Đề thi học kì I Lý 6 năm học 2012 - 2013

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Lý 6 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
18
Ngày soạn: 
05/11
Tiết:
18
Ngày KT: 
ĐỀ THI HKI LÝ 6 
NĂM HỌC 2012 - 2013
I. Mục tiêu đánh giá:
	1. Kiến thức:
	- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó.
	- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
	- Nêu được kết quả tác dụng của lực.
	- Nêu được ví dụ về một số lực.
	- Biết được thế nào là hai lực cân bằng.
	- Nêu được đơn vị đo lực.
	- Nêu được trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
	- Biết được lực kế là dụng cụ để đo lực. Vận dụng được công thức P = 10.m để tính trọng lượng của một vật
	- Biết được ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng là các máy cơ đơn giản.
	- Nêu được công thức tính khối lượng riêng và đơn vị khối lượng riêng. Vận dụng được các công thức để làm bài tập.
	- Nêu được công thức tính trọng lượng riêng và đơn vị trọng lượng riêng. Vận dụng được các công thức để làm bài tập.
	2. Kĩ năng: 
	- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
	- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
	- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
	- Đo được khối lượng bằng cân.
	- Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng rêng để làm bài tập.
	3. Thái độ:
	- Trung thực, cẩn thận trong khi làm bài.
	- Có thái độ yêu thích môn học.
III. Ma trận đề:
KHUNG MA TRẬN ĐỂ
(Thời gian làm bài 45 phút)
Phạm vi kiểm tra: từ bài 1: Đo độ dài đến bài các máy cơ đơn giản.
Phương án kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận:
Bước 1: Xác định mục tiêu phạm vi, mô tả yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra theo các cấp độ
Kiến thức :
	- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó.
	- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
	- Nêu được kết quả tác dụng của lực.
	- Nêu được ví dụ về một số lực.
	- Biết được thế nào là hai lực cân bằng.
	- Nêu được đơn vị đo lực.
	- Nêu được trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
	- Biết được lực kế là dụng cụ để đo lực. Vận dụng được công thức P = 10.m để tính trọng lượng của một vật
	- Biết được ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng là các máy cơ đơn giản.
	- Nêu được công thức tính khối lượng riêng và đơn vị khối lượng riêng. Vận dụng được các công thức để làm bài tập.
	- Nêu được công thức tính trọng lượng riêng và đơn vị trọng lượng riêng. Vận dụng được các công thức để làm bài tập.
Kỹ năng :
	- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
	- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
	- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
	- Đo được khối lượng bằng cân.
	- Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng rêng để làm bài tập.
Bước 2 : Xác định hình thức : Kết hợp TNKQ và TL (60% Trắc nghiệm và 40% Tự luận)
a. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung
Tổng số tiết
Số tiết lí thuyết
Số tiết thực dạy
Trọng số
Lí thuyết
Vận dụng
Lí thuyết
Vận dụng
Đo độ dài, đo thể tích 
3
3
1,8
1,2
16
4
Khối lượng đo khối lượng. Lực
5
5
3,6
1,4
20
10
Lực đàn hồi – lực kế phép đo lực.
2
2
1,5
0,5
10
15
Khối lượng riêng – trọng lượng riêng. Các máy cơ đơn giản
3
3
1,7
1,3
15
10
Tổng số
13
13
8,6
4,4
61
39
b. Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ
Cấp độ
Nội dung
Trọng số
Số lượng câu hỏi
Điểm số
Cấp độ 1,2
Đo độ dài, đo thể tích
16
1,53 = 2
1,0
Cấp độ 3,4
4
1,47 = 1
0,5
Cấp độ 1,2
Khối lượng, đo khối lượng. Lực
20
 3,6 = 4
2,0
Cấp độ 3,4
10
1,4 = 1
1,0
Cấp độ 1,2 
Lực đàn hồi. Lực kế phép đo lực
10
0,76 = 1
1,0
Cấp độ 3,4
15
1, 15 = 2
1,0
Cấp độ 1,2
Khối lượng riêng, trọng lượng riêng. Các máy cơ đơn giản
15
3,3 = 3
1,5
Cấp độ 3,4
10
0,7 = 1
2,0
Tổng
100
15
10
Bước 3 : Xây dựng ma trận đề kiểm tra:
Nôi dung kiến thức
Mức độ nhận biết
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đo độ dài, đo thể tích
1. Biết được đơn vị đo độ dài.
2. Biết được giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
3. Đo được thể tích của một số vật rắn không thấm nước.
Số câu
1 Câu
1 câu
1 câu
3 Câu
Số điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,5 điểm
Khối lượng. Lực
4. Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N.
