Đề thi học kì I môn: ngữ văn thời gian: 90 phút

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I môn: ngữ văn thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ĐĂK NANG	ĐỀ THI HỌC KÌ I
HỌ VÀ TÊN:…………………………	MÔN: NGỮ VĂN
LỚP:………………………………….	Thời gian: 90 phút

ĐỀ BÀI.

TRẮC NGHIỆM.( 3đ )
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Tác giả của bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là ai?

Lí Bạch
Đỗ Phủ
Bạch Cư Dị
Khuất Nguyên

Câu 2. Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được làm theo thể thơ nào?

Thất ngôn bát cú
Thất ngôn tứ tuyệt
Song thất lục bát
Ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu 3. Câu thơ Tiếng gà trưa được lặp đi lặp lại mấy lần trong bài thơ “Tiếng gà trưa”?

Bốn lần
Năm lần
Sáu lần
Bảy lần

Câu 4. Nội dung chính của bài “Những câu hát châm biếm” là gì?
Bày tỏ tình cảm với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình
Thể hiện tình yêu và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước
Diễn tả tâm trạng, thân phận, cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động
Phê phán những thói hư, tật xấu của nhiều hạng người trong xã hội
Câu 5. Nhận xét sau đây đúng cho tác phẩm nào?
“Bài thơ thể hiện tình cảm chân thành, đậm đà, thắm thiết của tác giả đối với bạn”

Sau phút chia li
Qua Đèo Ngang
Bạn đến chơi nhà
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Câu 6. Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” đều miêu tả cảnh trăng ở Việt Bắc. Song cảnh trăng tròn mỗi bài đều có nét riêng biệt. Vậy theo em, cảnh trăng trong bài “Cảnh khuya” mang vẻ đẹp gì?
Vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm đầu năm
Vẻ đẹp huyền ảo của cảnh vật trong một đêm trăng khuyết
Vẻ đẹp của một đêm trăng rừng với tiếng suối xa trong như tiếng hát
Vẻ đẹp của một đêm trăng thành phố đầy sao
Câu 7. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

Giang sơn
Sông núi
Đất nước
Sơn thủy

Câu 8. Thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”giữ vai trò gì?

Chủ ngữ
Vị ngữ
Bổ ngữ 
Trạng ngữ

Câu 9. Cho câu sau: “Nam là một học sinh nam”. Từ “nam” trong “học sinh nam” tương ứng với nghĩa nào sau đây?
Tên riêng của người
Người thuộc nam giới
Tước thấp nhất trong bậc thang chức tước phong kiến
Một trong bốn phương chính, đối diện với phương bắc
Câu 10. Từ nào sau đây là từ ghép?

Thơm tho
Tràn trề
Đi đứng
Vùn vụt

Câu 11. Phần mở bài của một bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học thường có nội dung nào dưới đây?
Giới thiệu tác phẩm văn học và nêu cảm nhận chung
Cảm xúc, suy ngẫm của mình do nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó mang đến
Cảm xúc, suy ngẫm về tiết tấu, nhịp điệu, các biện pháp tu từ, vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm
Tình cảm của mình và dự cảm về sức sống của tác phẩm trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Câu 12. Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm khác yếu tố tự sự trong văn tự sự ở điểm nào?
Yếu tố tự sự chỉ để làm nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc
Yếu tố tự sự đóng vai trò trình bày lại diễn biến của sự việc
Yếu tố tự sự đóng vai trò chính trong văn biểu cảm
Yếu tố tự sự giúp người viết đi sâu vào nguyên nhân và kết quả của sự việc

TỰ LUẬN. ( 7đ )
Câu 1.(1đ) Hình ảnh người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa” được hiện lên như thế nào?
Câu 2. (2đ)Chỉ ra và xác định dạng điệp ngữ trong đoạn văn sau:
	“Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”. (Thép Mới)
Câu 3.(4đ) Con người không thể sống thiếu tình bạn. Em hãy phát biểu cảm nghĩ về vai trò của tình bạn trong cuộc sống của em và mọi người.

File đính kèm:

  • docDe thi Ngu van 7 HKI.doc
Đề thi liên quan