Đề thi học kì I (năm 2009 - 2010) môn Vật lí 6

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I (năm 2009 - 2010) môn Vật lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ I (09-10)
MÔN VẬT LÍ 6 (60 phút)
I/. Nhận biết:(3đ)
Biểu điểm, đáp án
Câu 1: Giới hạn đo (GHĐ)của một thước là:
A/. độ dài nhỏ nhất giữa hai vạch chia trên thước.
B/. độ dài lớn nhất ghi trên thứơc.
C/. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp.
D/. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
Câu 2:Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?
A/. Lực mà quả cầu đã tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng lên cao.
B/. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
C/. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.
D/. Lực mà đầu tàu tác dụng làm cho toa tàu chuyển động.
Câu 3:Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A/. trọng lực của một quả nặng
B/. lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt
C/. lực kết dính giữa tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.
D/. lực đẩy của lò xo dưới yên xe.
Câu 4:Lực kế là dụng cụ dùng để đo:
A/. Lực B/. Khối lượng
C/. Chiều dài lò xo D/. Độ dãn của lò xo
Câu 5:Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo độ dài?
A/. km B/. m C/. cc D/. mm
Câu 6: Đơn vị khối lượng riêng là:
A/. N/m B/. kg/m3 C/. N/m3 D/. kg/m2
Câu 7:Hai lực nào sau đây được gọi là hai lực cân bằng:
A/. Hai lực cùng, phương cùng, chiều mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B/. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
C/. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
D/. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
Câu 8:Đơn vị đo trọng lượng là:
A/. N(Niutơn) B/. N.m C/. kg D/. N.m3
Câu 9: Lực nào trong các lực dưới đây là lực hút:
A/. Lực làm cho chiếc bè trôi trên dòng suối chảy xiết.
B/. Lực mà đầu tàu kéo toa tàu chuyển động.
C/. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
D/. Lực mà lò xo tác dụng vào quả nặng.
Câu 10: Dụng cụ nào dùng để xác định khối lượng của một vật:
A/. Lực kế B/. Thước C/. Bình chia độ D/. Cân tạ
Câu 11:Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:
A/. Độ dài nhỏ nhất giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B/. Độ dài lớn nhất giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C/. Độ chia nhỏ nhất của thước
D/. Độ chia lớn nhất của thước
Câu 12:Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích:
A/. D= P.V B/. d= V/ P C/. d= P/ V D/. d= V.D
Câu 1: B 0,25đ 
Câu 2: C 0,25đ
Câu 3: D 0,25đ
Câu 4: A 0,25đ
Câu 5: C 0,25đ
Câu 6: B 0,25đ
Câu 7: D 0,25đ
Câu 8: A 0,25đ
Câu 9: C 0,25đ
Câu 10: D 0,25đ
Câu 11: A 0,25đ
Câu 12: C 0,25đ
II/. Thông hiểu: ( 4 điểm)
Câu 13:Một vật ở tại mặt đất có khối lượng 500g. Hỏi vật đó có trọng lượng là bao nhiêu?
Câu 14:Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá.Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lê tới vạch 81 cm3 . Hỏi thể tích của hòn sỏi là bao nhiêu?
Câu 13: Trọng lượng của vật là:
Ta có :
m= 500g= 0,5kg 0,5đ
 P=10m 0,5đ
 P=10. 0,5 = 5 N 1 đ
Câu 14:Thể tích của hòn sỏi là:
V1 = 50 cm3
V2 = 81cm3 0,5đ
 V = V2 – V1	 0,5đ
 V=81 – 50 = 31 cm3 1đ
III/. Vận dụng: ( 3điểm)
Câu 15:Một hòn bi bằng sắt có thể tích 20dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 .
Hãy tính khối lượng và trọng lượng của hòn bi?
Tóm đề:
V= 20dm3 = 0,02m3 0,25đ
D = 7800 kg/m3
m =?
P =? 
 Giải:
+ Khối lượng của hòn bi?
m = D.V 0,25đ
m = 7800 x 0,02 0,5đ
m = 156kg 1đ
+Trọng lượng của hòn bi:
 P = 10m
 P = 10 x 156 = 1560 N 1đ

File đính kèm:

  • docDE THI DE NGHI LY 6 0910.doc
Đề thi liên quan