Đề thi học kì I năm học 2010 – 2011 Môn Ngữ Văn 11 Trường Thpt Tiên Yên
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I năm học 2010 – 2011 Môn Ngữ Văn 11 Trường Thpt Tiên Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së GD – §T QU¶NG NINH ĐỀ THI HỌC KÌ I TR¦êNG THPT TI£N Y£N N¡M HäC 2010 – 2011 M¤N NG÷ V¡N 11 Thời gian: 90 phót Đề chẵn: Câu 1 (3 điểm) Phân tích sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong hai câu thơ sau : “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” (Thương vợ - Trần Tế Xương) Câu 2 (7điểm) HS được chọn một trong hai đề sau: 1.Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam 2. Ph©n tÝch c¶nh cho ch÷ trong truyện ngắn Chữ người tử tù cua Nguyễn Tuân Së GD – §T QU¶NG NINH ĐỀ THI HỌC KÌ I TR¦êNG THPT TI£N Y£N N¡M HäC 2010 – 2011 M¤N NG÷ V¡N 11 Thời gian: 90 phót Đề lẻ: Câu 1 (3 điểm) Phân tích sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong hai câu thơ sau : “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” (Tự tình - Hồ Xuân Hương) Câu 2 (7điểm) HS được chọn một trong hai đề sau: 1.Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam 2. Ph©n tÝch c¶nh cho ch÷ trong truyện ngắn Chữ người tử tù cua Nguyễn Tuân §¸p ¸n, biÓu ®iÓm ®Ò thi HỌC KÌ I m«n v¨n líp 11 ĐÁP ÁN I. Câu 1 (3 điểm) *Đề chẵn: Phân tích sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong hai câu thơ sau : “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” (Thương vợ - Trần Tế Xương) Cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Cách sử dụng từ ngữ sáng tạo qua các biện pháp nghệ thuật: + Đảo ngữ: từ lặn lội, eo sèo được đảo lên đầu câu + Phép đối ( cân đối về hình ảnh, số tiếng, thanh điệu….) + Từ láy gợi hình, gợi cảm: lặn lội, eo sèo - Hiệu quả: Nhấn mạnh , gợi thực cảnh những nỗi vất vả, khó nhọc, gian truân và đầy nguy hiểm trong công việc làm ăn của bà Tú đồng thời cũng cho thấy tấm chân tình của ông Tú: sự chia sẻ cảm thông, tấm long xót thương da diết đối với vợ. *Đề lẻ: Phân tích sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong hai câu thơ sau : “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” (Tự tình - Hồ Xuân Hương) Cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Cách sử dụng từ ngữ sáng tạo qua các biện pháp nghệ thuật: + Đảo ngữ: từ xiên ngang, đâm toạc được đảo lên đầu câu + Phép đối ( cân đối về hình ảnh, số tiếng, thanh điệu…) + Động từ mạnh xiên ngang, đâm toạc + Biện pháp nhân hoá: - Hiệu quả: Nhấn mạnh sự phẫn uất, sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên cũng là để làm nổi bật sự phản kháng mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt của người phụ nữ, luôn khao khát được thoát khỏi hoàn cảnh, vượt lên số phận đau khổ, bất hạnh. Điều đó cũng cho thấy một Hồ Xuân Hương đầy cá tính và bản lĩnh. II.Câu 2 (7điểm) * Đề 1: Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau: * Giới thiệu truyện ngắn Hai đứa trẻ, giới thiệu hình ảnh đoàn tàu được khắc hoạ trong truyện là hình ảnh có ý nghĩa sâu sắc. * Hoàn cảnh đoàn tàu xuất hiện: - Những kiếp người mòn mỏi nơi phố huyện đang chìm trong bóng tối, nhưng họ vẫn “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. - Chị em Liên chờ tàu từ chiều cho đến đêm khuya để được nhìn thấy đoàn