Đề thi học kì I – năm học 2011-2012 môn: ngữ văn 11 (cơ bản)

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I – năm học 2011-2012 môn: ngữ văn 11 (cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ I – Năm học 2011-2012
MÔN: NGỮ VĂN 11 (Cơ bản)
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
-----o-O-o-----
A. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ:
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn 11 của học sinh.
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì I theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 
- Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, nội dung và nghệ thuật một số văn bản đã được học; một số bài học Tiếng Việt.
- Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức thuộc Tiếng Việt, Làm văn; vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một vấn đề nghị luận văn học.
B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm kết hợp tự luận
C. MA TRẬN 

 Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

TNKQ
TNKQ
TL

Vào phủ chúa Trịnh (Trích“Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác)

 Hiểu được những suy nghĩ giằng co, xung đột trong Lê Hữu Trác khi kê đơn thuốc cho thế tử là thể hiện trách nhiệm và lương tâm người thầy thuốc


Số câu:
Số điểm:

1 câu
0.25 điểm

0.25 điểm
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu

Nhận thấy tiếng khóc trong bài văn tế tuy rất bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương. Từ đó thấy được sự khẳng định của tác giả về ý nghĩa bất tử của cái chết vì nước vì dân mà muôn đời con cháu tôn thờ.


Số câu:
Số điểm:

1 câu
0.25 điểm

0.25 điểm
Tự tình- Hồ Xuân Hương

Cảm nhận nỗi niềm phẫn uất, phảng kháng qua cảnh thiên nhiên ở hai câu thơ: “Xiên ngang mặt đất… đá mấy hòn”


Số câu:
Số điểm:

1 câu
0.25 điểm

0.25 điểm

Hai đứa trẻ- Thạch Lam
Nhận biết được những âm thanh nào được Thạch Lam miêu tả trong bức tranh phố huyện lúc chiều muộn.



Số câu:
Số điểm:
1 câu
0.25 điểm


0.25 điểm

Thu điếu-Nguyễn Khuyến
Xác định được “Thu điếu” là bài thơ “điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ”



Số câu: 
Số điểm:
1 câu
0.25 điểm


0.25 điểm
Hạnh phúc của một tang gia (Trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng)
Nhớ chính xác nhan đề đầy đủ chương XV: Hạnh phúc của một tang gia- Văn Minh nữa cũng nói vào- Một đám ma gương mẫu.



Số câu: 
Số điểm:
1 câu
0.25 điểm


0.25 điểm
Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn Công Trứ

Hiểu đúng ý nghĩa câu thơ: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”


Số câu: 
Số điểm:

1 câu
0.25 điểm

0.25 điểm
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng)

Nhận biết được ở thời điểm nào Vũ Như Tô đã thật sự vỡ mộng


Số câu: 
Số điểm:

1 câu
0.25 điểm

0.25 điểm



Ngữ cảnh
Xác định chính xác các nhân tố của ngữ cảnh gồm: Nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.




Số câu: 
Số điểm:
1 câu
0.25 điểm


0.25 điểm



Bản tin
Nắm được trình tự để viết một bản tin thường: Khai thác và lựa chọn tin, đặt tiêu đề, viết phần mở đầu, rồi viết phần triển khai.



Số câu: 
Số điểm:
1 câu
0.25 điểm


0.25 điểm
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Yêu cầu của câu hỏi phỏng vấn




Số câu: 
Số điểm:
1 câu
0.25 điểm

 
0.25 điểm

Thao tác lập luận phân tích
Nắm được khái niệm của thao tác lập luận phân tích: là chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng



Số câu: 
Số điểm:
1 câu
0.25 điểm


0.25 điểm
Làm văn nghị luận văn học.


Vận dụng phương pháp làm bài nghị luận văn học để phân tích số phận bi kịch nhân vật Chí Phèo qua diễn biến tâm trạng nhân vật từ buổi sáng sau khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời

Số câu: 
Số điểm:



1 câu
7 điểm
7 điểm
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:



