Đề thi hết học kì II năm học 2012-2013 môn ngữ văn 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi hết học kì II năm học 2012-2013 môn ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂMGDTX ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ II TIỀN HẢI NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian gao đề) Câu 1: (2,0 điểm ) Anh (chị) hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn Lỗ Tấn. Câu 2: (3,0 điểm) Anh(chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về quan điểm chọn nghề của học sinh ,thanh niên hiện nay. Câu 3 : (5,0 điểm ) Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. …………………………………………Hết……………………………………………… Họ và tên thí sinh…………………………………..Số báo danh………………………… Giám thị 1………………………………………...Giám thị 2…………………………….. TRUNG TÂMGDTX ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ II TIỀN HẢI NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian gao đề) Câu 1: (2,0 điểm ) Anh (chị) hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn Lỗ Tấn. Câu 2: (3,0 điểm) Anh(chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về quan điểm chọn nghề của học sinh ,thanh niên hiện nay. Câu 3 : (5,0 điểm ) Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. …………………………………………Hết……………………………………………… Họ và tên thí sinh…………………………………..Số báo danh………………………… Giám thị 1………………………………………...Giám thị 2…………………………….. HƯỚNG DẪN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM THI HẾT HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 12 Năm học 2012-2013 CÂU HỎI NỘI DUNG- ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM Câu 1 Anh (chị) hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn Lỗ Tấn. 2,0 điểm -Lỗ Tấn (1881-1936) tên khai sinh là Chu Chương Thụ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng Trung Quốc. Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX . - Quê ông ở tỉnh Chiết Giang , miền Đông Nam Trung Quốc. Năm 13 tuổi , chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh , vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc.. Nhờ học giỏi, Lỗ Tấn được nhận học bổng của Nhật. Ông đã chọn ngành y với hi vọng chữa bệnh cho người nghèo không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín như cha mình. Tuy vậy , một lần xem phim ,ông thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga . Lỗ Tấn giật mình nhận ra rằng : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Vì thế, ông chuyển sang làm văn nghệ. -Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn : Ông dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân , lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. Toàn bộ sáng tác của ông đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến đồng bào mê muội, tự thỏa mãn. Chủ đề “phê phán quốc dân tính” trong sáng tác của nhà văn trở nên sâu sắc ,thấm thía ,vì nhà văn đã viết với thái độ tự phê phán nghiêm khắc. 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm Câu 2 Anh(chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về quan điểm chọn nghề của học sinh ,thanh niên hiện nay. 3,0 điểm a: Yêu cầu về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận …). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 0,25 điểm 2,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 0,25 điểm b: Yêu cầu về kiến thức *: Giới thiệu vấn đề Chọn nghề có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người đặc biệt đối với học sinh cuối cấp THPT. *: Giải quyết vấn đề -Giải thích từ ngữ : Chọn nghề là lựa chọn một công việc , nghề nghiệp phù hợp với khả năng, sở thích và đáp ứng cuộc sống của bản thân. Đối với học sinh cuối cấp THPT là lựa chọn cho mình một trường, một nơi đào tạo nghề nghiệp để sau này có thể làm tốt công việc mình chọn. -Vai trò của việc chọn nghề đối với thanh niên, học sinh : +Chọn nghề rất quan trọng , góp phần quyết định tương lai, hạnh phúc của mỗi người. + Chọn nghề thể hiện một phương diện quan trọng của quan điểm sống, lí tưởng sống của tuổi trẻ. -Một số quan điểm chọn nghề của học sinh hiện nay: + Chọn những trường, nơi đào tạo những nghề sau này làm ra nhiều tiền, những nghề xã hội đang có nhu cầu lớn,… + Chọn những trường, những nghề