Đề thi học kì I (2008-2009) môn:Ngữ Văn-Khối 10 Trường Thpt Trưng Vương

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I (2008-2009) môn:Ngữ Văn-Khối 10 Trường Thpt Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNG ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
	ĐỀ THI HỌC KÌ I (2008-2009)
	Môn:Ngữ văn-Khối 10
	Thời gian làm bài:90’(không kể thời gian phát đề)
	***
Câu 1: (2 điểm)
	1.Hãy cho biết khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt ?
	2.Hãy kể tên các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?
Câu 2 : (8 điểm )
	Cảm nhận của anh ( chị) về bài thơ NHÀN của Nguyễn Bỉnh Khiêm :
	Một mai, một cuốc, một cần câu,
	Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
	Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, 
	Người khôn, người đến chốn lao xao.
	Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
	Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
	Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
	Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
	(SGK Ngữ văn 10-NXB giáo dục2006)


























	ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I (năm học 2008-2009)
	Môn :Ngữ văn-khối 10 
	***
Câu 1: -Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt :1 điểm
	-Kể tên 3 đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :1 điểm
Câu 2: 
*HS nêu được cảm nhận của mình về bài thơ NHÀN của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cảm nhận thể hiện qua các nội dung sau:
1. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: (Câu 1 và 2, câu 5 và 6).
- Cuộc sống thuần hậu:
+Hiện lên trong câu thơ là một “lão nông tri điền” với những công cụ lao động quen thuộc: mai, cuốc, cần câu.
+Cách dùng số tính đếm rành rọt “Một…,một…,một…” cho thấy tất cả đã sẵn sàng chu đáo.
+Việc một Trạng Trình danh tiếng lẫy lừng trở về với đời sống bình dị, dân dã: đào ao, cuốc đất cũng là một sự ngông ngạo trước thói đời. Ngông ngạo mà vẫn thuần hậu, nguyên thủy;
“Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” đạm bạc mà không khắc khổ, vẫn thanh cao.
- Cuộc sống thanh cao: (Câu 5 và 6).
+Sự đạm bạc là những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ; sinh hoạt bình dị như mọi người dân quê: tắm hồ, tắm ao.
+Hai câu thơ mà có một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa: xuân-hạ-thu-đông; có mùi vị có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm. Vì vậy cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao trong sự trở về, hoà hợp với thiên nhiên.
2. Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: 
(câu 3 và 4, câu 7 và 8).
- Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm đối mặt với danh lợi như nước với lửa. Sống cuộc đời ẩn sĩ, ông thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, để tâm hồn an nhiên khoáng đạt.
- “Vắng vẻ” đối lập với “lao xao”, “ta” đối lập với “người”. Đó cũng là sự đối lập của hai hoàn cảnh sống. “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, là nơi thảnh thơi của tâm hồn. “Chốn lao xao” là nơi cửa quyền, là đưỡng hoạn lọâ nhiều đua chen, thủ đoạn…
- Hai chữ “dại” – “khôn” vừa thâm trầm vừa hóm hỉnh, thể hiện sự thư thái ung dung của Bạch Vân Cư Sĩ.
- Trạng Trình là một bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo. Tỉnh táo trong sự chọn lựa: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn, người đến chốn lao xao”, “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
-Với Nguyễn Bỉnh Khiêm cái “Khôn” của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hoà nhập với tự nhiên.
 “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
 Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”
Cuộc sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ. Trí tuệ nhận ra công danh, của cải, quyền quí chỉ là giấc chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách đểù nhà thơ từ bỏ “chốn lao xao” quyền quí đến nơi vắng vẻ, đạm bạc mà thanh cao để di dưỡng tinh thần. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, nhàn mà vẫn canh cánh nỗi niềm “ái quốc ưu dân”.

*BIỂU ĐIỂM:
-Điểm 7-8:Bài làm mang chất văn, diễn đạt hay, giàu cảm xúc, thể hiện những sáng tạo và những cảm xúc chân thành .
-Điểm 5-6:Bài có cảm xúc, lời văn hay nhưng còn sai từ 1-2 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
-Điểm 3-4:Bảo đảm nội dung đề ra ở mức trung bình, sai chính tả dưới 5 lỗi.
-Điểm 1-2:Diễn đạt lộn xộn, sơ sài, chưa nắm vững nội dung tác phẩm, chưa có ý, sai chính tả nhiều.
-Điểm 0: chưa hiểu đúng yêu cầu đề ra, chưa viết trọn vẹn phần nào.






File đính kèm:

  • docktra ngu van 10 HK1-cb-d1.doc