Đề thi học kì I - Năm học : 2008-2009 môn : ngữ văn 6

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I - Năm học : 2008-2009 môn : ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC : 2008-2009
MÔN : NGỮ VĂN 6
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
“ Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều rồi bỏ đi. Bác tiều nói to: “ Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”. Sau đó, bác tiều ra về. Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc. Sớm hôm sau, có con nai chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh vài vòng rồi đi. Từ đó về sau mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều . . . .”
	( Trích Ngữ Văn 6 – Tập 1 )

1. Đoạn văn trên được trích từ truyện nào?
A. Mẹ hiền dạy con	B. Con hổ có nghĩa	C. Thạch Sanh	D.Con rồng cháu tiên
2. Truyện trên thuộc loại truyện trung đại, Vì sao?
A. Được viết bằng chữ Trung Quốc	B. Được viết theo phương thức tự sự
C. Được viết trong thời trung đại	D. Được in trong sách Ngữ văn 6
3. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi I	B. Ngôi II	C. Ngôi III	D. Ngôi I số ít
4. Chọn nhân vật là “con hổ”, người xưa muốn nói lên điều gì?
A. Chứng minh hổ là con vật rất tinh khôn, xứng đáng là chúa tể muôn loài
B. Khẳng định rằng hổ là con vật sống rất tình nghĩa
C. Thể hiện sự khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện trung đại
D. Ý nghĩa truyện sâu sắc hơn, hấp dẫn hơn
5. Câu “Từ đó về sau, mỗi dịp đến ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều”. Có mấy cụm danh từ?
A. Một cụm	B. Hai cụm	C. Ba cụm	D. Bốn cụm
6. Đoạn văn trên có bao nhiêu số từ và lượng từ?
A. Bốn	B. Năm 	C. Sáu	D. Bảy
7. Nếu viết: Truyện “ Con hổ có nghĩa” là một truyện hay nên em rất thích đọc truyện “ Con hổ có nghĩa” thì câu văn sẽ mắc lỗi gì?
A. Dùng từ không đúng nghĩa	B. Lẫn lộn các từ gần âm
C. Lặp từ	D. Dùng thừa từ
8. Ý nghĩa của đoạn văn trên là:
A. Ca ngợi tinh thần của bác tiều	B. Sống có nghĩa, biết ơn người đã giúp đỡ mình
C. Giúp người khác để được trả ơn	
D. Chứng minh rằng nếu giúp người khác sẽ được trả ơn hậu hĩnh hơn
* Học sinh trả lời tiếp các câu hỏi 9, 10, 11, 12
9. Truyện “ Bánh chưng bánh giầy” đề cao điều gì?
A. Nòi giống tổ tiên	B. Đề cao lao động và nghề nông
C. Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp	D. Thờ kính trời đất
10. Truyện “ Thánh Gióng” thể hiện quan niệm và mơ ước gì của người xưa?
A. Sức mạnh bảo vệ đất nước	B. Sức khoẻ của con người
C. Về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm	D. Ước mơ đánh đuổi quân xâm lược
11. Trong các từ sau từ nào là từ mượn
A. Liếm mép	B. Cổ họng	C. tiều	D. nhà
12. Vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng
A. Dành cho lứa tuổi thiếu niên, thi đua khỏe học tập lao động tốt xây dựng bảo vệ tổ quốc 
B. Tìm người có sức khỏe như Gióng
C. Lựa chọn người tài
D. Rèn luyện sức khỏe để đánh giặc
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
1 Viết một đoạn văn khoảng 5 dòng nêu cảm nghĩ của em về nhân vật “ Hổ” trong đoạn trích trên ( 2 điểm )
2 Một lần em nghe thấy quyển sách Ngữ văn 6 đang than thở với quyển sách Toán 6 về việc mình bị cô ( cậu chủ ) bỏ quên. Hãy kể lại sự việc đó và tự rút ra bài học cho mình ( 5 điểm )






























ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 6

I. TRẮC NGHIỆM:
Mỗi câu đúng 0,25 điểm
	1. B	2. C	3. C	4. B	5. A	6. A
	7. C	8. B	9. C	10. C	11. C	12. A
II. TỰ LUẬN:
	1 - Học sinh nêu được cảm nghĩ chân thật của mình ( 1,5 điểm )
	 - Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, đủ số dòng qui định: ( 0,5 điểm )
	2. Học sinh viết bài có bố cục 3 phần rõ ràng, đúng thể tự sự, đúng yêu cầu đề ( 1 điểm )
	 - Mở bài: Giới thiệu về thời gian diễn ra cuộc trò chuyện giữa sách Văn và sách Toán ( 1 điểm )
	 - Thân bài: + Kể diễn biến cuộc trò chuyện giữa sách Văn và Toán ( lời than thở, an ủi, mong muốn của 2 quyển sách này ( 1 điểm )
	 + Học sinh tự rút ra bài học cho bản thân ( 1 điểm )
	- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cuộc trò chuyện đó ( 1 điểm )	
	







 

File đính kèm:

  • docDe thi HKI_Ngu van 6_08-09.doc
Đề thi liên quan