Đề thi giữa học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Kim Định

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Kim Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI BÁN KỲ II: MÔN NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)
	1. Tiếng Việt (2 điểm)
	a) Thế nào là nghĩa tường mình và hàm ý?
	b) Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” và “con đường” trong các câu sau:
	Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
	(Cố hương - Lỗ Tấn)
	2. Văn (3 điểm)
	“Ta làm con chim hót
	 Ta làm một nhành hoa
	 Ta nhập vào hoà ca
	 Một nốt trầm xao xuyến”
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả của bài thơ là ai?
Giải thích ngắn gọn nhan đề bài thơ.
3. Tập làm văn (5 điểm)
	Cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh thu qua 2 khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN 9
(BÁN KỲ II - NĂM HỌC 2010 - 2011)
	1. Tiếng Việt (2 điểm)
	Đáp án và cho điểm
	a) Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu (0,25 điểm)
	- Hàm ý là phần trong tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. (0,25 điểm)
	b) Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý. Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được. (0,5 điểm)
	2. Văn (3 điểm)
	a) Đoạn thơ trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (0,5 điểm)
	b) Giải thích được (2,5 điểm)
	- Mùa xuân nho nhỏ một nhan đề mang sự độc đáo sáng tạo, một sự phát hiện mới mẻ. Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là một biểu tượng cho những gì tinh tuý nhất, đẹp nhất của đất trời trong đó thơ Thanh Hải nhắn gửi ước nguyện muốn sống có ích cho xã hội, nhưng tác giả rất khiêm nhường chỉ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến một cách lặng lẽ âm thầm vào mùa xuân của đất nước.
	3. Tập làm văn (5 điểm)
	Đề bài thuộc kiểu nghị luận văn học: nghị luận về một đoạn thơ. Học sinh cần nắm vững phương pháp làm một bài văn nghị luạn; cần gắn với cảm thụ, chỉ ra và nhận xét, đánh giá cái hay, cái đẹp (về nội dung, cảm xúc, ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu) của đoạn thơ. Biết kết hợp hài hoà giữa nêu nhận định và sự phân tích, bình giá cụ thể.
	a) Mở bài:
	- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ “Sang thu”.
	- Giới thiệu nội dung và nghệ thuật của toàn bài, dẫn dắt 2 khổ thơ cần cảm nhận.
	b) Thân bài:
	* Nội dung 
	Lần lượt trình bày đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ cần đảm bảo các ý sau.
	- Sự chuyển giao của đất trời sang thu được hữu thỉnh cảm nhận bằng các giác quan và sự rung động tinh tế của hồn người.
	+ Hương ổi lan vào trong không gian phủ vào trong gió se.
	+ Sương thu giăng mắc nhẹ, chuyển động chậm lại như níu giữ lại những gì đẹp nhất.
	- Dòng sông: Trôi dịu nhẹ em gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên những cánh chim bắt đầu vội vã trong buổi hoàng hôn đi tránh rét.
	+ Cảm nhận giao mùa được diễn tả rất thú vị qua hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu.
	+ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng “Vẫn còn bao nhiêu nắng” những cơn mưa đã với dần.
	* Nghệ thuật.
	- Sử dụng nghệ thuật nhân hoá “Sương chùng chình”, “Vắt nửa mình sang thu”. Kết hợp với động từ mạnh “Phả”góp phần diễn tả sự ngỡ ngàng, bối rối của nhà thơ khi đất trời chuyển mùa.
	- Thể thơ 5 chữ, nhẹ nhàng sâu lắng, giọng thơ đằm thắm diễn tả nhiều cung bậc tinh tế của tâm hồn nhà thơ.
	c) Kết bài.
	Khảng định, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 2 khổ thơ và nêu cảm xúc tâm trạng của tác giả trước những biến chuyển của đất trời sang thu.
	4. Cho điểm (5 điểm)
	- Điểm 4,0 - 5,0: Bài làm hoàn chỉnh, đảm bảo tốt những nội dung cơ bản trên. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Hành văn giàu cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, dùng từ ngữ chính xác, ít sai lỗi chính tả ngữ pháp.
	- Điểm 3,0 - 3,75: Bài làm hoàn chỉnh, đảm bảo khả năng những nội dung cơ bản trên. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Hành văn tương đối giàu cảm xúc, diễn đạt khá trôi chảy, dùng từ ngữ chính xác, ít sai lỗi chính tả ngữ pháp.
	- Điểm 2,0 - 2,75: Bài làm có kết cấu rõ ràng, đảm bảo được tương đối nội dung cơ bản trên. Diễn đạt rõ ý, sạch sẽ, sai không quá nhiều lỗi chính tả ngữ pháp.
	- Điểm ≤ 1,75: Bài làm chưa hoàn chỉnh, nội dung nghèo nàn. Văn viết lủng củng, diễn đạt sai hoặc không rõ ý, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
	Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm của các câu cộng lại. Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. 

File đính kèm:

  • docDe thi ban ki 2 van 9dap an.doc
Đề thi liên quan