Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Ân Hòa

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Ân Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học
ân hoà
Bài kiểm tra định kì giữa học kì I
Môn Tiếng Việt lớp 4 Năm học 2010- 2011
Họ và tên học sinh:..........................................................................Lớp 4:.............
Điểm bài thi:..............Họ tên GK 1:.........................................................Kí.................
Bằng chữ:...................Họ tên GK 2:.........................................................Kí................
I. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1) Chính tả (5 điểm): Thời gian viết bài 10 phút
 Bài: “Người viết truyện thật thà''. TV4 tập 1 Trang 56)
2) Tập làm văn: (5 điểm) Thời gian làm bài 30 phút.
Vừa qua đồng bào miền Trung bị thiệt hại nặng nề do bão lụt, em hãy viết thư thăm hỏi và động viên người thân của em ở vùng quê đó.
II. Kiểm tra đọc (10 điểm) (Thời gian làm bài 25 phút)
Đọc thầm và làm bài tập bài: (5 điểm) “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” TV4 tập 1
trang 4.
 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Đoạn trích: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” được kể bằng lời của nhân vật nào ?
A. Nhà Trò.
 B. Dế mèn
 C. Bọn Nhện
Câu 2: Dế Mèn trông thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
Nhà Trò gục đầu ngồi khóc bên tảng đá cuội.
Nhà Trò bé nhỏ yếu ớt.
Nhà Trò mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm vàng.
Câu 3: Chi tiết nào sau đây cho thấy Nhà Trò rất yếu ớt?
Thân hình nhỏ bé, gầy yếu, như mới lột, cánh mỏng ngắn chùn chùn.
Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ. 
 C. Nhà Trò ốm yếu đến tội nghiệp. 
Câu 4: Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn nhà Trò?
A. Hung hăng, xốc nổi.
B. Nghĩ ngợi và xúc động.
C. ái ngại và thông cảm
Câu 5: Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
Bọn nhện là kẻ độc ác chuyên bắt nạt kẻ yếu.
Tình cảnh của Nhà Trò khi bị bọn nhện ức hiếp.
Gia cảnh Nhà Trò nghè túng.
Câu 6: Đoạn cuối bài ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
Ca ngợi Nhà Trò tuy yếu ớt nhưng vẫn tự tin khi có Dế Mèn.
Ca ngợi tình bạn thân thiết của Dế Mèn và Nhà Trò.
Câu 7: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” được trích trong tác phẩm nào?
Tuyển tập Tô Hoài.
Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
Dế Mèn phiêu lưu kí.
Câu 8: Trong các câu văn sau dấu hai chấm có tác dụng gì?
 Nức nở mãi, chị mới kể:
 - Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện.
Câu 9: Tìm các từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
Cưu mang, .......................................................................................................................
Câu 10: Câu tục ngữ sau đây khuyên ta điều gì?
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
2) Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ trong các bài tập đọc đã học ở SGK lớp 4 tập 1 từ tuần 1 đến tuần 9 và trả lời 1 câu hỏi phù hợp nội dung của bài do giáo viên nêu.
Hướng dẫn chấm môn TV lớp 4 
I- Bài kiểm tra viết: (10 điểm)
 1. Chính tả (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần: không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
*Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài.
2) Tập làm văn: (5 điểm) GV cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể (có thể cho theo các mức điểm từ 0,5 – 1 – 1,5 .....đến 5)
II. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1) Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) – Khoanh đúng và trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
Câu 1B
Câu 2A
Câu 3A
Câu 4C
Câu 5B
Câu 6A
Câu 7C
Câu 8: Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu câu sau là lời nói của Nhà Trò. Nó được dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
Câu 9: Tìm các từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
 Cưu mang, giúp đỡ, che chở, đùm bọc...
Câu 10: Nếu chỉ có một cây thì không tạo thành một rừng cây mà muốn có một rừng cây phải có nhiều cây mới tạo thành rừng. Vậy câu tục ngữ khuyên người ta phải đoàn kết với nhau thì mới tạo nên sức mạnh.
2) Đọc thành tiếng: (5 điểm) GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
1) Đọc đúng tiếng, đúng từ: cho 1 điểm.
+ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm
+ Đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm.
2) Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa:1 điểm 
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm.
3) Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm.
+ Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.
4) Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá một phút): 1 điểm.
+ Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm.
+ Đọc quá 2 phút: 0 điểm.
5) Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm.
+ Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ 
ràng: 0,5 điểm.
+ Không trả lời được, hoặc trả lời sai ý: 0 điểm.

File đính kèm:

  • docdethi.doc