Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Phan Thị Thanh Trang

doc9 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Phan Thị Thanh Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ
 TRƯỜNG TH TRẦN NHÂN TÔNG
Lớp: ...........................................................
Họ và tên: ..................................................
Điểm:... bằng số: ........................
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I
Năm học: 2013-2014
 Môn: TIẾNG VIỆT - Lớp BỐN ( Phần đọc hiểu)
Thời gian làm bài: 30 phút
GV coi: ..........................GV chấm: .......................................
GV : Phan Thị Thanh Trang
ĐỀ: Đọc thầm bài văn sau: 
 Bài học về sự quan tâm.
	Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng trong bài thi hết sức bất ngờ: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!
	Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô ấy chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.
	Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng:“Thưa thầy, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi- rồi ông nói tiếp- trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng nhận được sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
	Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.
 Theo Thanhnien Online
Dựa vào nội dung bài văn trên và đánh X vào câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Câu hỏi cuối cuả vị giáo sư trong đề thi yêu cầu điều gì ? 	
a/ Giải thích một vấn đề chuyên môn sâu rất hóc búa.
b/ Tả người phụ nữ quét dọn trường học. 
c/ Cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học .
Câu 2: Tác giả trong câu chuyện đã làm bài thi phần cuối này như thế nào?	
a/ Bỏ trống vì không trả lời được. 	b/ Ghi đầy đủ họ và tên người phụ nữ này 
c/ Tả người phụ nữ quét dọn trường học nhưng không nêu được tên của bà. 
Câu 3: Vì sao không phải là câu hỏi chuyên môn mà vị giáo sư vẫn tính điểm câu hỏi này?
a/ Vì trong đề thi cho phép tính điểm một câu hỏi ngoài chuyên môn.
	b/ Vì theo giáo sư, quan tâm đến những người sống chung quanh ta, dù họ làm công việc gì, là một phẩm chất quan trọng của một người làm nghề y.
c/ Vì vị giáo sư này hay yêu cầu sinh viên làm những việc khác thường.
Câu 4: Vì sao câu chuyên có tên là Bài học về sự quan tâm? 
	a/ Vì vị giáo sư đã giảng một bài học về sự quan tâm.
	b/ Vì câu chuyện dạy cho chúng ta biết quan sát, tìm hiểu mọi vật,mọi người xung quanh.
	c/ Vì câu chuyện dạy cho chúng ta phải biết quan tâm đến những người xung quanh mình.
Câu 5: Tiếng “ạ” gồm những bộ phận nào? 
	a/ Vần.	b/ Vần và thanh 	 c/ Âm đầu và vần.
Câu 6: Gạch chân từ láy trong dãy từ dưới đây: 
	Dẻo dai, vững chắc, đền thờ, nô nức, xôn xao
Câu 7: Xếp các từ: gò đống, bãi bờ, xe đạp, xe ô tô, làng xóm, tàu hỏa, bánh chưng theo hai nhóm:
	a/ Từ ghép tổng hợp: ............................................................................................................
	b,Từ ghép phân loại: ...........................................................................................................
Câu 8: Ghi lại các danh từ, động từ có trong câu: Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta.
	a/ Danh từ : .........................................................................................................................
	b/Động từ : .........................................................................................................................
 PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ
 TRƯỜNG TH TRẦN NHÂN TÔNG
Lớp: ...........................................................
Họ và tên: ..................................................
Điểm:. bằng số:..........................
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I
Năm học: 2013-2014
 Môn: TIẾNG VIỆT - Lớp 4 ( Phần viết)
Thời gian làm bài: 50 phút
GV coi: ..........................GV chấm: .................................
GV : Phan Thị Thanh Trang
Đề: 
 1/ Chính tả ( Nghe- viết ): (4 điểm) Chị em tôi 
Viết đoạn: “Không biết đây.....tôi bỏ về.”. Sách Tiếng Việt 4- tập 1/ trang 59.
2/ Tập làm văn :Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, hãy viết thư để thăm hỏi và chúc mừng người thân đó.	 Bài làm:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA HỌC KÌ 1 LỚP 4
NĂM HỌC 2013- 2014
 1. Một người chính trực
	2. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
	3. Thư thăm bạn 
	4. Những hạt thóc giống 
	5. Trung thu độc lập 
PHÒNG GD& ĐT QUẬN CẨM LỆ
Trường TH Trần Nhân Tông
HƯỚNG DẪN CHẤM
 THI KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
Năm học: 203-2014
 Môn: TIẾNG VIỆT 4
* Phần đọc hiểu (5 điểm): Đúng mỗi câu 1,2,3,4,5,6 ghi 0,5 điểm; đúng mỗi câu 7,8 ghi 1 điểm.
Câu 1: ý 3; Câu 2 : ý 1; Câu 3 : ý 2; Câu 4 : ý 3 ; Câu 5: ý 2 ; Câu 6 :nô nức, xôn xao 
Câu 7 : a/ núi non; bờ bài, gò đống, làng xóm
 b/ xe đạp, xe ô tô, bánh chưng, tàu hỏa
Câu 8: a/ người, phụ nữ, trường học b/ cho biết, quét dọn
 * Phần viết: 
I/ Chính tả: (5 điểm)
Viết bài: (4 điểm)
 Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp được 4 điểm.
 Cứ mắc 1 lổi chính tả trong bài viết ( sai phụ âm đầu, vần, thanh, viết hoa không đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
 2) Bài tập: ( 1 điểm) 
 Điền đúng mỗi tiếng được 0,25 điểm.( 1 điểm).
 II/ Tập làm văm: ( 5 điểm ) Bài văn đảm bảo yêu cầu sau được 5 điểm:
 1/ Thể loại: Viết thư (0,5đ)
 2/ Hình thức: Biết trình bày bài văn theo bố cục 3 phần (Đầu, chính, cuối) ba phần này khắng khít nối tiếp nhau theo thứ tự hợp lý (0,5đ)
 3/ Nội dung chính: ( 3 điểm)
 - Nêu mục đích, lí do viết thư (0.5 điểm)
	 - Thăm hỏi tình hình người nhân thư có sáng tạo hợp lý (1 đ) 
 - Thông báo tình hình của người viết thư. Nêu tình cảm của bản thân với người nhân thư, sắp xếp theo trình tự hợp lý (1đ)
 4/ Kỹ năng: Học sinh viết được bài văn khoảng 14 đến 17 dòng đầy đủ nội dung, trình bày sạch đẹp, diễn đạt ý trôi chảy hợp lý, dùng từ chính xác, câu văn hay, sinh động, lỗi chính tả không đáng kể. (1đ)
 . Tuỳ theo mức độ sai sót về chính tả, cách dùng từ, ý diễn đạt, lỗi ngữ pháp cho các mức điểm từ 4,75 xuống 0,5 điểm.
 * Lưu ý:
 . Toàn bài chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm.
 . Điểm Đọc ( Tiếng + Hiểu) + Viết = làm tròn. VD: Đọc:7 ; Viết: 8 làm tròn Tviệt: 8.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra giua ki I so 1.doc