Đề thi giáo viên giỏi THCS - Đề thi môn: Sinh Học

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi THCS - Đề thi môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI THCS NĂM HỌC 2009 - 2010
 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Thời gian làm bài 150 phút cả phần nhận thức chung 
 (Không kể thời gian giao đề)
B- PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN 
Câu I: 
	1- Quá trình quang hợp và hô hấp ở cây xanh khác nhau cơ bản ở những đặc điểm nào? Ý nghĩa của quang hợp đối với đời sống sinh vật và môi trường ?
	2- Tại sao khi nghỉ ngơi dưới tán cây vào ban ngày thấy khoẻ hơn ngược lại thường bị mệt vào ban đêm .
Câu II: 
	1- Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính giống và khác nhau cơ bản ở những điểm nào?
	2- Sự tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật được biểu hiện như thế nào?
Câu III: 
	1- Phân tích các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức phận của hồng cầu.Tại sao những dân tộc sống ở những vùng núi cao số lượng hống cầu trong máu của người lại cao hơn số lượng hồng cầu trong máu của những người sống ở vùng đồng bằng. 
	2- Vì sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?
Câu IV: 
Trình bày tóm tắt các cơ chế sinh học xẩy ra đối với một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở cấp độ tế bào.
Câu V:
	Một cặp gen dị hợp mỗi alen đều dài 5100 A0. Gen A có 35% Ađênin, gen a có 10% Guanin. Đột biến dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen Aaa.
	1- Tìm số lượng mỗi loại nuclêôtít của kiểu gen?
	2- Tìm số lượng nuclêôtít mỗi loại trong mỗi loại giao tử được tạo ra từ kiểu gen đó.
	3- Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình khi cho cơ thể có kiểu gen trên tự thụ phấn. Biết rằng A quy định hạt đỏ, a quy định hạt trắng.
Câu VI:
	Ở một loài thực vật tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thân cao, quả vàng với cây thân thấp quả đỏ thu được F1, cho các cây F1 lai phân tích thu được Fpt với 18000 cây trong đó có 2880 cây thân thấp, quả vàng. Biết rằng các gen năm trên các nhiễm sắc thể thường và quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
	1- Biện luận và viết sơ đồ lai từ P à Fpt
	2- Tính số lượng cá thể của các cây thuộc các kiểu hình còn lại của Fpt. 
Ghi chó: Gi¸m thÞ coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm
PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI THCS NĂM HỌC 2009- 2010 
 MÔN THI: SINH HỌC 
Câu I: (2,25 điểm) 
Nội dung 
Điểm 
1- Điểm khác nhau giữa quá trỉnh quang hợp và hô hấp ở cây xanh.
Đặc điểm 
Quang hợp
Hô hấp
Nơi diễn ra 
Tế bào chứa diệp lục 
Ở tất cả các tế bào 
Thời gian 
Ban ngày, trong điều kiện có chiếu sáng 
Cả ngày và đêm 
Nguyên liệu 
H2O, CO2 
O2, chất hữu cơ đơn giản 
Sản phẩm chính
Hợp chất hữu cơ và O2
CO2, H2O, năng lượng ATP
Tác dụng 
Tổng hợp chất hữu cơ xây dựng tế bào 
Phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng 
* Ý nghĩa của quang hợp đối với đời sống sinh vật và môi trường.
- Quang hợp có vai trò chuyển hoá năng lượng cho mọi sinh vật trên trái đất. 
- Quang hợp ở thực vật đã tổng hợp được nguồn chất hữu cơ khổng lồ từ chất vô cơ cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng và con người.
- Điều hoà không khí, đẩm bảo sự sống trên trái đất.
2- Tại sao khi nghỉ ngơi dưới tán cây vào ban ngày thấy khoẻ hơn ngược lại thường bị mệt vào ban đêm .
- Ban ngày cây quang hợp hút khí CO2, nhả ra oxi làm không khí xung quanh cây chứa nhiều O2 nên ta cảm thấy dễ chịu. Ngược lại vào ban đêm cây chỉ có quá trình hô hấp nên không khí xung quanh cây có lượng khí O2 thấp, khí CO2 tăng nên người ngồi dưới tán cây vào ban đêm thấy mệt mỏi hơn do thiếu O2, thừa CO2 . 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu II: (2,75 điểm)
1- Điểm giống và khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Giống nhau: 
Đều sinh ra những cơ thể mới có bộ NST giống bố mẹ
- Khác nhau:
Sinh sản vô tính 
Sinh sản hữu tính 
+ Sinh sản vô tính là hính thức sinh sản không có sự kết hợp giữa các yếu tố đực và yếu tố cái. Sinh sản bằng tế bào sinh dưỡng hoặc bảo tử.