do sức ép của gia đình , theo phong trào,… + Chọn trường, chọn nghề theo khả năng của bản thân ,phù hợp với sở thích,…. -Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. +Việc chọn trường, chọn nghề là công việc rất quan trọng .Các quan điểm lựa chọn nghề trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. +Vì vậy,để học sinh chọn đúng trường ,đúng nghề các cơ quan chức năng cần có những thông tin về các trường, các nghề, dự báo nhu cầu xã hội . Nhà trường ,xã hội cần có những buổi tư vấn nghề nghiệp cho học sinh,…Bản thân học sinh cần tham khảo các thông tin về nhu cầu xã hội đối ,đặc điểm của từng ngành nghề trên các phương tiện thông tin, người thân. nghề bản thân lựa chon phải phù hợp với bản thân( sức khỏe, trình độ nhận thức,…), đam mê, và đáp ứng được những nhu cầu của bản thân, và xã hội có nhu cầu. *: Kết thúc vấn đề Đánh giá vai trò, mục đích của việc chọn nghề. *: Chú ý : Giám khảo chỉ cho điểm tuyệt đối khi thí sinh đáp ứng được cả hai yêu cầu trên. Câu 3 Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân 5,0 điểm a: Yêu cầu về kĩ năng -Biết cách phân tích một nhân vật văn học theo đúng bố cục. -Diến đạt mạch lạc, rõ ràng, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả,… 0,5 điểm 4,0 điểm 0,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm b: Yêu cầu về kiến thức *: Giới thiệu vấn đề: -Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn với hai mảng đề tài nông thôn và nông dân. - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Các nhân vật trong truyện đều là nạn nhân của cái đói nhưng dù cận kề bên cái chết nhưng họ vẫn lạc quan và hướng về sự sống. - Tràng là nhân vật có ngoại hình thô kệch ,cục mịch, nhưng có tấm lòng nhân hậu, luôn khao khát hạnh phúc,… *: Giải quyết vấn đề: -Ngoại hình, hoàn cảnh sống của Tràng. +Tràng có ngoại hình thô kệch, xấu trai, cục mịch. Anh là dân ngụ cư (dân từ nơi khác đến vùng khác sinh sống ). Trước Cách mạng Tháng 8/1945 đây là loại người bị xã hội coi thường, khinh bỉ. Về hoàn cảnh sống : Tràng làm nghề kéo xe thuê ,sống với người mẹ già nghèo khổ. Với những đặc điểm về ngoại hình , hoàn cảnh sống chuyện Tràng ế vợ là bình thường. -Vẻ đẹp tính cách của Tràng: + Tràng là người cởi mở, tốt bụng, có lòng thương người.Tràng được trẻ con và những người trong xóm ngụ cư rất yêu mến . Anh luôn cởi mở với mọi người. Giữa lúc cái đói đang hoành hành ,miếng ăn là cả tính mạng. Tràng vẫn sẵn sang bỏ tiền đãi thị bốn bát bánh đúc. Hành động đó xuất phát từ sự đồng cảm , sẻ chia , đùm bọc của những người cùng hoàn cảnh nghèo khổ. + : Tràng là người luôn khao khát hạnh phúc.Đằng sau câu nói tưởng đùa : “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuôn hàng lên xe rồi cùng về .” là niềm khao khát hạnh phúc ,nên khi thị theo về , Tràng đã chấp nhận dễ dàng chấp nhận thị làm vợ.Tuy cử chỉ điệu bộ ,lời nói có vẻ vụng về nhưng tình cảm của Tràng rất chân thực. -Những biến đổi của Tràng khi đón nhận thị về làm +Buổi chiều hôm trước : Tràng quên đi cảnh đói trước mặt, thấy sung sướng hạnh phúc khi đi bên cạnh thị. Về nhà Tràng mong ngóng mẹ về để giới thiệu thị. +Sáng hôm sau :Tràng cảm thấy “êm ái lơ lửng”. Từ sáng hôm đó Tràng thực sự thấy nên người.Tràng thấy có trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình, anh nghĩ đến chuyện sinh con cái với thị. +Cuối tác phẩm , trong đầu Tràng có hình ảnh đoàn người đói đi trên đê Sộp ,phía trước có lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Có thể trong tương lai Tràng sẽ gia nhập đoàn người ấy đi phá kho thóc của Nhật. -Nghệ thuật :Nhân vật Tràng được khắc họa chủ yếu qua những diễn biến tâm lí . Đó là tâm trạng, thái độ của Tràng khi anh nhặt được vợ. *: Kết thúc vấn đề: Có thể nói Tràng là những người nghèo khổ nhưng luôn khao khát hạnh phúc, giàu tình yêu thương ,… Qua Tràng ta thấy được tấm lòng của nhà văn với những người lao động nghèo : Kim Lân không chỉ thấy nỗi khổ mà còn nâng niu ,trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của những người nghèo khổ, khẳng định khát vọng sống của họ,… *: Chú ý : Giám khảo chỉ cho điểm tuyệt đối khi thí sinh đáp ứng được cả hai yêu cầu trên.
File đính kèm:
- de thi het hoc ki 2 lop 12.doc