Đề thi học kì I môn công nghệ - 10 trắc nghiệm

doc2 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I môn công nghệ - 10 trắc nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ- 10
TRẮC NGHIỆM - Mã đề thi 132
-------------------------
Câu 1: Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật không hợp lý: A. Ảnh hưởng xấu đến sinh vậ và môi trường B. Xuất hiện các quần thể sinh vật kháng thuốc. C. Ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. D. Giết chết các loài côn trùng có lợi.
Câu 2: Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH, nếu: A. pH > 7 , đất chua.	B. pH < 7 , đất kiềm. C. pH < 7 , đất chua.	 D. pH < 7 , đất trung tính.
Câu 3: Nguyên nhân chính gây xói mòn là: A. Do canh tác lạc hậu B. Do đất có nhiều cát sỏi.
C. Do mưa lớn và địa hình dốc.	D. Do kết cấu của đất kém.
Câu 4: Trong các biện pháp cải tạo đất mặn sau, biện pháp nào không phù hợp: A. Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí. B. Tháo nước rửa mặn. C. Lên liếp(làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn. D. Bón vôi.
Câu 5: Làm thế nào để giống mới được tuyên truyền rộng rãi và được đưa vào sản xuất đại trà ?
A. Tuyên truyền đưa giống mớI vào sản xuất đại trà. B. Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ . C. Tổ chức hội nghị đầu bờ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
D. Đánh giá giống mớI về mọI mặt và đưa giống mớI vào sản xuất đạI trà.
Câu 6: Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua và có:
A. pH 4.	D. pH > 7.
Câu 7: Loại phân bón nào dới đây dùng để bón lót là chủ yếu:
A. Supe lân	B. Sunphát đạm	C. U rê	D. Kaliclorua
Câu 8: Keo dương là keo: A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương. B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm. C. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.
D. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.
Câu 9: Nguyên tắc 4 đúng gồm: A. Đúng thuốc, đúng cách, đúng nồng độ, đúng liều lượng. B. Đúng cách, đúng thời gian, đúng lúc, đúng liều lượng. C. Đúng lúc, đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng thời gian.
D. Đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ, đúng liều lượng.
Câu 10: Nguyên nhân hình thành đất phèn là do: A. Đất có nhiều H2SO4.	B. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. C. Đất bị úng ngập.	D. Đất có nhiều muối.
Câu 11: Thành phần chủ yếu của phân VSV có định đạm gồm : A. Các chất hữu cơ cần phân giải . B. Phân đạm , lân ,kali. C. VSV cố định đạm, chất nền. D. Nền than bùn có bổ sung chất khoáng , chất vi lượng .
Câu 12: Phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng gì? A. Chuyển hóa lân khó hòa tan thành lân dễ hòa tan. B. Chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ C. Phân giải chất hữu cơ thành chất khoáng đơn giảng D. Chuyển hóa nito tự do thành đạm cho đất.
Câu 13: Loại phân nào sau đây dùng để bón lót là chính: A. Phân chuồng B. Đạm. C. Phân NPK. D. Kali.
Câu 14: Phân hữu cơ có đặc điểm: A. Khó hoà tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng. B. Khó hoà tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. C. Dễ hoà tan, có nhiều chất dinh dưỡng. D. Dễ hoà tan, tỉ lệ dinh dưỡng thấp.
Câu 15: Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo. A. Đất mặn và đất phù sa sông hồng.	B. Đất phèn, đất mặn, đất xám bạc màu. C. Đất phù sa.	D. Đất xám bạc màu, đất phù sa, đât phèn.
Câu 16: Thí nghiệm so sánh nhằm mục đích: A. Xác định tính ưu việt của giống đại trà. B. Đề ra kĩ thuật canh tác giống mới. C.Đưa giống vào sản xuất đại trà. D.Xác định tính ưu việt của giống mới.
Câu 17: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng : A. Thực hiện phản ừng trao đổi với keo đất , giải phóng cation Na+ thuận lợi cho rửa mặn B. Tăng độ phì hiêu cho đất . C. Thực hiện phản ừng trao đổi với keo đất làm cho cation Na+ kết tủa . D. Giảm độ chua đất .
Câu 18: Khi bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ vào đất sẽ xảy ra quá trình gì ?A. VSV có trong phân tiết men phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất khoáng đơn giản cây dễ sử dụng . B. Xác VSV phân giải chất hữu cơ đã cung cấp cho các chất dinh dưỡng . C. Phân vi sinh vật có trong phân chuyển hoá các chất khó tiêu trong đất thành những chất dễ tiêu. D. Vi sinh vật có trong phân tiết men xúc tác cho các phản ứng tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây .
Câu 19: Trong thí nghiệm so sánh thì giống mới được bố trí so sánh với giống nào? A. Giống nhập nội.	B. Giống thuần chủng. C. Giống mới khác.	D. Giống phổ biến đại trà.
Câu 20: Đất mặn ở nước ta phân bố nhiều ở: A. Tây Nguyên.	B. Trung du miền núi phía bắc.
C. Vùng đồng bằng ven biển.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 21: Phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng: A. Chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ. B. Phân giải xác sinh vật để tăng độ phì cho đất. C. Cố định nguồn nitơ tự do trong tự nhiên. D. Phân giải cellulose thành các hợp chất đơn giản.
