Đề thi học kì I - Môn thi: Sinh học 8 - Trường THCS Hàm Phú

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I - Môn thi: Sinh học 8 - Trường THCS Hàm Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG:THCS HÀM PHÚ 
Họ và tên:... 
Lớp:.
KỲ KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008 -2009
	 MÔN THI: SINH HỌC 8
	 THỜI GIAN: 45 PHÚT
ĐỀ BÀI:
 Cu 1: Ở người có mấy nhóm máu ? Sự phân loại chúng được căn cứ trên yếu tố nào? Giải thích? (2 điểm)
 Câu 2: Nêu khái niệm về phản xạ, cung phản xạ và vòng phản xạ? Cho ví dụ? ( 2 điểm)
 Câu 3: So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhn tạo? Khái niệm và cho thí dụ về đồng hoá và dị hoá trong cơ thể sống? (2 điểm)
 Câu 4: Giải thích cấu tạo và chức năng của phổi? (2 điểm)
 Câu 5: Nêu yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô? Vì sao chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng biện pháp buộc gây garô? ( 2 điểm) 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 
Câu 1:
* Có 4 nhóm máu được phân loại ở người là: A, B, AB và O. (0,5 điểm) 
* Sự phân loại nhóm máu căn cứ vào 2 yếu tố: (1,5 điểm) 
	+ Yếu tố kháng nguyên có trong hồng cầu của người là A và B.
	+ Yếu tố kháng thể có trong huyết tương là a và b. Thực tế a gây kết dính A và b gây kết dính B nên trên cùng một cơ thể a và A không cùng tồn tại cũng như b và B không cùng tồn tại.
+ Do vậy 4 nhóm máu có thành phần kháng nguyên, kháng thể theo bảng sau:
Nhóm
Kháng nguyên trong hồng cầu
Kháng thể trong huyết tương
A
 Có A
Có b
B
Có B
Co a
AB
Có A và B
không có a và b
O
Không có A và B
Có a và b
Câu 2: 
* Phản xạ: Là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh để trả lời các kích thích của môi trường.(0,5 điểm) 
Vd:
* Cung phản xạ: Là con đường lan truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng. (0,5điểm)
Vd:
*Vòng phản xạ: Là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó. (1 điểm)
Vd:
Câu 3: Giống nhau: Cơ thể nạn nhân thiếu oxi, mặt tím tái. ( 0,5 điểm)
 Khác nhau: ( 0,5 điểm)
+ Chết đuối: do phổi ngập nước.
+ Điện giật: do cơ hô hấp và có thể cả cơ tim bị co cứng.
+ Bị lậm vào môi trường ô nhiễm ngất hay ngạt thở.
Đồng hóa là qúa trình tổng hợp nên những chất đặc trưng của tế bào và cơ thể. Kèm theo đó là sự tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học của những chất tổng hợp được. ( 0,5 điểm) 
VD: Hs tự cho
- Dị hóa là qúa trình phân giải các chất được tíchlũy trong tế bào để giải phóng năng lượng. Sự dị hóa tạo ra sản phẩm phân hủy và khí CO2 . ( 0,5 điểm)
VD: Hs tự cho
Câu 4: 
* Cấu tạo của phổi: - Có 2 lá phổi nằm trong khoang ngực. Phổi phải có 3 thùy, phổi trái có 2 thùy.
	- Phổi được bao bọc lên ngoài là 2 lớp màng mỏng , lớp màng ngoài dính sát vào lồng ngực và lớp màng trong dính vào phổi giữa 2 lớp có chứa chất dịch.
	- Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang được bao bọc bởi mạng mao mạch dày đặc.
* Chức năng: Phổi là nơi xảy ra TĐK giữa cơ thể với môi trường. Nhờ hoạt động TĐ này, khí Oxi đươc đưa vào máu để cung cấp cho các tế bào và thải khí CO2 từ tế bào theo máu đến phổi thải ra môi trường.