+ Không có quá trình giảm phân 
+ Cơ thể mới sinh ra có bộ NST giống hệt của cơ thể mẹ.
+ Sinh sản hữu tính là hính thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái (thụ tinh) tạo thành hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
+ Có quá trình giảm phân hình thành giao tử 
+ Có sự đổi mới NST do giao tử đực (n) kết hợp với giao tử cái (n) tạo thành cơ thể mới (2n) 
2- Sự tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật được biểu hiện như sau.
* Tiến hoá trong cơ quan sinh sản.
- Từ chố chưa có cơ quan sinh sản đến chỗ có cơ quan sinh sản chuyên biệt.
- Từ chỗ chưa phân hoá tính đực – cái đến chỗ phân hoá rõ ràng thành giao tử đực và giáo tử cái.
- Tư chố cơ quan sinh sản cùng nằm trên một cơ thể đến chỗ cơ quan sinh sản nằm trên các cơ thể khác nhau.
* Tiến hoá trong thụ tinh.
- Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước hiệu quả thấp đến thụ tinh trong hiệu quả cao.
- Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo tạo ra những thay đổi về mặt di truyền 
* Tiến hoá về sự bảo vệ phôi và chăm sóc con non.
- Từ chỗ phôi trong trứng phát triển tự nhiên (sâu bọ, bò sát) đến chỗ bớt lệ thuộc vào môi trường xung quanh (chim, thú)
- Từ chỗ con non sinh ra không được bảo vệ, chăm sóc đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trong một thời gian nhất định tuỳ theo loài. 
1,0 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu III: (2,25 điểm)
1- Các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức phận của hồng cầu .
Hình Dạng
 Hình dĩa, lõm 2 mặt
Làm tăng diện tích tiếp xúc của hồng cầu với O2 và CO2
Cấu tạo
 Không có nhân
Giảm bớt tiêu tốn năng lượng cho HC trong khi làm việc.
 Có Hemoglobin
Kết hợp lỏng lẻo với O2 và CO2 ; giúp vận chuyển và trao đổi các khí dễ dàng.
 Có số lượng nhiều
Vận chuyển được nhiều khí cho cơ thể khi lao động, hoạt động nhiều, kéo dài
* Những dân tộc sống ở những vùng núi cao số lượng hống cầu trong máu của người lại cao hơn những người sống ở vùng đồng bằng vì.
+ Không khí trên núi cao có áp suất thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm.
+ Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .
2- Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường vì. 
- Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO2
- Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh đẻ thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể.
- Khi nào lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu IV: (2,75 điểm)
Các cơ chế sinh học xẩy ra đối với một cặp NST tương đồng ở cấp độ tế bào. 
- Cơ chế nhân đôi của NST.
Sự nhân đôi của NST được thực hiện trên cơ sở sự nhân đôi của ADN xẩy ra ở kỳ trung gian trong quá trình phân bào.
- Cơ chế phân ly của NST.
Trong nguyên phân các NST tương đồng đã phân ly đồng đều về mỗi cực của tế bào để góp phần tạo ra bộ NST 2n ở TB con.
Trong giảm phân I NST phân ly ở kỳ sau. Kết quả tạo ra bộ NST ở trạng thái kép trong các tế bào.
Trong giảm phân II hai crômatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào. Kết quả mỗi giao tử chỉ có 1 NST đơn trong cặp tương đồng.
- Cơ chế tổ hợp tự do của NST.
Trong thụ tinh mỗi NST đơn trong bộ NST đơn bội của giao tử tái tổ hợp để tạo nên cặp NST tương đồng trong hợp tử lưỡng bội ở thế hệ sau đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính.
- Cơ chế trao đổi chéo của NST.
Trong quá trình phân bào giảm nhiễm có thể xẩy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các NST kép trong cặp tương đồng làm thay đổi cấu trúc của NST góp phần tạo nên biến dị tổ hợp.
- Cơ chế đột biến.
Do các tác nhân vật lý, hoá học  NST có thể bị đứt gãy sau dó lại tái kết hợp bất thường tạo nên các dạng đột biến cấu trúc NST hoặc làm rối loạn sự phân ly của NST trong quá trình phân bào tạo nên các đột biến về số lượng NST. 
