Đề thi học kì I môn Vật lý 6

doc5 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I môn Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vật lí/ lớp 6/ học kỳ I / Đề số 1. (Thời gian làm bài: 45 phút)
	I. Phạm vi kiểm tra: Học kỳ 1 lớp 6.
	II. Mục tiêu:
Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng. 
Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
Vận dụng được các công thức D = và d = để giải bài tập đơn giản.
Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. 
	III. Ma trận đề kiểm tra
Nội dung
Cấp độ nhận thức
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dụng 1
Vận dụng 2
§o l, V (4t)
15
1, 20
2
4c(4đ) =13%
Khối lượng và lực (8t)
3, 12, 13, 14, 16, 17
4, 5, 6, 8, 18, 19
21a (4 đ)
7, 21b (2 đ)
14c(19đ) =63%
Máy cơ ĐG (3t)
9, 11
10
22 (4 đ)
4c(7đ) =23%
Tổng
KQ(9đ) =30%
KQ(9đ) =30%
KQ(1đ) + TL(4đ) = 16,5%
KQ(1đ) + TL(6đ) = 23,5%
22c
(30đ)
=100%
IV. Nội dung đề
Phần I. Hãy chọn phương án đúng.
1. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây ?
Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
2. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?
45 cm3.
55 cm3.
100 cm3.
155 cm3.
3. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?
Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
4. Trọng lượng của một vật 20 g là bao nhiêu?
0,02 N.
0,2 N.
20 N.
200 N.
5. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
6. Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng ?
Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau : trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
7. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
102 cm.
100 cm.
96 cm.
94 cm.
8. Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu ?
4 N/m3.
40 N/m3.
4000 N/m3.
40000 N/m3.
9. Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
Lực ít nhất bằng 1000N.
Lực ít nhất bằng 100N.
Lực ít nhất bằng 10N.
Lực ít nhất bằng 1N.
10. Trong 4 cách sau :
Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng
Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng
Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ?
Các cách 1 và 3
Các cách 1 và 4
Các cách 2 và 3
Các cách 2 và 4
11. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
Có thể làm giảm trọng lượng của vật.
Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật
12. Đơn vị khối lượng riêng là gì?
N/m
N/ m3
kg/ m2
kg/ m3
13. Đơn vị trọng lượng là gì ?
N
N. m
N. m2
D. N. m3
14. Đơn vị trọng lượng riêng là gì?
N/ m2.
N/ m3
N. m3
kg/ m3
15. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?
1 m3
1 dm3
1 cm3
D. 1 mm3
16. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?
d = V.D
d = P.V
d = 10D
P = 10.m
17. Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?
D = P.V
d = 
d = V.D
d = 
18. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hoả có thể tích lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hoả.
Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hoả.
Khối lượng riêng của dầu hoả bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.
Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hoả.
19. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít và khối lượng riêng của ét xăng bằng 0,7 lần khối lượng riêng của nước. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Trọng lượng của 1 lít nước nhỏ hơn trọng lượng của 1 lít ét xăng.
Trọng lượng riêng của nước bằng 0,7 lần trọng lượng riêng của ét xăng.
Khối lượng của 7 lít nước bằng khối lượng của 10 lít ét xăng.
Khối lượng của 1 lít ét xăng bằng 7 kg.
20. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây :
Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml
Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml
Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml
Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml
Chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?
Bình 1
Bình 2
Bình 3
Bình 4
Phần 2. Giải các bài tập dưới đây:
21. Một vật có khối lượng 600 g treo trên một sợi dây đứng yên.
a. Giải thích vì sao vật đứng yên. 
b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động.
22. Từ một tấm ván dài người ta cắt thành 2 tấm ván có chiều dài l1 và l2. Dùng một trong 2 tấm ván này (tấm dài l1) để đưa một vật nặng lên thùng xe có độ cao h1 thì lực kéo cần thiết là F1 (hình 1). 
a. Nếu dùng tấm ván dài l1 để đưa vật trên lên thùng xe có độ cao h2 (h2 > h1) thì lực kéo F2 cần thiết so với F1 sẽ như thế nào ?
b. Nếu dùng tấm ván còn lại (tấm dài l2) để đưa vật nặng trên lên thùng xe có độ cao h2 thì lực kéo cần thiết nhỏ hơn F1. Hãy so sánh l2 với l1 ?
 F1
 h1
	Hình 1.
V. Đáp án, biểu điểm
Phần I.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐA
C
A
D
B
C
B
C
D
C
B
C
D
A
B
B
C
B
B
C
C
Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Phần II.
Câu 21. (6 điểm)
a. - Vật đứng yên vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng (trọng lực và lực kéo của dây) (2 điểm). 
T = P = 6 N 
b. Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống (2 điểm).
Câu 22 (4 điểm)
F2 > F1 (2 điểm)
l2 > l1 (2 điểm)
Nhóm biên soạn:
L­¬ng ViÖt Th¸i: 0912782244
Bïi Gia ThÞnh: 0903259890
NguyÔn Ph­¬ng Hång: 0915843288
Địa chỉ liên lạc:
 Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục.
 	101 Trần Hưng Đạo – Hà Nội.

File đính kèm:

  • docDE THI.doc
Đề thi liên quan