Đề thi giữa học kì II môn Tiếng việt Khối 5 - Năm học 2013-2014

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì II môn Tiếng việt Khối 5 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌ TÊN:
LỚP:...
TRƯỜNG 
Số
báo danh
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2013-2014
Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 5 (Ngày: / /2014)
Kiểm tra ĐỌC
Giám thị
Số mật mã
Số thứ tự
"----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Điểm
Giám khảo
Số mật mã
Số thứ tự
I.ĐỌC THÀNH TIẾNG: (thời gian 1 phút)
1. Giáo viên cho học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn, thơ khoảng 115 chữ trong sách Tiếng Việt lớp Năm (tập 2):
2. Giáo viên nêu 1 đến 2 câu hỏi về nội dung trong bài cho học sinh trả lời:
Tiêu chuẩn cho điểm đọc
Điểm
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ.
............/1đ
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa
......../1đ
3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm.
......../1đ
4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu
......../1đ
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu
......../1đ
Cộng :
............/5đ
Hướng dẫn kiểm tra
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
 - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm
 - Đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm
2. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm
 Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm
3. Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm
 Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm
4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm 
 - Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm
 - Đọc quá 2 phút: 0 điểm
 - Đọc nhỏ lí nhí: - 0,25 điểm
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm
 - Chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm
 - Không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm
Bài đọc thầm	 Một phiên tòa
 Trong phòng xử án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước cáo buộc của công tố viên đối với một bà cụ vì tội trộm cắp. Bà cụ bị buộc phải bồi thường 1 triệu rupiah. Chủ vườn sắn đòi phải xử thật nghiêm còn bà cụ bào chữa vì gia đình rất nghèo: con trai bị bệnh, đứa cháu bà thì bị đói.
 Thẩm phán thở dài: "Xin lỗi, thưa bà" – Ông ngưng giây lát, nhìn bà cụ nghèo khổ và nói: “ Vì sự nghiêm minh của pháp luật nên tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi ”. 
 Bà cụ rớm nước mắt. Bà lo lắng khi bị tù sẽ không có ai chăm lo con, cháu bà ở nhà. 
 Ông thẩm phán nói tiếp: “ Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lí. Tôi tuyên bố phạt tất cả công dân có mặt trong phiên toà này mỗi người 50000 rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà phải trộm cắp vì con, cháu bà bị đói và bệnh tật ". 
 Nói xong, ông cởi mũ ra, đưa cho cô thư ký: “ Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo ”. 
Cuối cùng, bà cụ nhận được 3,5 triệu rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50000 rupiah từ công tố viên buộc tội bà. Một nhà hảo tâm còn trả giúp bà cụ 1 triệu rupiah tiền bồi thường. Bà cụ run run vì cảm động. 
Vị thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong sự phấn khởi của mọi người.
	 Theo Internet
-Rupiah : tiền của nước In-đô-nê-xi-a.	
-Công tố viên: người có quyền luận tội và đề nghị hình phạt tại tòa.
-Thẩm phán (chủ tọa phiên tòa): người có quyền xét xử chính tại một phiên tòa.
	Đ 5 GHKII -1314
HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY
VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH
SẼ RỌC ĐI MẤT
"----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
../
5 đ
../
(0.5 đ)
../
(0.5 đ)
../
(0.5 đ)
../
(0.5 đ)
../
(1 đ)
../
(0.5 đ)
../
(0.5 đ)
../
(0.5 đ)
../
(0.5 đ)
II.ĐỌC THẦM: (30 phút)
Em đọc thầm bài Một phiên tòa và trả lời các câu hỏi. 
 (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất) 
Câu 1: Hoàn cảnh của bà cụ khó khăn như thế nào?
a. gia đình rất nghèo b. con trai bà bị bệnh c. cháu bà bị đói d. cả a,b,c đúng 
Câu 2: Bà cụ phải ra tòa vì tội gì ?
a. hành hạ con, cháu b. vi phạm giao thông c. trộm cắp d. nói dối
Câu 3: Người chủ vườn sắn muốn: 
a. thẩm phán hiểu rõ thiệt hại của mình b. công tố viên tăng nặng hình phạt bà cụ 
c. tòa án xử bà cụ thật nghiêm d. cả a,b,c đúng
Câu 4 : Vị thẩm phán đã làm gì để vừa giữ được sự nghiêm minh của pháp luật vừa giảm nhẹ nỗi lo âu vì phạm tội cho bà cụ nghèo?
a. tha cho bà cụ vì mới vi phạm lần đầu b. phạt bà cụ đi tù trong một thời gian ngắn 
c. tuyên phạt bà cụ một số tiền vừa phải d. phạt nhưng giúp bà cụ có tiền đóng phạt 
Câu 5: Lời của vị thẩm phán tuyên bố phạt mọi người trong phiên tòa cho thấy việc quan tâm giúp đỡ mọi người chung quanh là nghĩa vụ .. 
 Từ thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
a. công dân b. công tâm c. công bằng d. công lí
