâu không khống chế sự phát triển số lượng cây bạch đàn mà chỉ khống chế sự phát triển của một cây bạch đàn 
0.5đ
1đ
Câu6
1. Theo bài ra : = A = G(1) 
- Cũng từ giả thuyết : A1= X2 và A2 = G1 A1+ A2 = X2+ G1 A =G1+G1 = G1(2).
- Từ (1) và (2) G1= G G1=G(3).
- Mặt khác G1+X1= G(4). Theo giả thuyết X1= 500nu(5).
Thay (3) và (5) vào (4) ta được : G = 900nu A = 600nu.
Ngen = 2( A + G ) = 2( 900 + 600 ) = 3000nu.
Lgen = Ngen 3,4 = 5100nu.
- X1= G2 = 500nu.
 G1 = X2 = G - X1 = 900 - 500 = 400nu.
 A1 = T2 = X2 = = 200nu.
 T1 = A2 = G1= 400nu.
2. Hậu quả có thể xảy ra:
- Nếu 3 nu bị mất đều thuộc một bộ ba thì chỉ làm mất đi một aa của phân tử Prôtêin do gen đó tổng hợp .
- Nếu 3 nu bị mất nằm ở 2 bộ 3 kế tiếp nhau thì làm mất đi 1 aa và có thể làm thay đổi 1 aa (của phân tử Prôtêin do gen đó tổng hợp) tại vị trí xảy ra đột biến .
- Nếu 3 nu bị mất nằm ở 3 bộ ba kế tiếp nhau thì sẽ làm mất đi một aa và có thể làm thay đổi 2 aa (của phân tử Prôtêin do gen đó tổng hợp) tại vị trí xảy ra đột biến.
- Nếu 3 nu bị mất nằm ở 2 bộ ba (hoặc 3 bộ ba ) cách xa nhau thì sẽ làm mất đi một aa và có thể làm thay đổi các aa (của phân tử Prôtêin do gen đó tổng hợp) từ vị trí xảy ra đột biến mất cặp nu đầu tiên cho đến vị trí đột biến mất cặp nu cuối cùng.
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu7
1. Số NST giới tính trong nhóm cá thể được xét là: 
10240 . 2,5% = 256(NST)
Số NST giới tính X là : 10240 . 1,875% = 192(NST)
ở chim, con cái có cắp NST giới tính là XY; con đực có cặp NST giới tính là XX.
Số NST Y trong nhóm cá thể được xét là : 256 - 192 = 64(NST) tương ứng với số cá thể cái số cá thể cái = 64(cá thể).
Số NST X trong nhóm cá thể cái = NST Y = 64(NST).Vậy số NST X trong số cá thể đực là: 192 - 64 = 128(NST ).
 Số cá thể đực là 128 : 2 = 64 (cá thể).
 Tỉ lệ đực : cái trong nhóm cá thể đem xét là 64 : 64 = 1 : 1.
- Tổng số cá thể được quan sát là 64 + 64 = 128.
Vậy bộ NST của loài là 10240 : 128 = 80(NST) . Đây là bộ NST của Vịt nhà.
2. Số tế bào sinh tinh : 
80% Số hợp tử phát triển thành 128 cá thể số hợp tử tạo thành = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh = 128 . = 160.
số tinh trùng đã được tạo ra là 160 . = 2560 
Số tế bào sinh tinh: 2560 : 4 = 640(tế bào)
3. Số lần nguyên phân :
Số trứng tạo ra : 160 . = 320 .
Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ cái số tế bào con sinh ra sau nguyên phân = số tế bào sinh trứng = số trứng tạo ra : 5 . 2x = 320 2x = 320 : 5 = 64 x = 6.
Mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân được 6 lần .
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ

File đính kèm:

  • docde thi GVG huyen mon sinh THCS.doc