Đề thi giữa học kì II môn: Vật lý 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì II môn: Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Thi Giữa Học Kì II Môn: Vật lý 6 Thời gian:45 phút I/Phần một:Trắc nghiệm. Câu 1:Trong các câu sau đây , câu nào không đúng ? A: Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực. B: Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực C: Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực. D: Ròng rọc động kết hợp với ròng rọc cố định có thể làm thay đổi hướng cuả lực. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây xẽ sảy ra khi nung nóng một vật rắn ? A: Khối lượng của vật tăng. B: Khối lượng của vật giảm C: Khối lượng riêng của vật tăng. D: Khối lượng riêng của vật giảm . Nút (ở trong) Câu3 : Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút thuỷ tinh bị kẹt. Hỏi phải mở (nút) bằng cách nào trong các cách sau đây ? A: Hơ nóng nút. B: Hơ nóng cổ lọ C: Hơ nóng cả nút và cổ lọ D: Hơ nóng đáy lọ Câu 4: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A: Khối lượng của chất lỏng tăng B: Trọng lượng của chất lỏng tăng C: Thể tích của chất lỏng tăng D: Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng Câu5: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng ? A: Rắn, lỏng, khí B: Rắn, khí, lỏng C: Khí, lỏng, rắn D: Khí, rắn , lỏng Câu 6 : Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên . . . và bay lên tạo thành mây. Khoanh tròn chữ cái chỉ thứ tự cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống của câu trên . A: nở ra , nóng lên , nhẹ đi . B: nhẹ đi, nở ra, nóng lên. C: nóng lên, nở ra, nhẹ đi . D: nhẹ đi, nóng lên, nở ra. Câu 7: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? A: Nhiệt kế rượu. B: Nhiệt kế y tế. C: Nhiệt kế thuỷ ngân. D: Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được. Câu 8: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với trọng lượng riêng của chất lỏng khi đun nóng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh? A: Trọng lượng riêng của chất lỏng tăng. B: Trọng lượng riêng của chất lỏng giảm C: Trọng lượng riêng của chất lỏng không thay đổi. D: Trọng lượng riêng thoạt đầu giảm sau đó mới tăng. Câu 9: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau. a) Thể tích khí trong bình...(1)... khi nóng lên . b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí ...(2)... c) Chất rắn nở ra vì nhiệt...(3)..., chất khí nở ra vì nhiệt...(4)... d) Để đo nhiệt độ người ta dùng...(5)... e) Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng...(6)... của các chất. f) Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là...(7)..., của...(8)... là 1000C II/ Phần hai: Tự luận Câu 10: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Câu 11: 10C ứng với bao nhiêu 0F? Đổi 200C; 500C sang 0F? -----Hết----- Đáp án và biểu điểm. I/ Phần một: Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: C Câu 5: C Câu 6: C Câu 7: C Câu 8: B Câu 9: Mỗi chỗ điền đúng được 0.25 điểm (1) tăng (2) lạnh đi (3) ít nhất (4) nhiều nhất d) (5) nhiệt kế e) (6) dãn nở vì nhiệt f) (7) 00C (8) nước đang sôi II/ Phần hai: Tự luận (6 điểm) Câu10: (2 điểm) - Giải thích: Vì khi rót nước ra sẽ có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút lại ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bbật nút phích. (1 điểm) - Để tránh hiện tượng này, khi mở nút phích ra, ta không nên đậy nút lại ngay mà trờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng lại. (1 điểm). Câu 11: (4 điểm) + 10C ứng với 1,80F (1 điểm) + Đổi: * 200C = 00C + 200C (0,5 điểm) 200C = 320F + (20 x 1,80F) (0,5 điểm) 200C = 680F (0,5 điểm) * 500C = 00C + 500C (0,5 điểm) 500C = 320F + (50x1,80F) (0,5 điểm) 500C =1220F (0,5 điểm)
File đính kèm:
- GIUA KI II.doc