Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Trung Trạch

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Trung Trạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TRUNG TRẠCH KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – KHỐI 5
 NĂM HỌC : 2013 - 2014
Họ và tên: .. MÔN: TIẾNG VIỆT
Lớp:  SBD . Thời gian: 60phút (không kể thời gian giao đề)
 Giám thị 1 Giám thị 2 Số phách
 Điểm bài thi Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số phách
 (MĐ1)
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 5 điểm) 
 ( Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm bài đọc, mỗi em đọc không quá 2 phút)
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: ( 5 điểm)
Câu 1: Đọc thầm đoạn văn sau và khoanh chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: 
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản .
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100.000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử .
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-da-cô Xa-da-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết khi em mới gấp được 644 con .
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đại cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ : “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.
a) Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
A. Khi em mới hai tuổi.
B. Khi Mĩ ném bom xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki.
C. Khi Mĩ chế được bom nguyên tử.
b) Cô bé Xa-da-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
A. Gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng.
B. Xếp sếu bằng giấy.
C. Sẽ có thuốc điều trị bệnh nhiễm phóng xạ nguyên tử.
c) Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
A. Cùng nhau xếp sếu giấy giúp cho Xa-da-cô hết bệnh.
B. Quyên góp tiền để xây tượng đài tưởng nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
C. Quyên góp tiền để giúp Xa-da-cô trị bệnh.
 Học sinh không viết vào phần này
Câu 2: Gạch dưới các từ đồng âm trong các câu sau:
	- Tiếng còi tàu inh ỏi để báo hiệu tàu sắp đậu vào bến.
 	- Trên bàn mẹ để một dĩa xôi đậu.
Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ (nếu có) trong câu sau:
- Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-da-cô Xa-da-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. 
 III. VIẾT:
1. Chính tả: (5 điểm)
Nghe – viết bài: “Đất Cà Mau” (Sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 89)
Đoạn từ “Cà Mau đất xốp . thân cây đước”
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Hãy tả ngôi trường thân yêu mà em đã gắn bó trong nhiều năm qua.
TRƯỜNG TH TRUNG TRẠCH KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – KHỐI 5
 NĂM HỌC : 2013 - 2014
Họ và tên: .. MÔN: TIẾNG VIỆT
Lớp:  SBD . Thời gian: 60phút (không kể thời gian giao đề)
 Giám thị 1 Giám thị 2 Số phách
 Điểm bài thi Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số phách
 (MĐ2)
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 5 điểm) 
 ( Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm bài đọc, mỗi em đọc không quá 2 phút)
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: ( 5 điểm)
Câu 1: Đọc thầm đoạn văn sau và khoanh chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: 
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản .
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100.000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử .
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-da-cô Xa-da-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết khi em mới gấp được 644 con .
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đại cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ : “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.
a) Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
A. Khi em mới hai tuổi.
B. Khi Mĩ chế được bom nguyên tử.
C. Khi Mĩ ném bom xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki 
b) Cô bé Xa-da-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
A. Xếp sếu bằng giấy.
B. Gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng.
C. Sẽ có thuốc điều trị bệnh nhiễm phóng xạ nguyên tử.
c) Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
A. Quyên góp tiền để giúp Xa-da-cô trị bệnh.
B. Quyên góp tiền để xây tượng đài tưởng nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. 
C. Cùng nhau xếp sếu giấy giúp cho Xa-da-cô hết bệnh.
 Học sinh không viết vào phần này
Câu 2: Gạch dưới các từ đồng âm trong các câu sau:
	- Tiếng còi tàu inh ỏi để báo hiệu tàu sắp đậu vào bến.
 	- Trên bàn mẹ để một dĩa xôi đậu.
Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ (nếu có) trong câu sau:
- Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại 
 III. VIẾT:
1. Chính tả: (5 điểm)
Nghe – viết bài: “Đất Cà Mau” (Sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 89)
Đoạn từ “Cà Mau đất xốp . thân cây đước”
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Hãy tả ngôi trường thân yêu mà em đã gắn bó trong nhiều năm qua.
A. PHIẾU ĐỌC: (GV coi thi cắt phiếu cho HS bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi)
1. Đọc to : (5 điểm)
Đề 1: Bài Thư gửi các học sinh đoạn “Trong năm học  kết quả tốt đẹp” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 5).
Câu hỏi: cho biết: Vì sao nói ngày khai trường tháng 9 năm 1945 là ngày khai trường đặc biệt so với những ngày khai trường trước đó?
Đáp án: Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, từ đây các học sinh bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Đề 2: Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa đoạn “Có lẽ bắt đầu  vàng mới”
Câu hỏi: Theo em “quang cảnh làng mạc ngày mùa” của Tô Hoài có gì đặc biệt?
Đáp án: Có rất nhiều màu vàng, tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm vô cùng.
Đề 3: Bài Những con sếu bằng giấy đoạn “Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom  gấp được 644 con” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 37)
Câu hỏi: Xa-da-cô gấp 1000 con sếu bằng giấy để làm gì?
Đáp án: Mong khỏi bệnh do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
Đề 4: Bài Một chuyên gia máy xúc đoạn “Chiếc máy xúc  giản dị, thân mật” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 45)
Câu hỏi: Chuyên gia A-lếch-xây có đặc điểm gì nổi bật so với nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường?
Đáp án: Mặc bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to, chất phát.
Đề 5: Bài Sự sụp đổ của chế độ a-pac-thai đoạn “Nam Phi là một nước  dân chủ nào” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 54)
Câu hỏi: Em hiểu chế độ phân biệt chủng tộc là chế độ như thế nào?
Đáp án: Đối xử bất công với người da đen nói riêng và da màu nói chung.
Đề 6: Bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít đoạn “Bực mình vì ông cụ  Những tên cướp” (Tiếng Việt 5 tập một, trang 58)
Câu hỏi: Nhà văn Si-le được ông cụ đánh giá như thế nào?
Đáp án: Là nhà văn nổi tiếng thế giới, viết cho thế giới, không riêng gì của nước Đức, nhất là bọn phát xít Đức.
B. Biểu điểm chấm:
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ.
............/1đ
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa
......../1đ
3. Giọng đọc phù hợp với nội dung.
......../1đ
4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu khoảng 100 tiếng / 1 phút
......../1đ
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu
......../1đ
CỘNG
....... 5 đ
Lưu ý: Khi đánh giá cho điểm GV cần:
Căn cứ mức độ đọc của học sinh.
Căn cứ mức độ trả lời câu hỏi của học sinh, không nhất thiết đúng hệt như gợi ý. 

File đính kèm:

  • docDe tTV lop 5 GK 1.doc