Đề thi giữa học kì II - Môn Sinh 9

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì II - Môn Sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI GIỮA HKII NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN SINH
ĐỀ: 
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? (chương V/ bài 30/ mức độ 2)
Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ mắc bệnh, tật di truyền 
Khi con lớn bố mẹ đã già không đủ sức lực đầu tư cho con phát triển tốt
Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng
Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì 100% con sinh ra mắc bệnh , tật di truyền 
Câu 2: Hãy chọn câu sai trong các câu sau: Tại sao không nên kết hôn gần? (chương V/ bài 30/ mức độ 1)
Vì làm suy thoái nòi giống
Vì làm các đột biến lặn có hại dễ biểu hiện ra kiểu hình .
Vì vi phạm Luật Hôn nhân gia đình
Vì dễ gây ra chứng vô sinh ở nữ
Câu 3: Điều nào sau đây là không đúng cho cơ sở di truyền của luật hôn nhân gia đình? (chương V/ bài 30/ mức độ 2)
Nên sinh con ở độ tuổi 20 à 24 để đảm bảo học tập và công tác tốt và giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao
Nếu người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời lấy nhau thì khả năng dị tật ở con cái học tăng lên rõ rệt và dẫn đến suy thoái nòi giống
Do tỉ lệ nam / nữ ở tuổi 18 – 35 là 1 : 1 nên mỗi người chỉ được lấy một vợ (hay một chồng)
Nếu một nam lấy nhiều vợ hay một nữ lấy nhiều chồng sẽ dẫn đến mất cân bằng trong xã hội
Câu 4: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương pháp nào? (chương VI / bài 31/ mức độ 2)
Vi nhân giống 	C. Gây đột biến dòng tế bào xôma
Sinh sản hữu tính	D. Gây đột biến gen
Câu 5: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp: (chương VI / bài 31/ mức độ 3)
Gây đột biến gen	C. Nhân bản vô tính	
Gây đột biến dòng tế bào xôma	D. Sinh sản hữu tính
Câu 6: Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện : (chương VI / bài 31/ mức độ 1)
Công nghệ tế bào	C. Công nghệ sinh học
Công nghệ gen	D. Kĩ thuật gen
Câu 7: Người ta tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ tế bào lá non) nuôi cấy trong môi trường nào để tạo ra mô sẹo? (chương VI / bài 31/ mức độ 1)
Môi trường tự nhiên
Môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm
Kết hợp môi trường nhân tạo và tự nhiên
Môi trường dinh dưỡng trong vườn ươm
Câu 8: Ngành công nghệ nào sản xuất ra các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản thực phẩm? (chươngVI / bài 32/ mức độ 3)
A. Công nghệ enzim / prôtêin	C. Công nghệ tế bào thực vật và động vật 
B. Công nghệ gen	D. Công nghệ lên men
Câu 9: Ngành công nghệ nào sản xuất ra các loại axít amin, các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc? (chươngVI / bài 32/ mức độ 3)
Công nghệ enzim / prôtêin	C. Công nghệ sinh học y – dược
Công nghệ sinh học xử lí môi trường	D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
Câu 10: Trong các khâu sau: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen? (chươngVI / bài 32/ mức độ 2) 
Tạo ADN tái tổ hợp
Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện
Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút
I, II, III	B. III, II, I	C. III, I, II	D. II, III, I
Câu 11: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là: (Chương VI/ bài 34 /mức 1)
Do giao phấn xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài thực vật
Do lai khác thứ 
Do tự thụ phấn bắt buộc 
Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Câu 12: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa: ( Chương VI/ bài 34 /mức 1)
Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau 
Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau
Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây 
Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau
Câu 13: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở động vật là: ( Chương VI/ bài 34 /mức 1)
Do giao phối xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài động vật
Do giao phối gần
Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Do lai phân tích
Câu 14: Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?(chương VI / bài 35 / mức 1)
A. Giao phối gần B. Cho F1 lai với cây P
C Lai khác dòng D. Lai kinh tế
Câu 15: Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây? (chương VI / bài 35 / mức 1)
A. Tự thụ phấn B. Cho cây F1 lai với cây P
C. Lai khác dòng D. Lai phân tích
Câu 16: Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ : (chương VI / bài 35 / mức 1)
Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ .
Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ .
Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ .
Câu 17: Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai , tại sao? (chương VI / bài 35 / mức 3) 
Đúng, vì con giống đã được chọn lọc
Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt 
Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống.
Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt
Câu 18: Trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, người ta chọn trong đàn những con cái có đặc điểm: ( chương VI / bài 36 / mức 3)
A. Đầu to, cổ ngắn, phía sau của thân nở
B. Đầu nhỏ, cổ dài, phía sau của thân nở
C. Chân thấp, ăn nhiều, tăng trọng nhanh
D. Cổ dài, đầu to, chân nhỏ, thân ngắn
Câu 19: Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là ở lĩnh vực nào? ( chương VI / bài 37 / mức 1)
Chọn giống lúa, lạc, cà chua.
