Đề thi học kì 2 năm học 2012-2013 Môn: Ngữ văn 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì 2 năm học 2012-2013 Môn: Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Chu Văn An Đề thi học kì 2 năm học 2012-2013 Họ và tên………………… Môn: Ngữ văn 7 Lớp…. Thời gian: 90’ ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm): Thế nào là phép tương phản? Chỉ ra hai mặt tương phản trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn. Câu 2 (1.5 điểm ): Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm c-v làm thành phần gì? a. Bố đi câu về khiến thằng bé thấy vui. b. Người ta bảo anh ấy thất nghiệp. Câu 3 (1.5 điểm): Đặt 3 câu, trong mỗi câu có chứa ít nhất một trạng ngữ ( gạch chân những trạng ngữ đó). Câu 4 (5 điểm): Nhân dân ta luôn sống với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy chứng minh nhận định trên. ----------Hết---------- MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Thêm trạng ngữ cho câu Đặt đúng câu có chứa trạng ngữ Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1.5 15% 1 1.5 15% Dùng cụm c-v để mở rộng câu Biết được thế nào là dùng cụm c-v để mở rộng câu Xác định được cụm c-v trong câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Ý 1 0.5 5% Ý 2 1 10% 1 1.5 15% Sống chết mặc bay Biết được phép tương phản trong nghệ thuật và chỉ ra được 2 mặt tương phản trong văn bản Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2 20% 1 2 20% Cách làm bài văn lập luận chứng minh Viết được bài văn nghị luận chứng minh Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 5 50% 1 5 50% Tổng 1 + Ý 1 2.5 25% 1 + Ý 2 2.5 25% 1 5 50% 1 10 100% ĐÁP ÁN Câu 1 ( 2 điểm) =>Phép tương phản trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.(1 điểm) =>Hai mặt tương phản trong truyện “Sống chết mặc bay”: Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ. Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm trong khi họ “đi hộ đê”.(1 điểm) Câu 2 (1.5 điểm) => Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường ( gọi là cụm chủ-vị ) làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.(0.5 điểm) a. (0.5 điểm) Bố đi câu về// khiến thằng bé thấy vui. c1 v1 c2 v2 => Cụm C-V làm CN và PN. b. (0.5 điểm) Người ta// bảo anh thất nghiệp. c v => Cụm C-V làm PN. Câu 3 ( 1.5 điểm) Đặt đúng mỗi câu theo đúng yêu cầu của đề - 0.5 điểm Câu 4 ( 5 điểm) *Về hình thức (0.5 điểm) -Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng và đảm bảo yêu cầu của bài văn chứng minh. -Diễn đạt mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. -Trình bày gọn gàng, sạch sẽ. -Chữ viết đúng chính tả. *Về nội dung (4.5 điểm) MB: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.( 0.75 điểm) Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .TB: ( 3 điểm) a.Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng -Nghĩa đen: khi uống nước phải biết nước đó bắt nguồn từ đâu, phải biết quý trọng nguồn nước đó. -Nghĩa bóng: +Uống nước : hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần +Nguồn: nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả, bao gồm con người, lịch sử , truyền thống,… +Nhớ nguồn: Thành quả không tự nhiên mà có, nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy b. Lần lượt đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm c. Nhận định đánh giá: -Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người. -Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc -Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế. -Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộcKB: -Khẳng định lại giá trị chân lí của câu tục ngữ ( 0.75 điểm) Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc, đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó. -Ý nghĩa của câu tục ngữ (liên hệ bản thân):Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.
File đính kèm:
- De thi hoc ki 2.doc