Đề thi học kì I - Năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn - lớp 11 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I - Năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn - lớp 11 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK
ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2008 - 2009
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút 
(không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH.
Câu 1 (7 điểm).
 Anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời.

B. PHẦN RIÊNG (Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó). 
I. Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn.
Câu 2 (1,5 điểm).
 Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã giới thiệu nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ qua những câu văn nào ? (hãy chép lại những câu văn ấy). 
Câu 3 (1,5 điểm).
 Nêu khái niệm ngữ cảnh ? Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào ?

II. Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao.
Câu 4 (1,5 điểm). 
 Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ hình ảnh những người nghĩa sĩ trong trận công đồn qua những câu văn nào ? (hãy chép lại những câu văn ấy).
Câu 5 (1,5 điểm).
 Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Khuyến.




SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK
THI HỌC KÌ Ii - NĂM HỌC 2008 - 2009
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11

 
HƯỚNG DẪN CHẤM
MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm, đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý một cách đơn giản. Do đặc trưng của bộ môn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt, cân nhắc khi vận dụng cách cho điểm.
- Chấm riêng từng câu, sau đó xem xét tương quan giữa các câu để cho điểm toàn bài. Cần khuyến khích những sáng tạo và kiến giải riêng của học sinh.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 
Câu 1 (7 điểm).
 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài NLVH; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 b. Yêu cầu về kiến thức:
 Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Bài thơ thể hiện tâm trạng của Tố Hữu khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản: niềm vui sướng, say mê (khổ I); những nhận thức mới về lẽ sống (khổ II); và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng, say mê bằng hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ giàu nhạc điệu, các biện pháp tu từ
 c. Cách cho điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, chữ viết đẹp; có thể còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên nhưng bài viết còn hạn chế về cảm xúc., còn mắc một vài lỗi trong hành văn.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt; hoặc trình bày được khá đủ ý nhưng hạn chế về dẫn chứng.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt quá yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 
B. PHẦN RIÊNG
I. Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn.
Câu 1 (1,5 điểm)
 a. Yêu cầu: Học sinh chép chính xác câu 3, 4, 5 (Cui cút làm ăn....mắt chưa từng ngó) trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
 b. Cách cho điểm: 
- Điểm 1,5: Đáp ứng yêu cầu trên (mỗi câu 0,5 điểm), có thể thiếu một vài dấu câu.
- Điểm 1: Chép ba câu nhưng thiếu sót nhiều (từ ngữ, dấu câu).
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.
Câu 2 (1,5 điểm)
 a. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh cần nêu được:
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
- Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.
 b. Cách cho điểm:
- Điểm 1,5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1: Trình bày được cả hai ý nhưng sai sót nhiều; hoặc nêu chính xác một trong hai ý trên.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.
II. Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao.
Câu 1 (1,5 điểm)
 a. Yêu cầu: Học sinh chép chính xác câu 13, 14, 15 (Hoả mai....súng nổ) trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
 b. Cách cho điểm: 
- Điểm 1,5: Đáp ứng yêu cầu trên (mỗi câu 0,5 điểm), có thể thiếu một vài dấu câu.
- Điểm 1: Chép ba câu nhưng thiếu sót nhiều (từ ngữ, dấu câu).
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.
Câu 2 (1,5 điểm)
 a. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được những ý sau:
- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) hiệu là Quế Sơn. Ông sinh ra và sống chủ yếu ở làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, đỗ đầu cả ba kì thi (thi Hương, thi Hội, thi Đình) nên người ta gọi Nguyễn Khuyến là Tam Nguyên Yên Đổ.
- Nguyễn Khuyến là một nhà nho có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước, thương dân. Sau khi đỗ đạt, ông ra làm quan hơn mười năm rồi cáo quan về sống ở quê nhà, thể hiện tinh thần bất hợp tác với giặc, giữ cho mình nhân cách trong sạch.
 b. Cách cho điểm:
- Điểm 1,5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ (mỗi ý 0,5 điểm).
- Điểm 1: Trình bày được các ý trên nhưng sai sót nhiều.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.
 

File đính kèm:

  • docde thi van 11 Cb Ki I co kem dap apvarem diem.doc