Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Giang Thành

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Giang Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Giang Thành KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Trường:. MÔN: TIẾNG VIỆT- KHỐI 5
Lớp:.. NĂM HỌC: 2013-2014
Họ và tên: Thời gian: 60 phút 
ĐIỂM
- Đọc thành tiếng:
- Đọc hiểu:
- Viết:
Lời phê của giáo viên
- GV coi thi:.
- GV chấm thi:.
KIỂM TRA ĐỌC
Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm)
 Đọc thầm bài “ Phong cảnh đền Hùng” SGK, TV5. Tập 2 trang 68 và khoanh vào ý đúng cho các câu hỏi sau:
1/ Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?
	A. Nghĩa Lĩnh.
	B. Ba vì.
	C. Tam Đảo.
2/ Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng ?
	A.Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
	B. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy 
mây trời cuồn cuộn.
	C. Cả hai ý trên đều đúng.
3/ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ? 
 “Dù ai đi ngược về xuôi.
 Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”
	A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất Tổ.
	B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng. 
	C. Cả hai ý trên đều đúng.
4/ Các câu văn "Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa" liên kết nhau bằng cách nào ?
	A. Bằng cách thay thế từ ngữ.
	B. Bằng cách lặp từ ngữ.
	C. Bằng cả hai cách trên.
5/ Câu văn "Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn" có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
	A. Nhân hóa.
	B. So sánh.
	C. Ẩn dụ.
6/ Câu ghép "Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa" có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
	A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ.
	B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng.
	C. Bằng cách nối trực tiếp, không dùng từ nối.
7/ Dòng nào dưới đây chứa các từ láy?
	A. Dập dờn, chót vót, sừng sững, xa xa.
	B. Dập dờn, chót vót, mơ mộng, xanh xanh.
	C. Dập dờn, chót vót, xa xa, xanh thẳm.
8/ Dấu phẩy trong câu "Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa" có ý nghĩa như thế nào?
	A. Ngăn cách thành phần chính trong câu.
	B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.
	C. Kết thúc câu.
9/ Câu ghép "Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển" có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
	A. Bằng quan hệ từ
	B. Bằng cặp từ hô ứng.
	C. Nối trực tiếp, không có từ nối.
10/ Câu thơ "Nơi cá đối vào đẻ trứng. Nơi tôm rảo đến búng càng" liên kết với nhau bằng cách nào?
	A. Bằng cách thay thế từ ngữ.
	B. Bằng các từ ngữ nối.
	C. Bằng cách lặp lại từ.
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. CHÍNH TẢ (5 điểm ).
GV đọc cho học sinh viết bài : “ Nghĩa thầy trò” TV5 - tập 2 - tr 79. Viết đoạn: “ Từ sáng sớm .... đồng thanh dạ ran”.
	............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
II. TẬP LÀM VĂN: ( 5 điểm )
 Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT 5
GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2013-2014
KIỂM TRA ĐỌC
Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm)
 Đọc thầm bài “ Phong cảnh đền Hùng” SGK, TV5. Tập 2 trang 68 và khoanh vào ý đúng cho các câu hỏi sau:
1/ Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?
	A. Nghĩa Lĩnh.
2/ Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng ?
	C. Cả hai ý trên đều đúng.
3/ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ? 
	C. Cả hai ý trên đều đúng.
4/ Các câu văn "Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa" liên kết nhau bằng cách nào ?
	B. Bằng cách lặp từ ngữ.
5/ Câu văn "Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn" có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
	B. So sánh.
6/ Câu ghép "Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa" có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
	C. Bằng cách nối trực tiếp, không dùng từ nối.
7/ Dòng nào dưới đây chứa các từ láy?
	A. Dập dờn, chót vót, sừng sững, xa xa.
8/ Dấu phẩy trong câu "Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa" có ý nghĩa như thế nào?
	B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.
9/ Câu ghép "Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển" có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
	B. Bằng cặp từ hô ứng.
10/ Câu thơ "Nơi cá đối vào đẻ trứng. Nơi tôm rảo đến búng càng" liên kết với nhau bằng cách nào?
Bằng cách lặp lại từ.
B. Kiểm tra viết.
I. Chính tả:
- Không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 5 điểm.
- 1 lỗi sai trong bài ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định trừ 0,5 điểm ).
Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
Chữ viết rõ ràng, dễ đọc và đúng chính tả.
Bài làm cẩn thận, sạch sẽ, không bôi xóa tùy tiện
II. Tập làm văn. (5 điểm)
 - HS biết chọn một người bạn thân để tả.
. - HS tả được hình dáng nổi bật, tính tình, hoạt động có lồng cảm xúc, tình cảm của bản thân thành một mạch đầy đủ, lôi cuốn người đọc.
 - Bố cục rõ ràng với 3 phần cân đối, chuyển đoạn mạch lạc.
 - Tùy mức độ bài làm có thể cho điểm ( từ 0,5- 1; 1,5- 2,5..5 điểm)
ĐỀ ĐỌC THÀNH TIẾNG GHKII- KHỐI 5
Năm học 2013- 2014
1. Bài Thái sư Trần Thủ Độ từ “Từ đầu đếnngười quân hiệu ngăn lại.”
Câu hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
2. Bài Trí dũng song toàn từ “Từ Một lần khác đếnđược đưa về nước”
Câu hỏi: Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
3. Bài Lập làng giữ biển từ “Nhụ nghe bố nói đếncho một làng biển”
Câu hỏi: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
4.Bài Phân xử tài tình từ “ Lần khác đến..sẽ rõ”
Câu hỏi: kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
5. Bài Hộp thư mật từ “ Hai Long phóng xe giữa cánh đồng vắng.”
Câu hỏi: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
6. Bài Tranh làng Hồ từ “Từ ngày còn ít tuổibên gà mái mẹ”.
Câu hỏi: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam?
* GV đánh giá dựa vào những yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ 1 điểm (đọc sai 2- 4 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm, đọc quá 2 phút: 0 điểm)
+ Giọng đọc có diễn cảm: 1 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm: 0,5 điểm, giọng đọc không thể hiện biểu cảm: 0 điểm)
+ Trả lời đúng câu hỏi 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm)
 Vĩnh Phú, ngày 18 tháng 1 năm 2014
 Khối trưởng
 Võ Thị Ngọc Quyên

File đính kèm:

  • docDe Kiem tra giua ky IITieng Viet lop 5(1).doc