0,5
0,75
0,5
0,5
0,5
Câu V: (3 điểm)
1- Số lượng mỗi loại Nu trong kiểu gen:
- Số lượng Nu trong mỗi alen là: (5100 : 3,4) . 2 = 3000 (Nu)
- Xét gen A có A=T = 35% => G = X = 50% - 35% = 15%
=> A = T = 35% . 3000 = 1050 (Nu)
 G = X = 15% . 3000 = 450 (Nu)
- Xét gen a có G = X = 10% => A= T = 50% - 10% = 40% 
=> A = T = 40% . 3000 = 1200 (Nu)
 G = X = 10% . 3000 = 300 (Nu)
=> Số lượng mỗi loại Nu của kiểu gen là:
 A = T = 1050 + (1200 . 2) = 3450 (Nu)
 G= X = 450 + (300 .2) = 1050 (Nu) 
2- Số lượng nuclêôtít mỗi loại trong mỗi loại giao tử được tạo ra từ kiểu gen đó.
- Khi cơ thể có kiểu gen Aaa giảm phân bính thường cho ra số lượng các loại giao tử như sau: 2Aa, 1aa, 1A, 2a
 => Số lượng Nu trong mỗi loại giao tử như sau:
 Giao tử Aa : A = T = 1050 + 1200 = 2250 (Nu)
 G = X = 450 + 1050 = 1500 (Nu)
Giao tử aa: A= T = 1200 +1200= 2400 (Nu)
 G = X = 300 + 300 = 600 (Nu)
Giao tử A : A = T = 1050 (Nu)
 G = X = 450 (Nu)
Giao tử a : A= T = 1200 (Nu)
 G = X = 300 (Nu)
3- Sơ đồ lai:
 P : (Hạt đỏ) Aaa x Aaa (Hạt đỏ)
 GP: 2Aa , 1aa , 1A, 1a 2Aa , 1aa , 1A, 1a
 F1: (Kẻ bảng)
 Kiểu gen: 4Aaaa : 4AAa : 4Aaa : 1AA : 10Aaa : 4Aa : 5aaa : 4aa
 Kiểu hình: 3 đỏ : 1trắng.
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu VI: (3 điểm)
- Theo đầu bài tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp, quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng 
 	Quy ước: Gen A- Thân cao , a – Thân thấp 
 B- Quả đỏ , b - quả vàng 
- Xét tổ hợp cây thân thấp, quả vàng (aabb) ta có : 
2880 : 18000 = 0,16 = 16% khác với quy luật phân li độc lập và di truyền liên kết => Các gen quy định chiều cao cây và màu sắc quả cùng nằm trân một NST và liên kết không hoàn toàn với nhau.=> Kiểu gen của cây thân thấp, quả vàng là: ab
 ab
=> Cây thân cao, quả vàng thuần chủng có kiểu gen là: Ab , cây thân 
 Ab
thấp, quả đỏ có kiểu gen là aB .
 aB 
16% cây thân thấp, quả vàng có kiểu gen ab được tổ hợp như sau.
 ab
16% ab = 16% ab x 100% ab => giao tử ab được sinh ra do sự hoán vị 
 ab
gen.
=> Tần số hoán vị gen = 16% + 16% = 32% .
Sơ đồ lai:
P : (Cao, vàng) Ab x aB (Thấp, đỏ)
 Ab aB
GP: Ab aB
F1: Ab 
 aB
 100% Cao, vàng.
F1 lai phân tích: (Cao, vàng) Ab x ab (Thấp, đỏ)
 aB ab
GF1: 34% Ab , 34% aB ,16% AB , 16% ab ab
Fpt: Kiểu gen: 34% Ab : 34% aB , 16% AB , 16% ab
 Ab ab ab ab
 Kiểu hình: 34% cây thân cao, quả vàng
 34% cây thân thấp, quả đỏ
 16% cây thân cao, quả đỏ
 16% cây thân thấp, quả vàng.
2- Số lượng cá thể của các cây thuộc các kiểu hình còn lại là 
 Cây thân cao, quả vàng = 34% . 18000 = 6120 (cây)
 Cây thân thấp, quả đỏ = 34% . 18000 = 6120 (cây)
 Cây thân cao, quả đỏ = 16% . 18000 = 2880 (cây) 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

File đính kèm:

  • docDe thi GVG nam hoc 2009 2010 VT.doc
Đề thi liên quan