Đề thi học kì i môn: Vật lí 6 năm học: 2009 - 2010

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì i môn: Vật lí 6 năm học: 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phường 3
Họ, tên: .. 
Lớp : ..
 THI HỌC KÌ I
 Môn: Vật lí 6
 Năm học: 2009 - 2010
 Thời gian: 45 phút (Không kể phát đề)
Điểm
Lời phê của Thầy (Cô)
ĐỀ 1:
PHẦN I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng (mỗi câu 0,25 điểm) 
1/ Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo sân trường em ?
 A- Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm 	C- Thước dây có GHĐ 150m và ĐCNN 1mm
 B- Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm 	D- Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
2/ Một bình tràn có thể chứa được nhiều nhất l00cm3 nước, đang đựng 60cm3. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Thể tích của vật rắn là 
 A- 30cm3 	B- 90cm3 	C- 70cm3 	D- 40cm3
3/ Trên vỏ các chai nước giải khát có ghi các số liệu 500ml, số liệu đó chỉ
 A- Thể tích của cả chai nước. 	C- Khối lượng của cả chai nước 
 B- Thể tích của nước trong chai. 	D- Khối lượng của nước trong chai. 
4/ Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực ?
 A- Xách một xô nước 	C- Đẩy một chiếc xe 
 B- Nâng một tấm gỗ 	D- Đọc một trang sách.
5/ Một quả bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì ?
 A- Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
 B- Chỉ làm biến dạng của quả bóng
 C- Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng 
 D- Vừa làm biến dạng quả bòng và vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng 
6/ Lực nào dưới đây là lực đàn hồi ?
 A- Trọng lực của một quả nặng.
 B- Lực hút của một nam châm tác dụng lên miếng sắt.
 C- Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
 D- Lực kết dính giữa tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.
7/ Nếu treo một quả cân 100g vào sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng:
 A- Chỉ của trọng lực có độ lớn là 1N.
 B- Chỉ của lực đàn hồi có độ lớn là 10N.
 C- Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N.
 D- Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N.
8/ Một lít (1) bằng giá trị nào dưới đây ?
 A- 1m3 	B- 1dm3 	C- 1cm3 	D- 1mm3 
PHẦN II: Ghép nội dung ghi bên cột A với nội dung thích hợp ghi bên cột B (mỗi câu 0,25 điểm)
A
B
A+B
Mọi vật đều có 
Lực kế dùng để đo 
Dụng cụ dùng để đo độ dài là 
Bình chia độ dùng để đo 
a. Thể tích chất lỏng 
b. Thước 
c. là lực hút của trái Đất
d. Lực
e. khối lương 
1 +
2 +
3 +
4 +
PHẦN III: Điền vào chỗ trống (mỗi chỗ 0,25 điểm)
1/ Lực tác dụng lên một vật có thể làm..........................của vật đó hoặc làm nó................................
2/ Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có....................., nhưng.......................và cùng tác dụng vào một vật
PHẦN IV: Trả lời câu hỏi và bài tập (6 điểm) 
1/ Bấm cho đầu bút bi nhô ra. Lúc đó lò xo có tác dụng lực lên đầu bút bi hay không ? Lực đó là lực gì ? (1điểm) 
2/ Cho một quả bóng bàn, hai vỏ bao diêm, một thước nhựa khoảng 20cm chia tới mm. Hãy xác định đường kính của quả bóng bàn ? (chỉ nêu cách làm không cần làm thí nghiệm) (1 điểm) 
3/ Hãy tính khối lượng và trọng lượng của dầm sắt có thể tích 45 dm3. Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 (2 điểm)
4/ Một quả nặng có khối lượng 600g treo trên một sợi dây đứng yên 
 a) Giải thích vì sao vật đứng yên ?
 b) Cắt sợi dây, quả nặng rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động ? (2 điểm).
ĐÁP ÁN
I- Mỗi câu 0,25 điểm
 1-C 2-C 3-B 4-D
 5-D 6-C 7-C 8-B
II- Mỗi câu 0,25 điểm
 1-e 2-d 3-b 4-a
III- Mỗi chỗ trống 0,25 điểm
 1/ ...biến đổi chuyển động...biến dạng
 2/ ...cùng phương...ngược chiều
IV- 
 1/ - Lò xo tác dụng lên đầu bút bi (0,5đ)
 - Lò xo tác dụng lên đầu bút bi là lực đẩy (0,5đ)
 2/Đặt hai bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm. Đó chính là đường kính của quả bóng bàn (1 điểm)
 3/ Tóm tắt (0,25đ) Giải 
V= 45dm3 = 0,045m3 * Khối lượng của dầm sắt là
D = 7800kg/m3 D = m/V => m = D.V (0,5đ)
 m = ? = 7800.0,045 =351 kg (0,5đ)
 P = ? * Trọng lượng của dầm sắt là:
 P = 10.m (0,25đ)
 = 10.351 = 3510 N (0,5đ) 
 4/
 a) Vật đứng yên vì vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng đó là trọng lượng của vật và lực kéo của sợi dây (1đ)
 b) Khi cắt dây không còn lực kéo của sợi dây nữa. Trọng lượng của vật sẽ làm cho vật rơi. (1đ) 

File đính kèm:

  • docDe thi 1 HKIVL6 20092010.doc