Đề thi học kì I, năm học : 2007-2008 Môn : Ngữ văn 10 - CT Nâng Cao Trường THPT Quảng Xương II

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I, năm học : 2007-2008 Môn : Ngữ văn 10 - CT Nâng Cao Trường THPT Quảng Xương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD & ĐT Thanh Hóa 	 Đề thi học kì i, năm học : 2007-2008	
 Trường THPT Quảng Xương II	 Môn : Ngữ văn 10 - CT Nâng Cao
	ắ ă ắ	 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
(Đề chính thức) 	
 	ã Đề thi gồm hai phần :
 
 I. Phần trắc nghiệm : ( 12 câu , mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 3 điểm ) 
 Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Hai chữ ² dân gian " trong cụm từ " Văn học dân gian " có nghĩa gốc là :
A. Người dân lao động	 B. Trong dân C. Chỗ ở của dân D. Bình dân
Câu 2. Những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian là :
A. Tính truyền miệng và tính tập thể.	C. Tính tập thể và tính dị bản
B. Tính truyền miệng và tính dị bản.	D. Tính dân tộc và tính tập thể
Câu 3. Sử thi dân gian là:
A. Thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn vần kết hợp với văn xuôi kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng.
B. Thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng.
C. Thể loại tự sự bằng văn vần kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng.
D. Thể loại trữ tình bằng văn vần kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng.
Câu 4. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây diễn ra mấy hiệp? 	 
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 5. Lời đối thoại của Mtao Mxây với Đăm Săn thể hiện nét tâm lí gì của nhân vật?
A. Khiêu khích. 	B. Lo sợ.	C. Cầu xin.	D. Cả A, B, C
Câu 6. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì :
A. An Dương Vương lo xây thành để bảo vệ nhân dân, đất nước.	
B. Nguyện vọng của An Dương Vương phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
C.Thần linh đứng về phía An Dương Vương có nghĩa là thần linh ủng hộ cuộc sống độc lập tự do của người dân.
D. Cả A,B,C.
Câu 7. Hành động An Dương Vương rút gươm chém đầu con gái là Mị Châu chứng tỏ điều gì?
A. Vì quá phẫn uất khi thấy con gái lấy nỏ thần cho Trọng Thủy xem làm lộ bí mật quốc gia.
B. Vì An Dương Vương trong tâm trạng u mê được Rùa Vàng thức tỉnh "Kẻ nào ngồi sau lưng chính là giặc đó ".
C. Thực hiện lệnh trừng phạt của Rùa Vàng.
D. Biết đặt lợi ích của dân tộc, đất nước lên trên lợi ích gia đình, cá nhân.
Câu 8. Hình ảnh ngọc trai - giếng nước là:
A. Biểu tượng của tình yêu chung thủy giữa Mị Châu và Trọng Thủy. 
B. Sự hóa giải của một mối oan tình. 
C. Sự cảm thông của nhân dân đối với Mị Châu.	 
D. Thể hiện cách kết thúc truyện có hậu.



Câu 9. Nội dung truyện " Tấm Cám" nhằm phản ánh:
A. Quan hệ bất hòa giữa dì ghẻ, con chồng.	
B. ở hiền gặp lành.
C. Người tốt không thể chết, kẻ có dã tâm thâm độc phải bị trừng trị.
D. Số phận của cô gái mồ côi bất hạnh với ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc.
Câu 10." Nhưng nó phải bằng hai mày " - " Tam đại con gà ", thuộc loại :
A. Truyện hài hước ( Hay truyện khôi hài )	C. Truyện cổ tích.
B. Truyện trào phúng ( Hay truyện châm biếm )	D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 11. Câu " Đàn bà tốt tóc thì sang / Đàn ông tốt tóc chỉ mang nặng đầu " thuộc loại nào sau đây?
A. Thành ngữ.	B. Hát ru.	C. Tục ngữ.	D. Ca dao.
Câu12. Trong" Lời tiễn dặn "có đoạn: 
" Dậy đi em, dậy đi em ơi! 	 Dậy rũ áo kẻo bọ
 	 	 Dậy phủi áo kẻo lấm "
Tiếng gọi được cất lên khi:
A. Cô gái ngủ quên.	
B. Cô gái đang hờn dỗi. 
C. Cô gái đang bị ốm 
D. Cô gái bị đánh đập đang ngất đi
 II. Phần tự luận : ( 7 điểm )
 Về nhân vật Cô Tấm trong truyện " Tấm Cám ", có ý kiến nhận xét :
 " Trước khi bị giết, Tấm hiền dịu ngây thơ bao nhiêu thì sau khi bị giết cô lại đáo để và quyết liệt bấy nhiêu "
	Dựa vào truyện Tấm Cám và hiểu biết của em về nhân vật này, hãy bàn luận ý kiến trên ?
	
ắ Hết ắ
ã Chú ý : Giám thị không giải thích gì thêm .


Họ và tên thí sinh.................................................., Số báo danh..................	


File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki I Ngu van 10.doc