Đề thi học kì I năm học 2008-2009 môn: hóa 10 thời gian: 45 phút đề 1

doc6 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I năm học 2008-2009 môn: hóa 10 thời gian: 45 phút đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HK I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: HÓA 10 NC Thời gian: 45 phút	Đề 1
Câu 1(1điểm): Cho nguyên tố A ( Z = 19).
a. Viết cấu hình electron nguyên tử của A.
b. Xác định vị trí của nguyên tố A trong bảng tuần hòan.
Câu 2(1điểm): Trong tự nhiên nguyên tố brom có 2 đồng vị bền là và . Trong đó chiếm 50,69%. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố brom?
Câu 3(1 điểm): Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt ( proton,electron,notron) bằng 10, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 2. Xác định số khối của nguyên tử đó?
Câu 4(1điểm): Cho cation R2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn?
Câu 5(1điểm): Biết cấu hình electron lớp ngòai cùng của nguyên tử của các nguyên tố X , Y, T lần lượt là 2s1, 3s1, 2s2. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần của tính kim loại, giải thích?
Câu 6(1điểm): Nguyên tử của nguyên tố Al (Z = 13) có thể tạo thành ion mang điện tích bằng bao nhiêu? Viết phương trình biểu diển sự tạo thành ion đó?
Câu 7(1điểm): Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử : H2S và O2
Biết O ( Z = 8); H( Z = 1).S ( Z = 16)
Câu 8(1điểm): Hợp chất khí với hiđro của R có dạng H2R. Trong hợp chất oxit cao nhất, R chiếm 40% về khối lượng. Xác định nguyên tố R? ( cho nguyên tử khối của O: 16; H: 1; Ge: 73; C : 12; N: 14; S:32 ; P: 31)
Câu 9(1điểm): Cho phản ứng hóa học: Cu + HNO3 à Cu(NO3)2 + NO + H2O. 
Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron.Xác định vai trò của các chất trong phản ứng?
Câu 10(1điểm): Cho phương trình nhiệt hóa học: CaCO3(rắn) CaO(rắn) + CO2(khí). ∆H = + 176Kj.
Tính nhiệt lượng cần cung cấp để phân hủy hết 150gam CaCO3.( cho Ca : 40; C:12; O:16)
Ghi chú: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hòan các nguyên tố hóa học.
	 Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
ĐỀ THI HK I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: HÓA 10 NC Thời gian: 45 phút	 Đề 2
Câu 1(1điểm): Cho nguyên tố B ( Z = 17).
a. Viết cấu hình electron nguyên tử của B.
b. Xác định vị trí của nguyên tố B trong bảng tuần hòan.
Câu 2(1điểm): Trong tự nhiên nguyên tố clo có 2 đồng vị là và . Trong đó đồng vị chiếm 75,77%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố clo là 35,5. Tính A?
Câu 3(1 điểm): Nguyên tử của nguyên tố Ycó số khối bằng 79. Trong nguyên tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Xác định số hiệu nguyên tử của Y?
Câu 4(1điểm): Cho anion R2-có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn?
Câu 5(1điểm): Biết cấu hình electron lớp ngòai cùng của nguyên tử của các nguyên tố A, B, C, lần lượt là 2s22p5, 3s23p4, 3s23p5. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần của tính phi kim, giải thích?
Câu 6(1điểm): Nguyên tử của nguyên tố S (Z = 16) có thể tạo thành ion mang điện tích bằng bao nhiêu? Viết phương trình biểu diển sự tạo thành ion đó?
Câu 7(1điểm): Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử CH4 và N2. 
Biết C ( Z = 6); H( Z = 1), N ( Z = 7)