Câu 6: "Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo", tiếng truyền trong câu trên có nghĩa:
a. làm lan rộng ra cho nhiều người biết b. nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người
c. trao lại cho người khác d. khuyến khích làm một việc tốt 
 Câu 7: “ Một nhà hảo tâm còn trả giúp bà cụ 1 triệu rupiah tiền bồi thường. Bà cụ run run vì cảm động.” câu in đậm được liên kết với câu đứng trước nó bằng cách:
 a. dùng từ có tác dụng nối b. thay thế từ ngữ c. lặp từ ngữ d. cả a,b,c đúng 
Câu 8: Các vế trong câu ghép “Vì sự nghiêm minh của pháp luật nên tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn.” có quan hệ:
a. điều kiện-kết quả b. nguyên nhân-kết quả c. tương phản d. tăng tiến 
Câu 9: Dựa theo nội dung bài đọc, thêm 1 vế câu vào chỗ chấm dưới đây, để tạo câu ghép có 2 vế (có dùng quan hệ từ) rồi chép lại:
 Gợi ý: ......................................................... bà cụ phải bồi thường. 
(chọn 1 trong 2 mẫu) ....... bà cụ phải bồi thường ...................................................
Chép lại: ................................................................................................................................
 ...............................................................................................................................................
.HỌ TÊN:
LỚP:...
TRƯỜNG 
Số
báo danh
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2013-2014
Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 5 (Ngày: / /2014)
Kiểm tra VIẾT
Giám thị
Số mật mã
Số thứ tự
"----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Điểm
Giám khảo
Số mật mã
Số thứ tự
.
.
I//
5 đ
II/../
5 đ
 I. CHÍNH TẢ : ( nghe - viết) (15 phút)
 Bài “Người lái xe đãng trí” (Đầu bài và đoạn từ “ Một người đàn ông vào hàng ghế sau. ” – có ghi tên tác giả _Sách Tiếng Việt lớp Năm, tập 2, trang 54)
.
II. TẬP LÀM VĂN : (40 phút) 
Đề bài: Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên của em với thầy cô (hoặc bạn bè, người thân trong gia đình).
Bài làm
.
V 5 GHKII -1314
HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY
VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH
SẼ RỌC ĐI MẤT
"----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2013-2014
Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5
I. ĐỌC THẦM: (5 điểm )
Biểu điểm
Nội dung cần đạt
1/ Học sinh khoanh đúng: 0, 5 đ
d. cả a,b,c đúng
2/ Như câu 1
c. trộm cắp 	
3/ Như câu 1
d. cả a,b,c đúng 
4/ Như câu 1
d. phạt nhưng giúp bà cụ đóng được tiền
5/ Học sinh khoanh đúng: 1 đ
a. công dân 
6/ Như câu 1
c. trao lại cho người khác 
7 Như câu 1
c. lặp từ ngữ 
8/ Như câu 1
b. nguyên nhân-kết quả
9/ Câu ghép có 2 vế, ý 2 vế 
câu phù hợp với quan hệ từ (0,5 đ)
Gợi ý: 
 Vì bà cụ trộm sắn nên bà cụ phải bồi thường. (hoặc)
 Bà cụ phải bồi thường vì bà bị thẩm phán tuyên phạt.
Tuy bà cụ phải bồi thường nhưng mọi người đã giúp bà nộp phạt.
II. CHÍNH TẢ:
- Sai 1 lỗi trừ 0, 5 điểm (sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh hoặc không viết hoa đúng quy định.)
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ Trừ 1 điểm.
III. TẬP LÀM VĂN : (5 điểm )
Yêu cầu:
-Thể loại: Văn kể chuyện (sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 42; 45)
-Nội dung: Học sinh viết bài văn Kể chuyện theo đúng yêu cầu. HS có thể chọn kể kỉ niệm với thầy cô (hoặc bạn bè, người thân) mà em ghi nhớ nhất hoặc có ý nghĩa sâu sắc với bản thân . Đồng thời thể hiện được tình cảm, cảm xúc qua câu chuyện đó. HS biết sắp xếp chuỗi sự việc có thứ tự, có đầu, cuối, biết miêu tả nhân vật một cách sinh động. Người đọc có thể hình dung, cảm nhận rõ ràng.
-Hình thức:
* Học sinh biết trình bày bài văn theo trình tự hợp lý, cân đối, đủ 3 phần chính, bố cục bài viết cân đối, 
* Học sinh biết dùng từ ngữ thích hợp (chính xác, gợi tả, thể hiện tình cảm) biết sử dụng các biện pháp tu từ, dùng các từ gợi tả, bước đầu biết sử dung liên kết câu, đoạn. 
*Bài viết đúng chính tả, ngữ pháp, bố cục hợp lý, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ 
Biểu điểm 
Điểm 4.5 - 5: Thực hiện đầy đủ yêu cầu, nội dung phong phú, có sáng tạo. Diễn đạt mạch lạc, thể hiện tình cảm. Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật, liên kết câu.Mắc lỗi chung không đáng kể 
Điểm 3.5 - 4: Đúng nội dung đề Diễn đạt mạch lạc, nhưng ý chưa phong phú, ít dùng hình ảnh, thể hiện tình cảm hạn chế .Mắc 1-2 lỗi chung 
Điểm 2.5 - 3: Học sinh thực hiện yêu cầu đề ở mức trung bình, từ ngữ dùng còn nghèo nàn, diễn đạt chưa suôn sẻ, gãy gọn, còn rập khuôn, cứng nhắc. Mắc 3-4 lỗi chung 
Điểm 1.5 - 2: Thiếu ý, chưa thể hiện rõ nội dung, thể hiện tình cảm, cảm xúc còn hạn chế . Mắc 5-6 lỗi chung
Điểm 0.5 - 1: Lạc đề, dở dang 
GV căn cứ vào yêu cầu để đánh giá đúng mức, công bằng bài làm của học sinh. Tùy theo mức độ sai sót cụ thể về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4, 5 đ; 4 đ; 3, 5 đ; vv.

File đính kèm:

  • docde-TIENGVIET 5-GHKII-1314.doc