Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH A Đào Hữu Cảnh ĐỀ KIỂM TRA GHK I MÔN TIẾNG VIỆT Năm học 2013-2014 A. Đọc 1. Đọc to : (5 điểm) Đề 1: Bài Thư gửi các học sinh đoạn “Trong năm học kết quả tốt đẹp” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 5). Câu hỏi: cho biết: Vì sao nói ngày khai trường tháng 9 năm 1945 là ngày khai trường đặc biệt so với những ngày khai trường trước đó? Đáp án: Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, từ đây các học sinh bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Đề 2: Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa đoạn “Có lẽ bắt đầu vàng mới” Câu hỏi: Theo em “quang cảnh làng mạc ngày mùa” của Tô Hoài có gì đặc biệt? Đáp án: Có rất nhiều màu vàng, tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm vô cùng. Đề 3: Bài Những con sếu bằng giấy đoạn “Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom gấp được 644 con” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 37) Câu hỏi: Xa-da-cô gấp 1000 con sếu bằng giấy để làm gì? Đáp án: Mong khỏi bệnh do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Đề 4: Bài Một chuyên gia máy xúc đoạn “Chiếc máy xúc giản dị, thân mật” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 45) Câu hỏi: Chuyên gia A-lếch-xây có đặc điểm gì nổi bật so với nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường? Đáp án: Mặc bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to, chất phát. Đề 5: Bài Sự sụp đổ của chế độ a-pac-thai đoạn “Nam Phi là một nước dân chủ nào” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 54) Câu hỏi: Em hiểu chế độ phân biệt chủng tộc là chế độ như thế nào? Đáp án: Đối xử bất công với người da đen nói riêng và da màu nói chung. Đề 6: Bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít đoạn “Bực mình vì ông cụ Những tên cướp” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 58) Câu hỏi: Nhà văn Si-le được ông cụ đánh giá như thế nào? Đáp án: Là nhà văn nổi tiếng thế giới, viết cho thế giới, không riêng gì của nước Đức, nhất là bọn phát xít Đức. Đề 7: Bài Những người bạn tốt đoạn “Hai hôm sau của loài cá thông minh” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 64) Câu hỏi: Việc cứu A-ri-ôn, cho thấy cá heo đáng yêu , đáng quý như thế nào? Đáp án: -Có tình cảm thân thiết với con người (ý đúng nhất) -Biết thưởng thức giọng hát hay. -Biết cứu người khi người gặp nạn trên biển. Đề 8: Bài Kì diệu rừng xanh đoạn “Sau một hồi thế giới thần bí” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 76) Câu hỏi: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? Đáp án: Vì sự phối hợp các sắc vàng của rừng. Đề 9: Bài Cái gì quý nhất đoạn “Cuộc tranh luận sôi nổi vô vị mà thôi” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 86) Câu hỏi: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất? Đáp án: Vì người lao động làm ra tất cả và không để thời gian trôi qua một cách vô vị. Đề 10: Bài Đất Cà Mau đoạn “Cà Mau đất xốp bằng thân cây đước” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 89) Câu hỏi: Vì sao cây cối ở Cà Mau phải mọc thành chòm, rễ phải dài cắm sâu vào lòng đất? Đáp án: Vì đất Cà Mau phập phều, lắm dông gió. 2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (5 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau và khoanh chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản . Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100.000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử . Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-da-cô Xa-da-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết khi em mới gấp được 644 con . Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đại cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ : “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”. Theo NHỮNG MẪU CHUYỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào ? a. Khi em mới hai tuổi . b. Khi Mĩ ném bom xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki . c. Khi Mĩ chế được bom nguyên tử . Câu 2 : Cô bé Xa-da-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ? a. Gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng . b. Xếp sếu bằng giấy . c. Sẽ có thuốc điều trị bệnh nhiễm phóng xạ nguyên tử . Câu 3 : Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình ? a. Cùng nhau xếp sếu giấy giúp cho Xa-da-cô hết bệnh . b. Quyên góp tiền để xây tượng đài tưởng nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại . c. Quyên góp tiền để giúp Xa-da-cô trị bệnh . Câu 4 : Gạch dưới các từ đồng âm trong các câu sau : - Tiếng còi tàu inh ỏi để báo hiệu tàu sắp đậu vào bến . - Trên bàn mẹ để một dĩa xôi đậu . Câu 5 : Xác định chủ ngữ , vị ngữ và trạng ngữ (nếu có) trong câu sau : Hôm nay, chúng em sẽ làm bài thật tốt . B. Viết: 1. Chính tả: (5 điểm) Nghe – viết bài: “Đất Cà Mau” (Sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 89) Đoạn từ “Cà Mau đất xốp . thân cây đước” 2. Tập làm văn: (5 điểm) Tả một buổi bình minh trên quê em.
File đính kèm:
- De kiem tra giua hoc ki 1 mon tieng Viet.doc