Đề thi học kì I năm học 2009-2010 môn ngữ văn 8 (thời gian 90 phút)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I năm học 2009-2010 môn ngữ văn 8 (thời gian 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HKI NĂM HỌC 2009-2010
	MÔN NGỮ VĂN 8 (Thời gian 90 phút)

TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1. Tác giả của văn bản “ đánh nhau với cối xay gió” (trích Đôn-Ki-Hô-Tê) là : 
	A. An-đéc-xen	B. Xéc-van-tét C. Pu-skin D. O. Hen-ri
Câu 2 .Cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới là:
	A. Thầy duy Sen và An Tư Nai	B. Giôn Xi và cụ Bơ Men
	C. Xiu và Giôn Xi	D. Đôn Ki Hô Tê và Xan Chô Pan xa
Câu 3. Văn bản “ Trong long mẹ” trích từ tác phẩm nào?
	A. Khi đứa con ra đời	B. Cơn bảo đã đến	C. Những ngày thơ ấu	D. Thời kì đen tối
Câu 4. Chủ đề của truyện ngắn “ Tôi đi học” thể hiện ở câu nào dưới đây:
Hằng năm cứ vào cuối thu , lá ngoài đường rụng nhiều….
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi…
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai nay sương thu và gió lạnh..
Hôm nay, tôi đi học
Câu 5. Câu ghép là câu:
Do một cụm chủ vị tạo thành.
Do hai cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành
Do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành
Do nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành
Câu 6. Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường là:
	A. Tính không phân huỷ của pla-xtíc	
	B. Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải
	C. Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật
	D. Làm tắc ngẽn các đường dẫn nước thải làm muỗi phát sinh di truyền dịch bệnh.
Câ 7. Kỉ niệm về ngày đầu tiên di học được nhà văn Thanh Tịnh diễn tả theo trình tự nào trong văn bản “Tôi đi học” 
Trình tự thời gian, theo dòng hồi tưởng của tác giả
Theo mạch cảm xúc của tác giả
Theo trình tự không gian
Theo sự suy tưởng của tác giả
Câu 8. Câu tục ngữ nào sau đây nêu được mối quan hệ và tình cảm của các nhân vật Xiu, Giôn Xi và cụ Bơ Men.
	A. Thương người như thể thương thân 	B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
	C. BÀ con xa không bằng láng giềng gần	D. Lá lành đùm lá rách
Câu 9. Các từ : Tát, Túm, Xô, Đẩy, Nắm, Đánh thuộc trường từ vựng :
	A. Bộ phận của tay	B. Hoạt động của tay	C. Đặc điểm của tay	D. Cảm giác của tay
Câu 10. Trong câu thơ : “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
	 Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời”
	 Tố Hữu, Bác Ơi
	Đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
	A. Nói quá B. Ẩn dụ 	 C. So sánh D. Nói giảm nói tránh
Câu 11. Điền một thành ngữ vào chỗ trống để tạo thành biện pháp tu từ nói quá:
	Bọn giặc hoảng hồn…………………………… mà chạy.
Câu 12. Thêm vào vế sau để có câu ghép hoàn chỉnh:
	Nếu Trời mưa cú kéo dài mãi thế này thì……………………………
LÀM VĂN (7đ)
	Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.	



























HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI K8
 TRẮC NGHIỆM

CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐÁP ÁN
B
D
C
D
C
A
A
C
B
D
	
 CÂU 11: Vắt chân lên cổ 
	CÂU 12: Học sinh tự điền

LÀM VĂN
Yêu cầu chung: 
	_ Học sinh nắm vững phương pháp làm bài tự sự. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, đáp ứng theo yêu cầu của đề bài	
Yêu cầu cụ thể :
	_ Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng bài làm cần dủ 3 phần:
Mở bài:Giới thiệu việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
Thân bài:
	+ Kể lại diễn biến câu chuyện về việc tốt em đã làm theo một trình tự nhất định ( Thời gian, hoàn cảnh, nhân vật…)
	+ Kết hợp miêu tả sự việc con người và bộc lộ cảm xúc của mình
Kết bài:
+ Kết cục sự việc : làm bố mẹ rất vui lòng
+ Cảm nghĩ của em : vui và hãnh diện………
Tiêu chuẩn cho điểm:
_ Điểm 6-7: Đáp ứng nay đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ rõ ràng, diễn đạt tốt có 1 vài sai sót nhỏ.
_ Điểm 4-5 : Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, bố cục chạt chẽ rõ ràng, diễn đạt khá, có thể mắc 4 – 5 lỗi về dùng từ, đặt câu.
_ Điểm 2-3: Đáp ứng ½ yêu cầu trên, có bố cục của bài, diễn đạt tạm có thể mắc 6 -7 lỗi dùng từ đặt câu.
_ Điểm 0-1: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp làm bài hoặc lạc đề.
	Ghi Chú: Cần hội ý thống nhất biểu điểm trong tổ, nhóm trước khi chấm bài.


File đính kèm:

  • docDE THI DE NGHI HKI 0910 VAN85.doc