tàu - hoạt động cuối cùng trong ngày- như thế chúng mới được sống trọn vẹn một ngày. * Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện: - Từ xa: màu sắc “ngọn lửa xanh biếc”, âm thanh ( “tiếng còi vọng lại theo ngọn gió xa xôi”) - Đến gần: âm thanh ( dồn dập, ồn ào, tiếng xe rít mạnh vào ghi, rầm rộ lao tới), màu sắc (khói bừng sang trắng lên đằng xa, các toa đèn sáng trưng chiếu ánh sáng xuống đường, các toa hạng trên lấp lánh cửa kính sáng). Đó là âm thanh vang động, mạnh mẽ, huyên náo; là ánh sáng rực rỡ ngập tràn. - Khi xa: con tàu đi dần vào đêm tối, tiếng vang động của đoàn tàu nhỏ dần rồi khuất hẳn vào bóng tối. * Ý nghĩa của hình ảnh đoàn tàu: - Hình ảnh đoàn tàu soi rõ tâm trạng nhân vật: + Chị em Liên đã chờ tàu trong niềm thiết tha, khắc khoải rồi đón tàu trong háo hức say mê trong, hân hoan hạnh phúc và tiễn tàu trong tiếc nuối bâng khuâng. + chị em Liên chờ tàu không phải vì tò mò hay muốn bán hang mà để dược nghe âm thanh, được nhìn ánh sáng và sống với một thế giới khác. -Đoàn tàu mang ý nghĩa biểu tượng, thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm: + Đoàn tàu mang đến một thế giới khác hẳn so với cuộc sống tối tăm, lặng lẽ,tẻ nhạt nơi phố huyện nghèo.Con tàu với âm thanh huyên náo và ánh sáng rực rớ ngập tràn là một thế giới mới mẻ, thế giới của ánh sáng của niềm vui, của sự giàu sang hạnh phúc, khiến cho những người dân phố huyện nhận ra còn có một cuộc sống ý nghĩa hơn ngoài cái phố huyện này. + Đoàn tàu còn là hình ảnh của quá khứ: nó đánh thức dậy trong chị em Liên những kỉ niệm tuổi thơ đầy hạnh phúc, khiến Liên mơ ước đựợc quay về quá khứ, sống một cuộc sống tươi đẹp như quá khứ đã qua. + Đoàn tàu còn là hình ảnh của mộ thế giới đẹp đẽ, là mơ ước hi vọng về một tương lai hạnh phúc và nhiều ánh sáng hơn. Khao khát chờ tàu cúng là khao khát được đổi đời, khát vọng tìm kiếm niềm vui, hạnh phúc, tươi sáng ở tương lai. + Mơ ước của người dân phố huyện nơi đây thật tội nghiệp, cũng thật mong manh, xa xôi. Cũng như đoàn tàu đến rồi đi, phố huyện lại chìm vào bóng tối – khát vọng lại trở thành ảo vọng. * Hình ảnh đoàn tàu trở thành điểm sáng tư tưởng , thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Thạch lam: + Lòng xót thương vô hạn với những kiếp người ngỏ bé, tàn lụi, vô vọng, bế tắc. + Thể hiện được ý thức và khát vọng được thoát khỏi cuộc sống tối tăm, mòn mỏi; thức tỉnh những khao khát tinh thần cao đẹp của họ. * Đề 2 Ph©n tÝch c¶nh cho ch÷ trong truyện ngắn Chữ người tử tù cua Nguyễn Tuân Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau: * Giíi thiÖu chung về t¸c phÈm, giíi thiÖu ng¾n gän 2 nh©n vËt : HuÊn Cao vµ qu¶n ngôc - Giíi thiÖu vÞ trÝ c¶nh cho ch÷ trong t¸c phÈm (có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của NT) * C¶nh cho ch÷ trong truyện ngắn được coi là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”: - Hoàn cảnh, địa điểm cho chữ: + Thường chỉ diễn ra ở thư phòng, thư sảnh - những nơi tao nhã + Ở đây diễn ra giữa nhà tù, trong một buồng giam chật hẹp – nơi ngự trị của bóng tối, cái ác, nhơ bẩn “Trong một … phân gián” - Tư thế người cho chữ, nhận chữ: “Một người tù, cổ đeo gông chân vướng xiềng … mảnh ván” “Viên quản ngục khúm núm,…run run … chậu mực” (So sánh với cảnh cho