Câu 8(1điểm) Oxit cao nhất của R có dạng R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 82,35% về khối lượng. Xác định nguyên tố R?( cho nguyên tử khối của O: 16; N: 14; P: 31; S: 32; Cl: 35,5; As: 75)
Câu 9(1điểm): Cho phản ứng hóa học: Mg + HNO3 à Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. 
Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron.Xác định vai trò của các chất trong phản ứng?
Câu 10(1điểm): Cho phương trình nhiệt hóa học: 2H2(khí) + O2(khí) à 2H2O(lỏng). ∆H = -574,16Kj.
Tính nhiệt lượng thu được khi đốt cháy 6,72 lit khí hiđro ở đktc.
Ghi chú: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hòan các nguyên tố hóa học.
 Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1
a. Viết cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1 
0,5đ
b. A thuộc :
 ô thứ 19 ( Z = 19)
 Nhóm IA ( 1 electron ngoài cùng)
 Chu kì 4 ( 4 lớp electron )
0,5đ
Câu 2
Viết công thức tính , đúng 
0,5đ
Br = 80
0,5 đ
Câu 3
Viết được 2 phương trình : 2Z + N = 10
 2Z – N = 2
0,5
Z = 3; N = 4 => A = 7
0,5
Câu 4
R2+ : 3p6 => R: 3s23p64s2
0,5
R thuộc ô thứ 20, nhóm IIA, chu kỳ 4
0,5
Câu 5
X thuộc chu kỳ 2, nhóm IA; Y thuộc chu kì 3, nhóm IA; T thuộc chu kì 2, nhóm 2A 
0,5
Tính kim loại X < Y
 T < X
Suy ra: tính kim loại : T < X < Y
0,5
Câu 6
Viết cấu hình electron nguyên tử của Al đúng, có thể tạo thành ion Al3+
0,5
Phương trình biểu diển: Al à Al3+ + 3e
0,5
Câu 7
Viết CT electron, CTCT của H2S đúng
0,5
Viết CT electron, CTCT của O2 đúng
0,5
Câu 8
Oxit cao nhất RO3
Công thức tính %R trong RO3 đúng
0,5
MR = 32; R : S( lưu huỳnh)
0,5
Câu 9
Viết các quá trình oxi hóa , quá trình khử và cân bằng đúng
Cu0 à Cu+2 + 2e
N+5 + 3e à N+2
3Cu + 8HNO3 à 2Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0,75
Xác định chất oxi hóa, chất khử đúng
Cu: chất khử; HNO3: chất oxi hóa
0,25
Câu 10 
Số mol của CaCO3 đúng: n = 1,5(mol)
0,5
Nhiệt lượng cần cung cấp để phân hủy 150gam CaCO3 là : 1,5. 176 = 264Kj
0,5
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1
a. Viết cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5
0,5đ
b. B thuộc :
 ô thứ 17 ( Z = 19)
 Nhóm VIIA ( 7 electron ngoài cùng)
 Chu kì 3 ( 3 lớp electron )
0,5đ
Câu 2
Viết công thức tính Cl đúng 
0,5đ
A = 37
0,5
Câu 3
Viết được 2 phương trình : A = Z + N = 79
 2Z – N = 26
0,5
Số hiệu nguyên tử Z = 35
0,5
Câu 4
R2- : 3p6 => R: 3s23p4
0,5
R thuộc ô thứ 16, nhóm VIA, chu kỳ 3
0,5
Câu 5
A thuộc chu kỳ 2, nhóm VIIA; B thuộc chu kì 3, nhóm VIA; C thuộc chu kì 3, nhóm VIIA 
0,5
Tính phi kim: C < A
 B<C
Suy ra tính phi kim : B < C < A
0,5
Câu 6
Viết cấu hình electron nguyên tử của S đúng, có thể tạo thành ion S2-
0,5
Phương trình biểu diển: Al à Al3+ + 3e
0,5
Câu 7
Viết CT electron, CTCT của CH4 đúng
0,5
Viêt CT electron, CTCT của N2 đúng
0,5
Câu 8
CT hợp chất khí với hiđro của R: RH3
CT tính % khối lượng của R trong RH3 đúng
0,5
MR = 14 ; R : N ( nitơ)
0,5
Câu 9
Viết các quá trình oxi hóa , quá trình khử và cân bằng đúng
Mg0 à Mg+2 + 2e
N+5 + 8e à N-3
4Mg + 10HNO3 à 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
0,75
Xác định chất oxi hóa, chất khử đúng
Mg: chất khử; HNO3: chất oxi hóa
0,25
Câu 10 
Số mol của H2 đúng: n = 0,3(mol)
0,5
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 6,72 lit khí hiđro là : (0,3. 574,16): 2 = 86,124Kj
0,5

File đính kèm:

  • docde thi hoc ki I hoa 10 nang cao.doc