Câu 5: Yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô: (1điểm)
Dùng dây cao su hay vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương( về phía tim) với lực ép đủ làm cầm máu.
Cứ sau 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại.
Chỉ các vết thương chảy máu động mạch ở tay, chân) mới sử dụng biện pháp buộc dây garô.
* Chỉ các vết thương chảy máu động mạch ở tay (chân) mới sử dụng biện pháp buộc dây garô vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu quả cầm máu . (1điểm)
KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn thi: Sinh vật 7
Thời gian: 45 phút
ĐỀ BÀI:
 Câu 1: Nêu các đặc điểm chung của động vật? Để thế giới động vật đa dạng và phong phú chúng ta phải làm gì? (1điểm)
 Câu 2: Nêu tác hại của bệnh do giun đũa gây ra cho người? Các biện pháp phòng chống? (2 điểm)
 Câu 3: Trình bày cơ sở quan trọng hình thành nên tập tính ở sâu bọ (2điểm)
 Câu 4:Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể phải làm thế nào? Trai chết thì vỏ mở, tại sao? (1điểm)
 Câu 5: Đặc điểm chung của ngành chân khớp? Trong các đặc điểm đó thì đặc điểm nào là quan trọng nhất? (2điểm)
 Câu 6: Trình bày đặc điểm chung của cá? (2điểm)
..................................................................................................................................................................... 
ĐÁP ÁN SINH 7: 
Câu 1:
* Các đặc điểm chung của động vật:( 0.75đ)
 - Dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng ( 0.25 đ)
 - Có hệ thần kinh và giác quan ( 0.25 đ)
 - Có khả năng di chuyển ( 0.25 đ)
 * Để thế giới động vật đa dạng và phong phú chúng ta phải bảo vệ môi trường sống của động vật ( 0.25đ) 
Câu 2:
* Tác hại: (1đ) 
- Lấy tranh thức ăn (0.25đ)
- Gây tắc ruột, tắc ống mật (0.25đ)
- Tiết độc tố gây hại cho cơ thể người (0.25đ)
- Phát tán bệnh cho cộng đồng (0.25đ)
* Biện pháp: (1đ)
- Vệ sinh cá nhân (0.5 đ)
 An uống vệ sinh, không ăn rau sống, uống nước lã, rửa tay trước khi ăn trừ ruồi nhặng, xây hố xí đảm bảo vệ sinh,tẩy giun định kì
- Vệ sinh cộng đồng:không dùng phân tươi tưới rau, ăn rau sống không qua sát trùng, mua bán quà bánh ở nơi bụi bặm (0.5đ)
Câu 3:
* Về giác quan: Sâu bọ có đầy đủ 5 giác quan:( 1đ)
- Xúc giác ở lông (0.25đ)
- Khứu giác ở dạng hố trên râu (0.25đ)
- Vị giác là những nhú lồi ở tua miệng hay ở đầu chân. (0.25đ)
- Mắt kép của sâu bọ có thể nhìn được màu (0.25đ)
- Có cơ quan thu phát âm thanh
* Thần kinh:( 1đ)
- Não sâu bọ phát triển, có 3 phần (0.5đ)
- Sâu bọ sống thành xã hội não trước có nấm phát triển( 0.5đ)
Câu 4 
* Để mở vỏ trai quan sát bên trong phải luồn lưỡi dao vào qua khe vỏ cắt cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau ở trai ( 0.5đ)
* Khi trai chết vỏ thường mở ra vì cơ khép vỏ bị cắt, lập tức vỏ trai mở ra ( 0.5đ)
Câu 5:
* Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
- Có bộ xương ngoài bằng kitin có chức năng nâng đỡ và che chở. (0.5đ)
- Các chân phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ linh hoạt. (0.5đ)
- Phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. (0.5đ)
* Trong đó đặc điểm quan trọng nhất là: các chân phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ linh hoạt. (0.5đ)
Câu 6:
* Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
- Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang (0.5đ)
- Tim: 2 ngăn, một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi(0.5đ)
- Thụ tinh ngoài (0.5đ)
- Là động vật biến nhiệt (0.5đ)
TRƯỜNG:THCS HÀM PHÚ
Họ và tên:..
