Đề thi học kì I môn: Vật lí 9

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I môn: Vật lí 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS 	 THI HỌC KÌ I - Năm học 2008-2009
 Long Mai 	 	 Môn: Vật lí 9 - Thời gian: 45 phút 
 I- MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Điện học, điện từ học. 
2. Kĩ năng: Hiểu biết và vận dụng kiến thức để giải bài tập.
 Thái độ: Tự lực, tự giác làm bài.
II- MA TRẬN:
Mạch kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Điện học
 (19t)
5
1,25 
3
 0,75
1
 1
1
 0,25
1
 3
11
 6,25
Điện từ học
(13t)
3
 0,75
1
 1
3
 0,75
1
 1
1
 0,25
9
 3,75
Cộng điểm
3
3,5
3,5
10
 III- ĐỀ BÀI: 
A- TRẮC NGHIỆM:
 Hãy chọn kết quả đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào:
 A. Chiều dài của dây.	B. Tiết diện của dây.
 C. Điện trở suất.	D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 2: Để xác định trị số của một điện trở người ta dùng dụng cụ gì sau đây:
 A. Am pe kế.	B. Vôn kế.
 C. Đồng hồ vạn năng.	D. Công tơ điện.
Câu 3: Khi mắc điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là:
 A. 2A.	 	B. 0,5A
 C. 1,5A.	D. 2A.
Câu 4: Một đoạn dây dẫn có điện trở 40W, nếu gập đôi lại thì điện trở lúc đó sẽ:
 A- R = 10 W B- R = 20 W
 C- R = 30 W D- R = 40 W 
Câu 5: Trong mạch điện, biến trở có tác dụng gì?
 A. Thay đổi hiệu điện thế .	B. Thay đổi cường độ dòng điện.
 C. Đóng, cắt mạch điện.	D. Thay đổi điện trở suất.
Câu 6: Số đếm của công tơ điện trong gia đình cho biết điều gì?
 A. Công suất tiêu thụ điện.	B. Điện năng sử dụng.
 C. Thời gian sử dụng điện.	D. Số dụng cụ dùng điện.
Câu 7: Đại lượng nào khơng thay đổi trên đoạn mạch mắc nối tiếp?
 A. Công suất . B- Hiệu điện thế.
 C. Cường độ dòng điện. D- Không có đại lượng nào.
Câu 8: Theo định luật Jun-Lenxơ thì điện năng biến đổi thành:
 A.Nhiệt năng. B- Thế năng.
 C. Cơ năng. D- Năng lượng ánh sáng.
Câu 9: Đun nước bằng ấm điện thì nhiệt lượng có ích là : 
A- Nhiệt lượng dây đốt nóng tỏa ra.	B-Nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm.
C- Nhiệt lượng làm nóng nước.	D- Nhiệt lượng tỏa ra môi trường.
Câu 10: Qui tắc nắm tay phải dùng để xác định đại lượng nào sau đây:
 A. Lực điện từ.	B. Chiều dòng điện.
 C. Chiều đường sức từ trong ống dây.	D. Chiều đường sức từ của nam châm.
Câu 11: Trong các thiết bị điện nào sau đây có động cơ điện:
 A. Máy bơm nước.	B. Đèn Compac.
 C. Nồi cơm điện.	D. Máy tính điện tử.
Câu 12: Khi đặt thanh nam châm cạnh một thanh kim loại ta thấy thanh kim loại bị đẩy. Thanh kim loại đó là:
 A. Thanh nhôm.	B. Thanh Niken.
 C. Thanh Côban.	D. Thanh nam châm khác.
Câu 13: Trong thí nghiệm Ơ-xtét dòng điện chạy trong dây dẫn làm cho kim nam châm quay, chứng tỏ dòng điện đã tác dụng gì lên kim nam châm ?
 A. Tác dụng từ	B. Tác dụng nhiệt
 C. Tác dụng cơ học	D. Tác dụng hóa học
Câu 14: Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là gì?
 A. Từ trường 	B. Từ phổ 
 C. Đường sức từ	D. Cảm ứng điện từ.
Câu 15: Để chế tạo nam châm vĩnh cửu thì ta dùng cách nào sau đây:
 A. Đặt đoạn dây đồng gần nam châm thẳng.	B. Đặt đoạn dây chì gần nam châm chữ U
 C. Đặt đoạn sắt non gần kim nam châm.	D. Đặt đoạn dây thép trong lòng ống dây 
 có dòng điện chay qua.
Câu 16: Cách nào sau đây có thể tạo ra dòng điện xoay chiều?
 A. Đặt nam châm trong lòng ống dây.	B. Đặt nam châm gần một đầu ống dây
 C. Cho cuộn dây quay trong từ trường	D. Cả ba cách A, B, C đều được.
B- TỰ LUẬN:
1/ Hãy dùng các kí hiệu: ( + ); ( . ); ( ); N; B để xác định các yếu tố ở hình sau: 
a- Xác định chiều 
 dòng điện 
b- Xác định tên từ cực 
 của nam châm 
2/ Cho R1 = 12 W, R2 = 18 W mắc song song vào hai điểm AB có hiệu điện thế 12V, ampe kế (A) đo cường độ dòng điện mạch chính , ampe kế (A1) và (A2) đo cường độ dòng điện hai mạch rẽ tương ứng.
 a- Hãy vẽ sơ đồ mạch điện. 
 b- Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
 c- Các ampe kế (A), (A1) và (A2) chỉ giá trị bao nhiêu? 
3/ Nêu các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện.
IV- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
A- TRẮC NGHIỆM:	4 điểm ( Mỗi câu 0,5 điểm )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
D
C
B
A
B
B
C
A
C
C
A
D
A
B
D
C
II- TỰ LUẬN: 	6 điểm 
 1/ 	1 điểm 	
 2/	(3 điểm )
 a- Sơ đồ mạch điện ( hình bên)
 b- Điện trở tương đương của đoạn mạch:
	Rtđ = (R1 R2 ): (R1 +R2 )
	 = (12. 18): (12+ 18) = 7,2 W
 c- Số chỉ của ampe kế (A):
	I = U: Rtđ = 12: 7,2 16,6 A
 Số chỉ của ampe kế (A1):
	I1 = U: R1 = 12: 12 = 1 A
 Số chỉ của ampe kế (A2):
	I2 = U: R2 = 12: 18 0,66 A 
3/ 	(2 điểm )
	Cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện: 
 * Dùng nam châm vĩnh cửu: Di chuyển nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây.
 * Dùng nam châm điện: Đặt nam châm điện trong lòng ống dây, cho dòng điện trong nam châm điện biến thiên.
-----------------oo00oo-----------------

File đính kèm:

  • docDE KT KI VL9 CO MATRAN.doc