Đề thi giữa học kì II Tiếng việt Lớp 5 (Kèm đáp án)

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì II Tiếng việt Lớp 5 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:lớp: 
 Thứ..ngày.thángnăm 2008
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
 MÔN : TIẾNG VIỆT- LỚP 5 – 
 NĂM HỌC: 2007-2008
 Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) ( 30 phút)
 a.Đọc thầm: BÀI LUYỆN TẬP
 Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
 Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao. Như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ.
 Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đực rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.
Trong làng, mùi ổi chín quyến rủ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâu đó thoảng hương cốm mới.
 Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai:
 Khói về rứa ăn cơm với cá
 Khói về ri lấy đá chập đầu.
 Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.
 Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê.
 (Theo Nguyễn Trọng Tạo)
 Đọc thầm: “ Bài luyện tập” sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
 1. Nên chọn tên nào đặt tên cho bài văn trên?
 a) Mùa thu ở làng quê
 b) Cánh đồng quê hương
 c) Âm thanh mùa thu
 2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào?
 a) Chỉ bằng thị giác ( nhìn)
 b) Chỉ bằng thị giác và thính giác ( nghe)
 c) Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác ( ngửi)
 3. Trong câu “ Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.” , từ đó chỉ vật gì?
 a) Chỉ những cái giếng.
 b) Chỉ những hồ nước.
 c) Chỉ làng quê.
 	4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất?
 a) Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất.
 b) Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là một bầu trời khác.
 c) Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “ những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất.
 5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hóa?
 a) Đàn chim nhạn, con đê và những cánh đồng lúa.
 b) Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
 c) Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
 6. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh?
 a) Một từ. Đó là:
 b) Hai từ. Đó là các từ:..
 c) Ba từ. Đó là các từ:
 7. Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển?
 a) Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển.
 b) Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển.
 c) Có ba từ dù , chân , tay đều mang nghĩa chuyển.
 8. Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào?
 a) Các hồ nước.	
 b) Các hồ nước ,bọn trẻ.
 c) Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ.
 9. Trong đoạn thứ nhất ( 4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép?
 a) Một câu. Đó là câu:.
 b) Hai câu.Đó là các câu:.
 c) Ba câu. Đó là các câu:.
 10. Hai câu “ Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối , đất đai.” Liên kết với nhau bằng cách nào?
 a) Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ, thay cho từ
 b) Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ
 c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
**Hướng dẫn đánh giá, cho điểm:
 GV yêu cầu HS đọc kĩ bài văn rồi khoanh tròn vào chữ cái trước dòng có ý trả lời đúng với câu hỏi nêu ra, mỗi câu đúng được 0,5 điểm- đúng cả 10 câu được 5 điểm.
 Câu 1: Ô a
 Câu 2: Ô c
 Câu 3: Ô b
 Câu 4: Ô c
 Câu 5: Ô c
 Câu 6: Ô b Đó là các từ: xanh mướt, xanh lơ
 ( Khoanh đúng nhưng không nêu các từ trừ 0,25điểm)
 Câu 7: Ô a
 Câu 8: Ô c
 Câu 9: Ô a Đó là câu: “ Chúng không còn.bên kia trái đất”
 Câu 10: Ô b Đó là từ: “ không gian”
 (Khoanh đúng nhưng không nêu từ trừ 0,25điểm)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
 MÔN : TIẾNG VIỆT- LỚP 5 –
 NĂM HỌC: 2007-2008
 Kiểm tra viết: ( 60 phút)
 1. Chính tả: (5 điểm)
 a) GV đọc cho HS (nghe - viết) bài chính tả “ Cánh rừng mùa đông” trong khoảng thời gian15- 20 phút.
Bài viết: CÁNH RỪNG MÙA ĐÔNG
 Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm thật tội nghiệp.
 b) Đánh giá, cho điểm:
 *Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (5 điểm)
 * Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định), trừ 0,5 điểm.
 2. Tập làm văn: ( 5 điểm) ( 40 phút)
 a) Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.
 b) Hướng đánh giá, cho điểm:
 * Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
 +Viết được bài văn tả người bạn thân của em ở trường đủ các phần: Mở bài , thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học.
 + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác không sai lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy- lời văn tự nhiên- tình cảm chân thật.
 + Chữ viết rõ ràng. Trình bày bài viết sạch sẽ.
 * Tùy theo mức độ sai sót về ý - về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm sau: 4,5- 4 ; 3,5 - 3 ; 2,5 - 2 ; 1,5 - 1 ; 0,5 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
 MÔN : TIẾNG VIỆT- LỚP 5 –
 NĂM HỌC: 2007-2008
Kiểm tra đọc:
 1. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm)
 GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập ở tuần 28 ( Số HS được kiểm tra rải đều ở các tiết ôn tập)
 + Nội dung kiểm tra: HS đọc 1 đoạn văn khoảng 120 chữ/ phút thuộc 3 chủ đề đã học ở đầu học kì II từ tuần 19- tuần 27.
 + Hình thức kiểm tra: GV chọn các đoạn văn trong Sgk TV lớp 5 tập 2, ghi tên bài , số trang Sgk vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu.
 + GV đánh giá, cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
 *Phát âm rõ, đọc đúng tiếng , đúng từ.(1 điểm)
 *Đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, giữa các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm )
 * Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật (1 điểm)
 * Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( 1 điểm )
 * Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu (1 điểm ))

File đính kèm:

  • docDe thi GKII Tieng viet Lop 5 NH0809.doc
Đề thi liên quan