Lớp:...
	 KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008 -2009
	 MÔN THI: SINH HỌC 6
	 THỜI GIAN: 45 PHÚT.
ĐỀ BÀI
 Câu 1: Trình bày khái niệm quang hợp ở cây xanh? Viết sơ đồ quang hợp? ( 2điểm)	 
 Câu 2: Trình bày thí nghiệm sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây. ( 2điểm)
 Câu 3: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? Cây xanh có các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào và cho ví dụ? ( 2điểm)
 Câu 4: Rễ gồm có mấy miền? Chức năng của mỗi miền ? ( 2điểm) 
 Câu 5: a.Nêu tên các bộ phận chính của hoa.Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao? (1 đ)
 b.Không có cây xanh thì không có sự sống trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Vì sao? (1điểm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6 
Câu 1: 
*Quang hợp là quá trình nhờ lá cây có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. ( 1điểm)
*Sơ đồ: ( 1điểm) 
Nước + Khí cacboníc Ánh sáng Tinh bột + Khí oxi 
 Chất diệp lục
Câu 2: 
Thí nghiệm sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây:
Dụng cụ: - Bình thủy tinh chứa nước pha màu. 	 ( 0,5 điểm)
Dao con, kính lúp.
Một cành hoa trắng (hoa huệ, hoa cúc hoặc hoa hồng)
Tiến hành:Cắm cành hoa vào bình nước pha màu, để ra chỗ thoáng. 	 ( 0,5 điểm)
Hiện tượng: Sau một thời gian, cánh hoa có màu sắc của nước trong bình. Các gân lá cũng bị nhuộm màu chứng tỏ nước màu đã vận chuyển từ bình lên lá qua mạch gỗ vì ta dùng dao cắt ngang cành hoa thì phần mạch gỗ cũng bị nhuộm. 	 ( 0,5 điểm)
Kết luận: Nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên nhờ mạch gỗ. 	 ( 0,5 điểm)
Câu 3: 
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng tạo thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rể, thân, lá. 	( 1 điểm)
- Sinh sản bằng thân bò: Rau má	( 0,25 điểm )
- Sinh sản bằng thân củ : Khoai tây	( 0,25 điểm )
- Sinh sản bằng lá : Sống đời	( 0,25 điểm )
- Sinh sản bằng rễ củ: Khoai lang. 	 ( 0,25 điểm)
Câu 4: 
Rễ gồm có 4 miền
- Miền trưởng thành: Có chức năng dẫn truyền 	( 0,5 điểm )
- Miền sinh trưởng : Có chức năng làm cho rễ dài ra	( 0,5 điểm )
- Miền chóp rễ : Có chức năng che chở cho đầu rễ.	( 0,5 điểm )
- Miền hút : Có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan	( 0,5 điểm )
Câu 5:
a.-Đài hoa,tràng hoa,nhị và nhụy. ( 0,5 điểm )
 -Bộ phận quan trọng nhất là nhị và nhụy vì giúp cho quá trình thụ phấn, kết hạt và tạo quả về sau để duy trì nòi giống. ( 0,5 điểm )
b.Đúng, không có cây xanh thì không có sự sống trên Trái Đất. Vì nhờ quang hợp, cây xanh tạo ra chất hữu cơ và Oxi để cung cấp cho sự sống của các sinh vật trên Trái Đất. ( 1điểm)
TRƯỜNG THCS HÀM HIỆP	ĐỀ THI KIỂM TRA HKI - Năm học 2008-2009
Lớp : 8	MÔN : SINH 8
Họ và tên :  ( Thời gian 45 phút không kể phát đề)	
ĐỀ 
Câu 1: Tiêu hóa là gì ? Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào ? Trình bày các hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng ? Vì sao ở dạ dày và ruột non không có tuyến nước bọt mà thức ăn tinh bột vẫn được biến đổi ? ( 4 đ )
Câu 2: Hô hấp là gì ? Nêu sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào . Các biện pháp hạn chế tác nhân gây hại cho hệ hô hấp ( 2 đ )
