Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Nam Trân

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Nam Trân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên HS:
..
Lớp :.
Số BD:..Phòng số:
TRƯỜNG T.H. NAM TRÂN
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I
Năm học : 2013-2014
Môn : TIẾNG VIỆT LỚP 5
Ngày kiểm tra ://.
GT 1 KÝ
Số M.M
GT 2 KÝ
SỐ TT
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐIỂM
CHỮ KÝ GIÁM KHẢO I
CHỮ KÝ GIÁM KHẢO II
SỐ MẬT MÃ
SỐ TT
	A.BÀI KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (5 điểm) GV cho học sinh bốc thăm bài đọc theo qui định & trả lời 1 câu hỏi.
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 30 phút
Mầm non
Dưới vỏ một cành bàng	Một chú thỏ phóng nhanh
Còn một vài lá đỏ	Chẹn nấp vào bụi vắng
Một mần non nho nhỏ	Và tất cả im ắng
Còn nằm ép lặng im.	Từ ngọn cỏ, làn rêu
	Chợt một tiếng chim kêu:
Mầm non mắt lim dim	-Chiếp, chiu, chiu! Xuân tới!
Cố nhìn qua kẽ lá 	Tức thì trăm ngọn suối
Thấy mây bay hối hả	Nổi róc rách reo mừng
Thấy lất phất mưa phùn	Tức thì ngàn chim muông
Rào rào trận lá tuôn	Nổi hát ca vang dậy
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt	Mầm non vừa nghe thấy
Như chỉ cội với cành	Vội bật chiếc vỏ rơi
	Nó đứng dậy giữa trời
	Khoác áo màu xanh biếc.
	VÕ QUẢNG
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng.
Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?
a) Mùa xuân	b) Mùa hè	c) Mùa thu	d) Mùa đông
2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào?
a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b) Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.
c) Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.
3. Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa như thế nào?
a) Rừng thưa thớt vì rất ít cây.	b) Rừng thưa thớt vì cây không lá.
c) Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
4. Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
a) Bé đang học ở trường mầm non.
b) Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
c) Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
5. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào?
a) Danh từ	b) Tính từ	c) Động từ
6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy?
a) Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt
b) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách
c) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách
HỌC SINH KHÔNG VIẾT VÀO PHẦN NÀY 
VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ BỊ RỌC ĐI MẤT
===================================================================
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả : nghe- viết (5 điểm) -15 phút – GV đọc bài: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. 
(sgkTVlớp 5,tập 1 trang 95&96) 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
II.Tập làm văn: (5 điểm) – 25 phút
Đề: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. 
..
HƯỚNG DẪN CHẤM KTGK I MÔN T.VIỆT LỚP 5- NĂM HỌC 2013- 2014
I.Phần đọc hiểu:
Câu : 1; 2; 3; 4 mỗi đúng được 1 điểm = 4 điểm
Câu : 5,6 mỗi câu đúng được 0,5 điểm = 1 điểm
Phần viết;
 II/Kiểm tra viết (10 điểm).
 1/ Chính tả (5 điểm).
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: (5 điểm) 
 	Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.
	 * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,  bị trừ 1 điểm toàn bài. 
2. Tập làm văn ( 5 điểm )
	 - HS viết hoàn chỉnh bài văn ( đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài). ( 1,5 điểm)
 - Đúng thể loại văn miêu tả (0,5 điểm)
 	- Câu văn trong bài văn đúng từ, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng trình bày sạch đẹp 
(3 điểm ).
	- Tùy vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho theo mức điểm sau: 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5. 
( Làm tròn điểm 1 lần cuối cùng cho 2 phần đọc và viết:- ví dụ: 9,5=10; 8,5=9)
===========================================================
HƯỚNG DẪN CHẤM KTGK I MÔN TOÁN LỚP 5- NĂM HỌC 2013- 2014
Câu 1: 1 điểm ( đúng mỗi phần được 0,25 điểm)
Câu 2: 1điểm ( đúng mỗi phần được 0,25 điểm)
Câu 3: 2 điểm ( đúng mỗi phần được 0,5 điểm)
Câu 4: 1,5 điểm (đúng mỗi phần được 0,5 điểm)
Câu 5: 2 điểm (đúng mỗi phần được 0,5 điểm)
Câu 6: 2,5 điểm
	Lời giải + phép tính đúng chiều rộng (0,5đ)
	Lời giải + phép tính đúng diện tích (0,5 đ)
	Lời giải + phép tính đúng thu hoạch (0,5 đ)
	Đổi ra được tạ thóc đúng (0,5 đ)
	ĐS : đúng được (0,5 đ)
Câu 7: Không tính điểm
========================================================

File đính kèm:

  • docDE KTGKI TVIET 5 201314.doc