Đề thi học kì I, môn ngữ văn 8 năm học 2008 – 2009

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I, môn ngữ văn 8 năm học 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên :………………………
 ……………………………………..
Lớp : 8A …
ĐỀ THI HỌC KÌ I, MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học 2008 – 2009
Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm. Lời phê của giáo viên.




A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3điểm – Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm)
Câu 1 : Tác phẩm “Lão Hạc” (Nam Cao) được viết theo thể loại 
tiểu thuyết.
truyện dài.
truyện vừa.
truyện ngắn.
Câu 2 : Đoạn trích “Đánh nhau với cối xây gió” (Xéc-van-tét) được kể bằng lời của
Đôn Ki-hô-tê.
Xéc-van-tét.
Xan-chô Pan-xa.
người chứng kiến.
Câu 3 : Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” (Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội) chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt
tự sự.
nghị luận.
thuyết minh.
biểu cảm.
Câu 4 : Các từ : trao đổi, buôn bán, sản xuất được sắp xếp vào trường từ vựng
hoạt động kinh tế.
hoạt động chính trị.
hoạt động văn hoá.
hoạt động xã hội.
Câu 5 : Câu ca dao có sử dụng biện pháp nói quá là :
Chẳng tham nhà ngói ba toà
 Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.
Làm trai cho đáng nên trai
 Khom lưng gánh đỡ những hai hạt vừng.
Hỡi cô tát nước bên đàng
 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Miệng cười như thể hoa ngâu
 Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Câu 6 : Câu văn “Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.” (Chiếc lá cuối cùng – O Hen-ri) thuộc loại 
câu đơn.
câu đặc biệt.
câu ghép.
câu tỉnh lược.
Câu 7 : Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của An-đéc-xen ở truyện “Cô bé bán diêm” là đan xen giữa
quá khứ và mộng tưởng.
lãng mạn và quá khứ.
hiện thực và lãng mạn.
hiện thực và mộng tưởng.
Câu 8 : Nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc (Lão Hạc – Nam Cao) phải lựa chọn cái chết là do:
ăn phải bả chó.
ân hận vì lừa cậu Vàng. 
rất yêu thương con.
không muốn liên luỵ đến ai.
Câu 9 : Qua miêu tả của nhà văn Ngô Tất Tố, giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng (Tức nước vỡ bờ) cùng giống nhau ở điểm :
tính bất nhân.
là nông dân.
làm tay sai.
ghét chị Dậu.
Câu 10 : Từ “hào kiệt” trong câu “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu) có nghĩa là :
người ít chữ, giàu nghĩa khí.
người giỏi võ nghệ, dũng cảm.
người văn võ song toàn.
người có tài năng, chí khí.
Câu 11 : “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 Lừng lẫy làm cho lở núi non” (Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh).
Hai câu thơ trên nói về vấn đề của kẻ làm trai, đó là:
tư thế.
nhiệm vụ.
lợi thế.
vai trò.
Câu 12 : Nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) chủ yếu nói về
nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
tâm địa độc ác của người cô.
sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
B. TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 13 : (1đ)
Thế nào là nói giảm nói tránh? (0,75đ).
Cho ví dụ về nói giảm nói tránh. (0,25đ)
Câu 14 : (1đ)
Viết một đoạn văn (chủ đề tự chọn) khoảng 5 – 7 dòng. Trong đoạn văn ấy có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép.
Câu 15 : (5đ)
Kể về một tấm gương vượt lên chính mình.

________________________ & ________________________

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI, năm học 2008 - 2009.
(Hướng dẫn chấm đề thi Ngữ văn 8)
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3điểm – Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
d
b
c
a
b
a
d
c
c
d
a
b
 B. TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 13 : 1 đ.
- Khái niệm : 
 + Ghi đầy đủ, trọn vẹn : 0,75đ.
 + Nếu thiếu, mỗi ý trừ 0,25đ.
 Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ 
ý 1 : dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, 
ý 2 : tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; 
ý 3 : tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Ví dụ : Cho ví dụ chính xác đạt 0,25đ; sai thì không có điểm.
Câu 14 : 1 đ.
Viết đoạn văn có nội dung : 0,25 đ.
Sử dụng dấu hai chấm (dùng đúng, chính xác) : 0,25đ.
Sử dụng dấu ngoặc đơn (dùng đúng, chính xác) : 0,25đ.
Sử dụng dấu ngoặc kép (dùng đúng, chính xác) : 0,25đ.
Câu 15 : 
HS cần nói được các ý sau :
* Yêu cầu chung :
 - Học sinh cần nắm chắc cách viết một văn bản tự sự; đồng thời phải kết hợp giữa tự sự với miêu tả 
 và biểu cảm trong bài làm.
 - Nhân vật trong câu chuyện : có thể là học sinh, là bạn bè hoặc một ai đó trong cuộc sống …
 - Kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
* Yêu cầu cụ thể :
 a. Mở bài : (Mở đầu câu chuyện) (0,5đ)
 - Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm xảy ra câu chuyện. (ở lớp, ở trường, ở xóm, … ) (0,25đ)
 - Giới thiệu chung về nhân vật vượt lên chính mình. (0,25đ)
 (vượt lên chính mình trong các lĩnh vực : học tập, số phận, bệnh tật …)
 b. Thân bài : Câu chuyện phát triển . (4đ)
 * Diễn biến của câu chuyện được kể theo trình tự thời gian hoặc đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
 * Kết hợp giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm.
 - Miêu tả ngoại hình, tính cách … của nhân vật .
 - Tình cảm của mọi người đối với nhân vật và mối quan hệ giữa nhân vật với mọi người.
 - Trăn trở, suy nghĩ của nhân vật về vấn đề : học tập, số phận, bệnh tật … 
 - Giải pháp giúp nhân vật vượt lên chính bản thân mình.
* Lưu ý :
 - Nếu phần thân bài, học sinh chỉ kể mà không có yếu tố miêu tả và biểu cảm : không quá 2 điểm. 
 - Nếu sa đà vào miêu tả hoặc biểu cảm : không quá 2 điểm.
 - Viết văn tự sự có yếu tố miêu tả : không quá 3 điểm.
 - Viết văn tự sự có yếu tố biểu cảm : không quá 3 điểm.
 c. Kết bài : (0,5đ)
 - Nêu kết thúc câu chuyện. (kết quả của việc làm vượt lên chính mình). Có thể là một kết thúc mở 
 để người đọc suy ngẫm. (0,25đ)
 - Nêu cảm nghĩ của người kể (người viết).(0,25đ)


 * Trên đây chỉ là những gợi ý có tính định hướng, GV cần linh hoạt trong quá trình chấm bài. Cần tôn trọng sự sáng tạo của học sinh.




_____________________________ HẾT ____________________________

File đính kèm:

  • docDE THI HKI, LOP 8.doc
Đề thi liên quan