Câu 22: Bón phân vi sinh vật cho cây trồng để: A. Cung cấp nguồn dinh dưỡng vô tận cho đất và cây trồng. B. Cung cấp các loài vi sinh vật có ích cho đất và cây trồng.	C. Cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây. D. Cung cấp các loài vi sinh vật có ích cho cây.
Câu 23: Nguyên nhân hình thành đất mặn là do: A. Mưa lớn kèm theo muối. B. Nước biển tràn vào và ảnh hưởng của nước ngầm C. Canh tác lạc hậu. D. Bón nhiều phân hoá học
Câu 24: Chọn câu trả lời đúng: A. Phân hoá học dễ tan nên dùng để bón lót là chính. B. Phân hoá học khó tan nên dùng bón lót là chính. C. Phân hoá học chứa nhiều ng.tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng thấp. D. Phân hoá học chứa ít ng.tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao.
Câu 25: Tại sao sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật không hợp lý sẽ làm xuất hiện các quần thể sinh vật kháng thuốc? A. Tạo được các gen kháng thuốc. B. Chúng tổng hợp được các loại enzim phân giải độc tố của thuốc, tạo được các gen kháng thuốc C. Chúng đã quen với độc tố của thuốc.
D. Chúng tổng hợp được các loại enzim phân giải độc tố của thuốc.
Câu 26: Đất mặn là đất có chứa nhiều: A.H2SO4.	 B.NaCl, Na2SO4	C.Chất hữu cơ. D.Bazơ.
Câu 27: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng: A. Làm cho đất tơi xốp.	B. Làm giảm độ chua.
C. Tăng cường chất hưu cơ cho đất.	D. Đẩy Na+ ra khỏi bề mặt keo đất.
Câu 28: Tại sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? A. Nâng cao chất lượng nông sản, giảm ô nhiễm môi trường. B. Tất cả đều đúng. C. Giúp cây trồng phát triển tốt, năng suất cao. D. Mỗi biện pháp phòng trừ có ưu, nhược điểm riêng cần khắc phục được nhược điểm của các biện pháp khi sử dụng.
Câu 29: Chế phẩm virut được sản xuất trên cơ thể: 
A. Sâu non B . Côn trùng	 C. Sâu trưởng thành	 D. Nấm phấn trắng
Câu 30: Khi bị nhiễm chất độc từ nấm phấn trắng, cơ thể sâu bọ sẽ:
A. Biến đổi màu sắc	B. Mềm nhũn	C. Trương lên	D. Cứng lại
Câu 31: Thế nào là quá trình khoáng hóa? A. Phân hủy các chất hữu cơ. B. Tổng hợp các chất đơn giản thành chất mùn. C. Tổng hợp các chất đơn giản thành các chất hữu cơ phức tạp.
D. Phân hủy các chất hữu cơ thành chất khoáng đơn giản.
Câu 32: Biện pháp khắc phục quan trọng hàng đầu đối với đất xói mòn là: A. Luân canh, xen canh gối vụ. 	B. Trồng cây phủ xanh đất. C. Bón vôi cải tạo đất.	 D. Bón phân và làm đất hợp lí.
Câu 33: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở khoa học nào ? A. Mô tế bào là một phần của cơ thể nhưng sự phát triển của chúng vẫn có tính độc lập so với mô tế bào khác của cơ thể, chúng có tính toàn năng. B. Nuôi dưỡng mô tế bào trong môi trường nhân tạo giống như môi trường cơ thể thì nó vẫn duy trì sự sống. C. Mỗi tế bào của cơ thể đầu mang toàn bộ lượng thông tin di truyền của cơ thể đó và có khả năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi D. Từ một tế bào thực vật nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một hoặc một số cơ thể mới.
Câu 34: Loài vi khuẩn nào sau đây được dùng để sản xuất chế phẩm Bt: A. Beauveria bassiana	B. Baccillus thuringiensis C. Escherichia coli	D. Candida albicans
Câu 35: Mục đích của thí nghiểm tra kĩ thuật là gì ? A. Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ hay không thể có, hoặc không tiếp xúc khảo nghiệm . B. Củng cố độ thuần chủng và tình trạng điển hình của giống . C. Xây dựng kĩ thuật gieo trồng phù hợp với giống mới
D. Đánh giá giống mới về mọi mặt và đưa giống mớivào sản xuất đại trà.
Câu 36: Thành phần chất hữu cơ trong đất gồm có: A. các chât dinh dưỡng như phốtpho, nitơ..	B. xác động vật, thực vật, vi sinh vật chết C. các sinh vật sống trong đất.	 D. khoáng
Câu 37: Loại phân nào sau dùng bón thúc là chính:
A. Phân chuồng.	B. Đạm, kali.	C. Phân lân.	D. phân vi sinh vật.
Câu 38: Bộ phận nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất: A. Lớp ion quyết định điện	B. Lớp ion bất động C. Lớp ion khuếch	D. Nhân keo
Câu 39: Bón vôi cho đất phèn có tác dụng: A. Bổ sung chất hữu cơ cho đất.	B. Tăng chất dinh dưỡng cho đất. C. Khử mặn.	D. Khử chua và làm giảm độc hại của nhôm
Câu 40: Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật A. Xác định thời vụ	B. Xác định mật độ gieo trồng C. Xác định chế độ phân bón	D. Xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docCONG NGHE 10_CONG NGHE 10_132.doc
Đề thi liên quan