Đề thi học kì I năm học 2008-2009 Môn Văn: Lớp 11 Trường THPT Tiến Thịnh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I năm học 2008-2009 Môn Văn: Lớp 11 Trường THPT Tiến Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT TIẾN THỊNH ĐỀ THI HỌC Kè I NĂM HỌC 2008-2009 MễN Văn: Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phỳt; Mó đề thi 132 Họ, tờn thớ sinh:.......................................................................... Lớp: ........... Phần trắc nghiệm khỏch quan: (2,0 điểm) Cõu 1: Trong đoạn thơ: Lặn lội thân cò khi quãng vắng – Eo sèo mặt nước buổi đò đông – Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công (Trần Tế Xương, Thương vợ) có mấy thành ngữ? A. Bốn B. Ba C. Hai D. Năm Cõu 2: Vì sao viên quản ngục trong Chữ người tử tù nhận mình là “kẻ mê muội”? A. Để tỏ lòng tôn kính đối với người cho chữ. B. Đã không nhận rõ lẽ sống cao đẹp của con người. C. Đã không thấy hết tài viết chữ của ông Huấn cao. D. Để tỏ thái độ khiêm tốn, nhún nhường. Cõu 3: ý nào sau đây không thuộc đặc điểm cơ bản của văn học Việt nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Hình thành hai bộ phận với nhiều xu hướng văn học B. Phát triển hết sức nhanh chóng C. Đổi mới theo hướng hiện đại hoá D. Kế thừa và phát huy những truyền thống sâu sắc nhất của văn học Việt Nam Cõu 4: Những lời nói cuối cùng của Chí Phèo thể hiện tâm trạng nào? A. Uất ức, tuyệt vọng vì bị cự tuyệt quyền làm người. B. Khao khát sống. C. Liều chết. D. Căm hờn khi thấy mình bị lưu manh hoá. Phần tự luận: (8,0 điểm) - Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật này. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trường THPT Tiến thịnh Tổ: Xã hội ------0o0------ Hướng dẫn chấm văn học kì I Môn: Ngữ văn - Khối: 11 (Năm học: 2008 -2009) Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm, 8 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án Phần II: Tự luận (8,0 điểm, chỉ được chọn 1 trong 2 câu để làm ) Câu 1. * Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Sử dụng các thao tác lập luận (chủ yếu là thao tác phân tích). Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. * Về kiên thức: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật này. 8,0 1 Giới thiệu chung về tác giả Nam Cao, tác phẩm và bi kịch của nhân vật. 1,0 - Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà nam; nay là xã Hoà Hữu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. - Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo. Sáng tác trước Cách mạng xoay quanh hai đề tà chính là nông dân nghèo và trí thức nghèo. Bao trùm là nỗi đau đớn dai dẳng trước tình trạng nhân cách con người bị huỷ hoại. Khuynh hướng hiện thực đào sâu vào thế giới tâm lí. 0,5 - Truyện ngắn Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao thuộc đề tài người nông dân nghèo. Là kết tinh khá đầy đủ cho nghệ thuật Nam Cao. Tác phẩm viết về tấn bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí phèo gồm hai bi kịch tiếp nối. Trước hết là bi kịch tha hoá: từ một anh lương thiện bị biến thành kẻ bất lương, thậm chí thành quỷ dữ; tiếp nối là bi kịch bị từ chối quyền làm người. Đoạn mô tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch thứ hai. 0,5 2 Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo. 6,0 * Trước hết là sự thức tỉnh: Bắt đầu là tỉnh rượu, sau đó mới tỉnh ngộ. + Tỉnh rượu: những cảm nhận về không gian (căn lều của mình), về cuộc sống xung quanh (những âm thanh hàng ngày của cuộc sống) và về tình tranngj thê thảm của bản thân (già nua, cô độc, trắng tay). + Tỉnh ngộ: được Thi Nở chăm sóc thì cảm động trước tình người. Chí nhận ra thực tế đau lòng là mình chưa từng được chăm sóc như thế. (Chú ý chi tiết bát cháo hành và Chí Phèo khóc. Cần thấy đó là những dấu hiệu của nhân tính bị vùi lấp đang trở về. 2,0 * Sau đó là niềm hi vọng: Ước mơ lương thiện trở về, thèm lương thiện, đặt hi vọng lớn vào Thị Nở. Hình dung về tương lai sống cùng Thị Nở. Ngỏ lời với Thị Nở. Trông đợi Thị Nở về xin phép bà cô. Cần thấy khát khao lương thiện và hi vọng này là biểu hiện mạnh mẽ nhất của nhân tính trong Chí Phèo. 1,0 * Tiếp đó là những thất vọng và đau đớn: Bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo. Thị Nở từ chối. Chí chạy theo nắm lấy tay Thị như là nỗ lực cuối cùng để níu Thị lại với mình. Thị đẩy Chí ngã, tở sự cắt đứt dứt khoát. Đau đớn và căm hận mù quáng, Chí nguyền sẽ giất chết bà cô Thị Nở và Thị Nở. 1,0 * Cuối cùng là trạng thái phẫn uất và tuyệt vọng: Chí về nhà uống rượu (chi tiết càng uống càng tỉnh). Ôm mặt khóc rưng rức (chi tiết hơi cháo hành), đó là đỉnh điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo. Đau đớn cùng cực thì xách dai đi (chi tiết miệng vẫn nói đâm chết “nó” chân lại đi đến nhà Bá Kiến). Dõng dạc đòi lương thiện. Thấy rõ tình thế đầy bi kịch của mình là “không thể còn lương thiện được nữa”. Giết Bá Kiến. Tự sát. (cần làm rõ tính chất bế tắc và các chi tiết dự báo về sự tiếp diễn của tấn bi kịch này. 2,0 3 Kết luận chung: Đó là bi kịch của con người “sinh ra là người mà không được làm người”. Thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao với khát vong lương thiện trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong hiện thực xã hội ấy. 1,0 Lưu ý: - Tâm trạng Chí Phèo diễn biến khá phức tập, học sinh có thể làm theo một trong hai cách chính: + Dựa theo mạch truyện để phân tích. + Khái quát thành những trạng thái nổi bật của tâm trạng rồi phân tích. Song cần làm rõ diễn biến chính của tâm trạng nhân vật Chí Phèo. - Học sinh không nhất thiết phải nêu khái niệm “bi kịch”, không nhất thiết phải phân tích khía cạnh nghệ thuật. Học sinh nào có trình bày và tỏ ra nắm được khái niệm “bi kịch” trong khi phân tích, hoặc học sinh nào có ý thức phân tích cả khía cạnh nghệ thuật nữa thì được đánh giá cao hơn.
File đính kèm:
- De thi HKI 0809.doc