Đề thi học kì I - Năm học 2010 - 2011 Trường THPT Nguyễn Huệ Môn thi: Ngữ Văn 11

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I - Năm học 2010 - 2011 Trường THPT Nguyễn Huệ Môn thi: Ngữ Văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 Sở GD & ĐT Bình Thuận	ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2010 - 2011
 Trường THPT Nguyễn Huệ	 Môn thi: Ngữ Văn 11	
	 (Thời gian: 90’ Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A:
I . Lý thuyết ( 3 điểm )
Câu 1. ( 1.0 điểm)
 Phân tích giá trị nghệ thuật của thành ngữ in đậm trong câu văn sau:
[…] Nó còn mê mình thì nó nói hươu nói vượn, lấy nó rồi, nó lại chán ngay đấy…. 
( Nguyễn Đình Thi- Vỡ bờ)
Câu 2. ( 2.0 điểm ) Xác định phương thức chuyển nghĩa của những từ in đậm trong các câu sau:
“Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt
 Một vầng trăng trong vắt lòng sông”.
	( Bạch Cư Dị- Tì Bà Hành)
Bạn tôi là một chân hậu vệ vững chắc của đội bóng.
II . Tự luận ( 7 điểm )
(Học sinh chỉ chọn một trong hai câu dưới đây)
Câu 1. Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Câu 2. Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
( sgk Ngữ văn 11, tập 1-tr.29,30)










ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
NGỮ VĂN 11

I . Lý thuyết ( 3 điểm )
Câu 1: 
- “Nói hươu nói vượn”: nói nhiều và toàn chuyện ba hoa , không có thật. ( 0.5 điểm)
- Trong câu văn trích dẫn ý nói: khi yêu, anh chàng hay nói những điều hay ho, nhưng khoác lác, không đâu vào đâu. ( 1.0 điểm)
Câu 2: 
a.Lá thuyền: chỉ vật bằng vải- cánh buồm ( 0.5 điểm )
à Phương thức chuyển nghĩa: Ẩn dụ: trên cơ sở của nét nghĩa: vật có bề mặt, hình dạng mỏng… ( 0.5 điểm )
Chân hậu vệ : chỉ cầu thủ bóng đá chơi ở vị trí hậu vệ. ( 0.5 điểm )
à Phương thức chuyển nghĩa: Hoán dụ: lấy bộ phận cơ thể người để chỉ cả con người ( 0.5 điểm )
II . Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1: 
1. Yêu cầu kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù, học sinh biết cách chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được những ý cơ bản sau:
Đáp án
Điểm
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận ( khái quát về tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao)
0.5
2. Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao 
- Một nghệ sĩ tài hoa:
 + Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp .
 + Là nghệ sĩ trong nghệ thuật viết thư pháp .
- Khí phách của một trang anh hùng dũng liệt:
 + Lãnh đạo nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình “cầm đầu bọn phản nghịch”.
 + Hành động dỗ gông ngay ở buổi sáng xuất hiện đầu tiên.
 + Thái độ khinh bạc đối với viên quản ngục.
 + Thái độ thản nhiên trước cái chết đang đến gần.
- Người có thiên lương trong sáng:
 + Ý thức tự trọng.
 + Tôn trọng những ai yêu quý cái tài, cái đẹp.
- Một tấm lòng trọng nghĩa, một cách ứng xử đầy tinh thần nghĩa hiệp, văn hóa và vẻ đẹp tài hoa( thể hiện qua cảnh cho chữ- một “ cảnh tượng xưa nay chưa từng có”).
 + Cảnh cho chữ.
 + Lời khuyên đối với viên quản ngục.
3. Nghệ thuật: Tạo dựng tình huống truyện độc đáo; khắc hoạ tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình...làm nổi bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiên lương.

1.0


1.5




1.0


1.5



1.0
4. Huấn Cao là một người vừa có tài, vừa có tâm, có khí phách hiên ngang bất khuất, biết trân trọng và sống hết mình vì cái thiện, cái đẹp. Sức sống của hình tượng Huấn Cao trong lịch sử văn học dân tộc, trong tấm lòng các thế hệ bạn đọc.
0.5

Câu 2: 
1. Yêu cầu kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc-hiểu để trình bày những cảm nhận về bài thơ trữ tình; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Trần Tế Xương và bài thơ Thương vợ, học sinh biết cách chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được những ý cơ bản sau:
Đáp án
Điểm
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận ( khái quát về tác giả, tác phẩm)
0.5
- Khái quát công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương ; sự tri ân của ông Tú đối với vợ.
- Cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú và sự cảm thông sâu sắc của ông Tú trước sự tần tảo của vợ mình.
- Cảnh đời oái oăm mà bà Tú gánh chịu ; sự thấu hiểu tâm tư của vợ - một người phụ nữ giàu đức hi sinh và lòng thương vợ sâu sắc của ông Tú. 
- Ông Tú mượn lời vợ để chửi thói đời đen bạc và tự chửi mình.
 - Nghệ thuật: 
 + Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, đối.
 + Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian;
 + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.
1.0

1.5

1.5

1.0
1.0
 - Với tình cảm yêu thương, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.
0.5




File đính kèm:

  • docde dap an thi HKI91011.doc