5. Biết được tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
6. Trọng lực là lực hút của trái đất. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống.
7. Biết dùng cân để đo khối lượng
8. Biết được thế nào là hai lực cân bằng
Số câu
2 câu
1 câu
1 câu
1 câu
5 câu
Số điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
3,0 điểm
Lực đàn hồi. Lực kế phép đo lực
9. Hiểu được thế nào là lực đàn hồi.
10. Biết được một quả cân có khối lượng 100g sẽ có trọng lượng là 1N
11. Biết áp dụng công thức 
P = 10.m để tính trọng lượng của một vật.
Số câu
1 Câu
1 Câu
1 Câu
3 Câu
Số điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
2,0 điểm
Khối lượng riên trọng lượng riêng. Các máy cơ đơn giản
12. Nêu được công thức tính khối lượng riêng.
13. Nêu được đơn vị trọng lượng riêng
14. Biết được ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy là các máy cơ đơn giản
15. Biết vận dụng công thức tính khối lượng riêng để tính khối lượng riêng của một số chất.
Số câu
2 câu
1 câu
1 câu
3 câu
Số điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
2,0 điểm
3,0 điểm
Tổng
6 Câu
1 câu
4 Câu
2 Câu
2 Câu
15 Câu
3,0 điểm
1,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
3,0 điểm
10 điểm
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề:
A. Trắc nghiệm: (6 điểm)
 Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Đơn vị đo chiều dài là:
A. Kílôgam (kg).	B. Mét khối (m3). 
C. Mét (m).	D. Lít ( l ). 
Câu 2: Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá, khi thả hòn đá vào bình, thể tích mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Thể tích hòn đá là: 
A. V = 86cm3. 	B. V = 55cm3 . 
C. V = 31cm3. 	D. V = 141cm3.
Câu 3: Hai lực nào sau đây được gọi hai là lực cân bằng ?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật. 
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau 
 tác dụng lên cùng một vật. 
Câu 4: Các máy cơ đơn giản thường dùng là: 
A. Ròng rọc. 	 B. Mặt phẳng nghiêng.
C. Đòn bẩy. 	 D. Tất cả a,b,c đều đúng. 
Câu 5: Một quả nặng khối lượng 100g, thì có trọng lượng là:
A. 10N 	 B. 1N 
C. 0,1N	 D. 100N 
Câu 6: Công thức tính trọng lượng riêng của vật là:
A. d = 	B. d = m.V 
C. d = 	D. d = D.V
Câu 7: Lực nào sau đây là lực đàn hồi?
A. Lực nam châm hút đinh sắt.
B. Lực dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bay đi.
C. Lực hút của Trái đất.
D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt.
Câu 8: Giới hạn đo ( GHĐ) của thước là:
 A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước. 
 B. Độ dài nhỏ nhất giữa hai vạch chia trên thước. 
 C. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp. 
 D. Độ dài nhỏ nhất có thể đo dược bằng thước.
Câu 9: Để đo khối lượng của một vật ta dùng:
A. Thước đo.	B. Gang bàn tay.
C. Sợi dây.	D. Cân.
Câu 10: Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác gọi là:
A. Lực.	B. Biến dạng.	
C. Khối lượng.	D. Cả A, B, C.
Câu 11: Đơn vị khối lượng riêng là:
A. Niutơn (N).	B. Niutơn trên mét khối (N/m3).
C. Kilôgam trên mét khối (kg/m3).	D. Mét (m).
Câu 12: Lực có đơn vị đo là:
A. Kilôgam (kg).	B. Mét vuông(m2).	
C. Niutơn (N).	 	D. Niutơn trên mét khối (N/m3).
B Tự luận: (4 điểm)
Câu 1: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực?
Câu 2: Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu niutơn?
Câu 3: Cho một vật có khối lượng 40kg và vật này có thể tích là 40dm3. Hãy tính khối lượng riêng của vật ?
Đáp án:
Trắc nghiệm: (6 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
C
D
D
B
A
B
A
D
A
C
C
Tự luận : (4 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Trọng lực là lực hút của trái đất.
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều tù trên xuống dưới.
0,5
0,5
2
Tóm tắt:
m = 3,2tấn = 3200kg
P = ?
 Giải
Trọng lượng của xe tải
Áp dụng công thức :
P = 10.m
 = 10.3200
 = 32000 (N)
1,0
3
Tóm tắt:
m = 40kg
V = 40dm3 = 0,04m3
D = ?
 Giải
Ta có công thức tính khối lượng riêng của vật:
2,0
* Chú ý: Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docde thi hk1 ma tran.doc
Đề thi liên quan