chữ thông thường: tư thế, tâm thế ung dung thoài mái, gợi cảm hứng sáng tạo) - Vị thể của quản ngục và người tử tù như có sự đảo lộn: + Kẻ không có uy quyền là Huấn Cao: ung dung, đường bệ à trở thành kẻ có quyền. + Kẻ có quyền: là viên quản ngục: khúm núm, sợ sệt à bị tước đi mọi thứ quyền + Kẻ giáo dục tội phạm thì được tội phạm giáo dục * Ý nghĩa: Niềm tin và sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, cái thiện đối với cái ác. Khẳng định sức sống bất diệt của cái đẹp trong bất kì hoàn cảnh nào *Lời khuyên của Huấn Cao và thái độ, hành động của viên quản ngục: - Lời khuyên của Huấn Cao: Từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh tao để giữ thiên lương cho bền vững. -> Muốn chơi chữ phải có thiên lương Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó tồn tại được - Hành động của ngục quan: + xúc động, cúi mình bái lĩnh lời di huấn của Huấn Cao: “Ngục quan … bái lĩnh” à Sự quy phục, cúi đầu trước cái tài, cái đẹp; Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người. * Nghệ thuật miêu tả : - Tài dựng cảnh: rõ nét, sinh động, giàu chất hội hoạ điện ảnh - Ng«n ng÷ trang träng, cæ kÝnh, giµu chÊt t¹o h×nh ( ®êng nÐt, mµu s¾c, ¸nh s¸ng ) - Thủ pháp tương phản, đối lập: + Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối + Cái hỗn độn, xô bồ, dơ bẩn của nhà giam và cái thanh khiết cao cả của viền lụa trắng, nét chữ đẹp. + Giữa kẻ tử tù đang ban phát cái đẹp, cái thiện với viên quan coi ngục đang khúm núm, sợ sệt, lĩnh hội, vái lạy. - Câu văn có nhịp điệu, âm hưởng, giàu hình ảnh: + “Một buồng tối … phân gián: + “Trong một không khí … lụa bạch” + “Một người tù, cổ đeo gông chân vướng xiềng … mảnh ván” à gợi liên tưởng về một đoạn phim quay chậm dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh: *Khẳng định vị trí giá trị của đoạn văn tả cảnh cho chữ: - vừa thể hiện được vẻ đẹp của các nhân vật trong tác phẩm, vừa toát lên tư tưởng của toàn bộ tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, khơi gợi thiên lươngà giá trị nhân văn của tác phẩm. -Thể hiện tài năng nghệ thuật của NT với bút pháp lãng mạn trong việc dựng cảnh tả người, đặc biệt là thủ pháp đối lập, tương phản. BIỂU ĐIỂM: Câu 1: - Điểm 3: Đảm bảo đầy đủ các ý, hành văn trôi chảy , diến đạt có sáng tạo - Điểm 1,5- 2: Nếu chỉ đạt ½ ý cơ bản hoặc nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn hạn chế. - Điểm 1: Quá sơ sài, không đảm bảo yêu cầu cơ bản - Điểm 0: Bỏ giấy trắng Câu 2: - Điểm 6- 7: Bài viết đảm bảo đầy đủ các ý như trong đáp án. Nội dung phân tích sâu sắc, dẫn chứng cụ thể sinh động. Hành văn trôi chảy, có cảm xúc, có sáng tạo. Trình bày rõ rang, khoa học, lỗi chính tả không đáng kể. - Điểm 4-5: Đảm bảo khá đầy đủ yêu cầu cơ bản. Một số ý chưa thật sâu sắc. Biết kết hợp sử dụng dẫn chứng, lập luân đạt yêu cầu. Còn mắc lỗi về chính tả. - Điểm 2-3: Nội dung sơ sài hoặc chỉ đảm bảo một nửa số ý cơ bản. Kĩ năng làm văn nghị luận còn yếu. Diễn đạt suông. Còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả - Điểm 1: Bài viết không có nội dung cơ bản. Mắc quá nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả. Lạc đề. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng
File đính kèm:
- Ngu Van 11 De thi Dap an HK1 20102011.doc