Chọn giống ngô, mía, đậu tương.
Chọn giống lúa, ngô, đậu tương.
Chọn giống đậu tương, lạc, cà chua. 
Câu 20: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp nào sau đây được xem là cơ bản?( chương VI / bài 37 / mức 3)
Gây đột biến nhân tạo.
Nhân giống vô tính.
Lai hữu tính.
Tự thụ phấn.
Câu 21: Công nghệ cấy chuyển phôi ở bò được ứng dụng vào thực tiễn:( chương VI / bài 37 / mức 2)
Giúp tăng nhanh đàn bò sữa hoặc bò thịt.
Giảm thời gian tạo giống bò.
Giúp tăng nhanh đàn bò sữa hoặc bò thịt, giảm thời gian tạo giống bò.
Xác định sớm kiểu gen cho sản lượng sữa cao, giúp chọn nhanh bò làm giống.
Câu 22: Giống lợn ĐB Ỉ - 81 được tạo ra từ giống Đại bạch và giống Ỉ-81 nhờ phương pháp:( chương VI / bài 37 / mức 2)
Tạo giống ưu thế lai.
Nuôi thích nghi các giống nhập nội.
Lai khác giống tạo giống mới.
Lai kinh tế. 
Câu 23: Giống táo đào vàng được tạo ra bằng cách:( chương VI / bài 37 / mức 3)
Chiếu xạ tia X vào hạt giống táo Gia Lộc.
Chọn lọc từ thể đột biến tự nhiên.
Xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc.
Chọn lọc cá thể từ giống táo Gia Lộc.
Câu 24: Nhân tố sinh thái là :( chương I / bài 41 / mức 1)
Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.
Tất cả các yếu tố của môi trường.
Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
Câu 25: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?( chương I / bài 41 / mức 1)
Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người.
Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác.
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh , nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người.
Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác.
Câu 26: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?( chương I / bài 41 / mức 1)
Gần điểm gây chết dưới.
Gần điểm gây chết trên.
Ở điểm cực thuận
Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên.
Câu 27: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?( chương I / bài 42 / mức 1)
Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.
Nơi quang đãng.
Nơi khô hạn.
Câu 28: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?( chương I / bài 42 / mức 1)
Nơi ít ánh sáng tán xạ.
Nơi có độ ẩm cao.
Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.
Câu 29: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?( chương I / bài 42 / mức 1)
Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.
Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.
Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.
Câu 30: Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là: (Chương I/ bài 43/mức 1)
A. Có chi dài hơn.
B. Cơ thể có lông dày và dài hơn ( ở thú có lông).
C. Chân có móng rộng.
D. Đệm thịt dưới chân dày.
Câu 31: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? (Chương I/ bài 43/mức 1)
A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.
Câu 32: Ở động vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? (Chương I/ bài 43/mức 1)
A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi không theo sự tăng hay giảm nhiệt độ môi trường.
D. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
Câu 33: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào?(Chương I/ bài 43/ mức 2)
A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.
B. Lá và thân cây tiêu giảm.
C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng
D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.
Câu 34: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng “tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì? (Chương 1/ bài 44/ mức 3)
A. Cạnh tranh .	B. Sinh vật ăn sinh vật khác. 
C. Hội sinh. 	D. Cộng sinh.
Câu 35: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Rận, bét với trâu, bò có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây? ( Chương 1/ bài 44/ mức 1)
A. Hội sinh.	B. Kí sinh.
C. Sinh vật ăn sinh vật khác.	D. Cạnh tranh.
Câu 36: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?
 ( Chương 1/ bài 44/ mức 2)
A. Hội sinh.	B. Cộng sinh.
C. Kí sinh.	D. Nửa kí sinh.
Câu 37: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ? ( Chương 1/ bài 44/ mức 2)
A. Làm tăng thêm sức thổi của gió.
B. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất.
C. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ.
D. Giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây.
Câu 38: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh? ( Chương 1/ bài 44/ mức 2)
A. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu.	B. Địa y bám trên cành cây.
C. Giun đũa sống trong ruột người.	D. Cây nấp ấm bắt côn trùng.
Câu 39: Cá ép bám vào rùa biển hoặc cá lớn, nhờ đó được rùa và cá lớn đưa đi xa. Cá ép, rùa biển và cá lớn có mối quan hệ nào dưới đây? ( Chương 1/ bài 44/ mức 3)
A. Cộng sinh.	B. Ký sinh.
C. Nữa kí sinh.	D. Hội sinh.
Câu 40: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? ( Chương II/ bài 47/ mức 1)
A. Tiềm năng sinh sản của loài.	B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn
C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn	D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn
ĐÁP ÁN:
Mỗi câu đúng 0,25đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
D
D
D
C
B
B
A
A
D
A
D
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
C
B
D
D
C
B
B
A
A
D
A
D
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
C
B
D
D
C
B
B
A
A
D
A
D
37
38
39
40
C
B
D
D

File đính kèm:

  • docde HKII.doc
Đề thi liên quan