13 câu
10điểm
	D. ĐỀ BÀI:
	I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) (Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu 1: Sự băn khoăn, trăn trở của Lê Hữu Trác trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” khi kê đơn thuốc cho thế tử thể hiện rõ nhất điều gì ở vị danh y?
A- Sự coi thường danh lợi
B- Sự kín đáo	
C- Cái tâm của người thầy thuốc
D- Sự khao khát một cuộc sống tự do, phóng túng
Câu 2: Vì sao tiếng khóc trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu bi thương mà không bi lụy ?
A- Vì tác giả đã thể hiện niềm cảm phục tự hào về những người dân “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
B- Vì nhân dân đời đời ngưỡng mộ và Tổ Quốc mãi mãi ghi công những người nông dân nghĩa sĩ.
C- Vì sự hi sinh của người nghĩa sĩ đã khơi dậy lòng căm thù và ý thức đánh giặc cứu nước của mọi người.
D- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám- Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” (“Tự tình”- Hồ Xuân Hương) là tâm trạng gì?
A- Buồn tủi, thất vọng.	C- Đau đớn, chua chát.
B- Phẫn uất, phản kháng.	D- Tủi hổ, bẽ bàng.
Câu 4: Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam không dùng âm thanh nào dưới đây để miêu tả cảnh chiều muộn nơi phố huyện?
A-Tiếng trống thu không	C- Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng
B- Tiếng chó cắn ma	D- Tiếng muỗi vo ve
Câu 5: Bài thơ nào của Nguyễn Khuyến được Xuân Diệu xem là “điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ”?
A- Thu ẩm	B-Thu vịnh	C- Thu điếu	D-Vịnh núi An Lão
Câu 6: Nhan đề đầy đủ của chương XV “Hạnh phúc của một tang gia” (Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng) là?
	A- Hạnh phúc của một tang gia, Văn Minh nữa cũng nói vào, một đám ma gương mẫu
	B- Hạnh phúc của một tang gia
	C- Văn Minh nữa cũng nói vào, một đám ma gương mẫu
	D-Hạnh phúc của một tang gia, một đám ma gương mẫu
Câu 7: Trong “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ, câu thơ: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” nói lên điều gì?
A- Mâu thuẫn trong cuộc sống của Nguyễn Công Trứ. 
B- Phủ nhận chế độ phong kiến đương thời.
C- Thái độ coi thường chế độ, nhà nước đương thời.
D- Mặc dù biết chốn quan trường có nhiều trói buộc nhưng vẫn chọn con đường làm quan để giúp đời.
Câu 8: Trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng), ở thời điểm nào Vũ Như Tô đã thật sự vỡ mộng?
A- Khi Đan Thiềm nói “Xin cùng ông vỡ mộng”.
B- Khi tận mắt chứng kiến Cửu Trùng Đài bị quân khởi loạn biến thành đài lửa.
C- Khi Nguyễn Vũ tự tử.
D- Khi Lê Trung Mại thông báo nhà vua bị Ngô Hạch đâm chết.
 Câu 9: Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố nào?
A- Nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.
B- Môi trường xã hội, kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán,…
C- Nội dung được nói tới của phát ngôn.
D- Hình thức của phát ngôn.
 Câu 10: Đâu là trình tự để viết một bản tin thường?
A- Khai thác và lựa chọn tin, đặt tiêu đề, viết phần mở đầu, rồi viết phần triển khai.
B- Chọn tiêu đề, khai thác và lựa chọn tin, viết phần mở đầu, rồi viết phần triển khai.
C- Khai thác và lựa chọn tin, viết phần mở đầu, rồi viết phần triển khai, sau đó đặt tiêu đề.
D- Đặt tiêu đề, viết phần mở đầu, viết phần triển khai, sau đó khai thác và lựa chọn tin.
Câu 11: Yêu cầu của câu hỏi phỏng vấn
	A. Ngắn gọn, rõ ràng phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn
	B. Làm rõ chủ đề
	C. Liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
D. Bao gồm cả A, B, C 
Câu 12: Thao tác chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng, đó là thao tác lập luận nào?
A- So sánh	B- Bình luận	C- Phân tích	D- Bác bỏ
 II- TỰ LUẬN (7 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, từ buổi sáng sau khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật.

E. ĐÁP ÁN
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) (Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐÁPÁN
C
D
B
B
C
A
D
B
A
A
D
C
II- TỰ LUẬN (7 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng
Đây là kiểu bài về nghị luận văn học, HS hiểu đúng yêu cầu của đề bài: phân tích  số phận bi kịch của nhân vật cụ thể. Bài viết kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi các loại. Câu văn có cảm xúc, lưu lại những suy nghĩ nơi người đọc.
2. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 	2.1. Khái  quát về tác giả, tác phẩm và bi kịch của nhân vật Chí Phèo.
 	2.2. Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo:
 	- Trước  hết là sự thức tỉnh: Bắt đầu là  tỉnh rượu sau đó là tỉnh ngộ.
 	+ Tỉnh rượu: Cảm nhận về không gian (căn lều của mình) về cuộc sống xung quanh (những âm thanh hằng ngày của cuộc sống) và về tình trạng thê thảm của mình (ốm đau, già nua, cô độc, trắng tay)
 	+ Tỉnh ngộ: cảm động trước sự chăm sóc đầy tình người của Thị Nở. Chí khóc, dấu hiệu của nhân tính bị vùi lấp đang trở về.
 	- Sau đó là niềm hi vọng: Ước mơ lương thiện trở về. Đặt niềm hi vọng ở Thị Nở. Lòng khát khao lương thiện, nhân tính trong con người Chí.
 	- Niềm thất vọng và đau đớn khi bị Thị Nở từ chối. 
 	- Cuối cùng là tâm trạng phẫn uất và tuyệt vọng (Chí uống rượu (càng uống càng tỉnh). Ôm mặt khóc rưng rức -> đỉnh điểm bi kịch trong con người Chí. Đau đớn cùng cực Chí xách dao đi đến nhà Bá Kiến dõng dạc đòi lương thiện. Giết Bá Kiến rồi tự sát) 
2.3. Nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu…
 	2.4. Đánh giá chung về tính chất mới mẻ trong tư tưởng nhân đạo của Nam Cao.
* Thang điểm.
- Điểm 10-9: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, giàu cảm xúc, có sáng tạo.
- Điểm 8-7: Đáp ứng tấ t cả các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1/2 nội dung yêu cầu trên. Bài mắc quá nhiều lỗi các loại.
- Điểm 1-2: Trình bày quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn  lạc đề hoặc bỏ giấy trắng

------------------HẾT--------------------

File đính kèm:

  • docjkarhgopsdjkg;kadsg;oapkpewkg (2).doc