Câu 3: Thế nào là đông máu ? Cơ chế tạo thành khối máu đông . Nguyên tắc khi truyền máu là gì ? Vì sao ? ( 4 đ )
TRƯỜNG THCS HÀM HIỆP	ĐỀ THI KIỂM TRA HKI - Năm học 2008-2009
Lớp : 7	MÔN : SINH 7
Họ và tên :  ( Thời gian 45 phút không kể phát đề)	
	ĐỀ 
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm ? ( 3, 5đ )
Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp ? ( 3,5 đ )
Câu 3: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước ? ( 2đ )
Câu 4: So sánh các phần cơ thể của nhện với giáp xác ? ( 1 đ 
Trường PTDTNT Hàm Thuận 	Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2008-2009
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	Môn: Sinh 9
Lớp: . . . . . . . . . . . . 	Thời gian: 45’ ( không kể thời gian phát đề )
 Đề:
Câu 1: Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai cùa Men-Đen gồm những điểm nào ?	(2đ) 
Câu 2: Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? 	(2đ)
Câu 3: Đột biến gen là gì ? Nêu một số dạng đột biến gen ? Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? 	(2đ)
Câu 4: Phân biệt thường biến và đột biến ? 	(2đ)
Câu 5: Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó ? 	(2đ)
Trường PTDTNT Hàm Thuận 	Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2008-2009
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	Môn: Sinh 8
Lớp: . . . . . . . . . . . . 	Thời gian: 45’ ( không kể thời gian phát đề )
 Đề:
Câu 1: Kể 4 loại mô chính của cơ thể và nêu chức năng của mỗi loại ?	 (2đ) 
Câu 2: Phản xạ là gì ? Một cung phản xạ gồm những yếu tố nào ? 	 (2đ)
Câu 3: Vì sao xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc ? Nêu nguyên nhân của sự mỏi cơ ? (2đ)
Câu 4: Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt khi cấp cứu người bị chết đuối ? (2đ)
Câu 5: Những chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là những chất nào ? Trình bày vai trò của gan ? 	 	 (2đ)
Trường PTDTNT Hàm Thuận 
Lớp: ..
Họ và tên: 
THI HỌC KỲ I – Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Sinh vật - Lớp 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu hỏi
Câu 1: Hãy cho ví dụ ít nhất 2 sinh vật đại diện cho mỗi ngành giun và cho biết loài vật đó sống ở đâu? Có lợi hay có hại? Giải thích vì sao? (3 điểm)
Câu 2: Ở các chợ địa phương em, có các loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loài nào có giá trị xuất khẩu? (1,5 điểm)
Câu 3: Nêu vai trò thực tiễn của ngành chân khớp, mỗi vai trò cho ví dụ để minh họa (2,5 điểm)
Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của lớp cá? (3 điểm)
TRƯỜNG PTDTNT HÀM THUẬN	KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2008 - 2009
HỌ VÀ TÊN 	Môn: Sinh học 6
LỚP : ..	 	Thời gian: 45 phút 
Đề:
Câu 1: Nêu cấu tạo của tế bào thực vật. Vẽ sơ đồ tế bào thực vật. (3đ)
Câu 2: Có mấy loại rễ chính, nêu đặc điểm từng loại rễ? cho ví dụ . ( 2 đ)
Câu 3: Tại sao thân cây dài ra được? muốn cây ăn quả ra nhiều hoa và quả thì ta bấm ngọn hay tỉa cành? (3đ)
Câu 4: Vẽ sơ đồ quá trình quang hợp ở cây xanh . ( 2đ)

File đính kèm:

  • docBo de thi Sinh cac lop 6789 10 de.doc
Đề thi liên quan